Chiến dịch Atrina-2 : Tàu ngầm Nga làm điếc Hải quân NATO
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, 10 tàu ngầm Hạm đội Biển Bắc Nga sẽ “chọc thủng vòng vây” và áp sát bờ biển nước Mỹ.
Nhân cuộc tập trận kín tiếng nhưng rất đáng chú ý của các tàu ngầm Hạm đội Phương Bắc Nga vừa kết thúc thành công và đã làm cho Mỹ và NATO sửng sốt, xin giới thiệu một số thông tin chi tiết hơn về cuộc tập trận này qua bài viết của chuyên gia quân sự Nga Viktor Sokirko với tiêu đề và phụ đề trên. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 1/11/2019. Chúng tôi có bổ sung thêm bản đồ để tiện hình dung.
Ảnh: Lev Fedoseev/SS
Các căn cứ chính của lực lượng tàu ngầm Hạm đội Phương Bắc Hải quân Nga trên Bán đảo Kola (tiếng Nga- Kolski)-đó là căn cứ Gadzhievo cạnh làng Zapolarnyi và một căn cứ tại ZapadnaiaLitsa.
Các căn cứ này đều tương đối nhỏ. Từ các căn cứ này chỉ có một lối duy nhất và rất hẹp ra biển mở (tức ra Biển Barents- đó là đi qua Vịnh Kola (không được thể hiện trên bản đồ vì quá nhỏ- xin hình dung là lối từ Murmansk ra Biển Barents-ND).
Ngay quanh cửa vịnh, các tàu ngầm của chúng ta luôn bị các trạm theo dõi bố trí trên nước láng giềng Na Uy, tàu tuần tiễu chống ngầm và máy bay chống ngầm của NATO bám sát từng phút một.
Nói chung, việc đi qua cửa vịnh (Kola) ra Biển Barents mà không bị phát hiện là chuyện gần như không thể. Và sau đó ( tức khi đã trên Biển Barents-ND)- các tàu ngầm hạt nhân của Nga sẽ bị lực lượng NATO bám theo trên toàn tuyến di chuyển. Và, tất nhiên, cùng với đó là khả năng đánh chìm tàu ngầm Nga ngay lập tức trong trường hợp chiến tranh bùng nổ.
Tất nhiên, các thủy thủ tàu ngầm Nga phải học được cách “cắt đuôi” sự giám sát khó chịu của đối phương.Nhưng quả thực, chuyện này không hề dễ. Và vì thế, các tàu ngầm hạt nhân Nga càng sớm “tàng hình” bao nhiêu, thì càng có nhiều khả năng tiếp tục hoạt động bí mật trên các đại dương. Một khi đã thoát ra được đại dương- thì khi đó có mà Trời tìm. Điều quan trọng nhất- phải bí mật đi vòng qua được Bán đảo Scandinavia.
Trong những điều kiện, khi mà NATO đã bố trí các tuyến phòng thủ chống ngầm theo chiều sâu tại khu vực này- thì nhiệm vụ trên (bí mật đi vòng qua Bánđảo Scandinavia-ND) là một nhiệm vụ rất phức tạp.
Tuyến phòng thủ chống ngầm đầu tiên của NATO – bắt đầu từ Mũi Nordcap của Na Uy trên đảo Magero đến đảo Medvezhy (“Đảo Gấu”- trên bản đồ có tên “Beer Island- còn theo tên Na Uy- “Bjorneya”). Sẽ không thể thoát qua được tuyến này trừ phi đi ngầm dưới lớp băng dày Bắc Băng Dương. Tuyến chống ngầm thứ hai- tuyến Faroe- Iceland- kéo dài từ bờ biển Greenland đến phía Bắc Vương quốc Anh.
Những tuyến phòng thủ chống ngầm với hệ thống giám sát dưới nước gồm các thiết bị thủy âm siêu hiện đại của Mỹ, với các tàu nổi chống ngầm và không quân chống ngầm trực chiến 24/24 nói trên của NATO từ trước đến này luôn được Phương Tây coi là những công cụ cực kỳ đáng tin cậy để phát hiện các tàu ngầm hạt nhân, của Liên Xô trước đây và bây giờ là Nga.
Nhưng sau lần “đột phá” một cách bí mật ra Đại Tây Dương cùng lúc, theo một kế hoạch thống nhất (về thời gian và địa điểm) của 10 chiếc tàu ngầm Nga- gồm 8 chiếc tàu ngầm hạt nhân và 2 chiếc tàu ngầm điện- diesel- thì độ tin cậy được xác định là “gần tuyệt đối” của các tuyến phòng thủ chống ngầm NATO nói trên đã là chuyện của quá khứ.
Video đang HOT
Và đây chính là nhận định rút ra từ những thông tin mới nhất vừa được các phương tiện truyền thông Na Uy dẫn nguồn từ chính Cơ quan Tình báo nước này đồng loạt đưa tin.
Các phương tiện truyền thông này dẫn các nguồn tin riêng của mình trong Cơ quan Tình báo quân sự Na Uy khẳng định rằng cuộc diễn tập lớn nhất từ những năm 90 đến nay của Lực lượng tàu ngầm Hạm đội Phương Bắc Nga đã được khởi động từ ngày 25/10/2019, ngay khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga và Na Uy, các ông Xergey Lavrov và Ine Eriksen đang hội đàm với nhau tại thành phố Finnmark của Na Uy.
Cụ thể hơn, Kênh truyền hình NRK (Na Uy) đưa tin: “10 tàu ngầm của Hạm đội Phương Bắc Nga đang tiến hành một chiến dịch với mục đích là đi vào càng sâu trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương mà không bị phát hiện càng tốt. Mục đích của chiến dịch là (tàu ngầm Nga) “chọc thủng” tuyến phòng thủ chống ngầm Faroe-Iceland của NATO và để luyện kịch bản đe dọa bờ biển phía Đông nước Mỹ”.
Phương tiện truyền thông Na Uy cũng nhận xét thêm là chiến dịch này của Hạm đội tàu ngầm Nga là chiến dịch lớn nhất tính từ đầu những năm 1990 đến nay. Và họ không gọi đây là một cuộc tập trận, mà là: “một chiến dịch được tiến hành để thể hiện sức mạnh quân sự” của Hải quân Nga.
Đồng thời, phương tiện truyền thông Na Uy cũng đưa tin rằng Tình báo Na Uy “đã kiểm soát sự di chuyển của tàu ngầm Nga ở mức độ cần thiết” và biết được vị trí của một số tàu trong số 10 chiếc đó.
Họ dẫn các số liệu (từ Tình báo Na Uy) như sau: có 2 tàu ngầm hiện đang hoạt động ở phía Tây Đảo Gấu (“Bear Island” trên bản đồ- ND)). 2 chiếc nữa – ở phía Nam và phía Đông đảo này. Hai tàu ngầm khác nữa – đang “lượn lờ” ở phía Bắc Biển Na Uy.
Và như vậy, thậm chí nếu tin tuyệt đối vào các thông tin của người Scandinavia (tức các phương tiện truyền thông Na Uy-ND), thì vào ngày các báo Na Uy đưa tin này, NATO cũng chỉ biết một cách rất tương đối khu vực hoạt động của 6 chiếc tàu ngầm Nga.
Nhưng đó lại là những khu vực tập trận truyền thống của Hải quân Nga, và chuyện này thì từ trước đến nay ai cũng biết. Thế còn 4 chiếc tàu ngầm Nga nữa đã “biến” đi đâu? Và chắc chắn – 4 chiếc tàu ngầm này là tàu ngầm hạt nhân có khả năng hoạt động độc lập trong một thời gian dài- chúng đã đi đâu?
Như vậy là các đối phương tiềm năng (NATO) đã “mất dạng” chúng (4 tàu). Có lẽ, như Tình báo Na Uy phỏng đoán, những tàu này đã bí mật áp sát bờ biển phía Đông nước Mỹ, “chọc thủng” thành công tuyến phòng thủ chống tàu ngầm được bảo vệ cẩn mật là tuyến Faroe-Iceland.
Đương nhiên, Hải quân Nga không thông báo gì về cuộc tập trận này. Trước đó, Hạm đội Phương Bắc chỉ chính thức công bố về việc Hạm đội sẽ cho tiến hành các chuyến lặn sâu huấn luyện trên Biển Na Uy cho2 tàu ngầm hạt nhân – đó là tàu ngầm “Nizhny Novgorod” và “Pskov” (mang tên hai thành phố Nga-ND).
Những tàu này, ngoài những nội dung huấn luyện như thường lệ, sẽ còn thực hiện thêm nhiệm vụ thử nghiệm một số mẫu vũ khí mới. Cơ quan báo chí Hạm đội Phương Bắc cũng nhấn mạnh rằng đây là một hoạt động thường xuyên của Hạm đội và tuyệt đối không tạo ra bất cứ mối đe dọa nào cho các quốc gia ven biển láng giềng.
Đúng thế,– còn về chuyện cuộc tập trận đột nhiên “lại được bổ sung một số nội dung huấn luyện mới”, thì các quân nhân trên toàn thế giới chứ không riêng gì Nga không có nghĩa vụ phải thông báo cho quốc gia láng giềng.
Bởi vì suy cho cùng, chúng ta đang nói về tàu ngầm, mà lợi thế quan trọng nhất của tàu ngầm chính là khả năng “giữ bí mật khi di chuyển”. Sẽ là quá sớm nếu cho “rò rỉ” thông tin. Làm xong mới nói,- sẽ thông báo sau khi chiến dịch kết thúc. Đấy là trong trường hợp cần thông báo. (Vì) Tiếp cận bờ biển nước Mỹ- đó là một nhiệm vụ hết sức nghiêm túc và cũng hết sức bí mật.
Nhưng cần phải nhớ rằng Hải quân chúng ta đã từng tiến hành các cuộc tập trận tương tự như vậy. Đó chính là một chiến dịch của Hạm đội Phương Bắc Hải quân Liên Xô mang tên “Atrina”. Nó được tiến hành năm 1987.
Bản chất của chiến dịch “Atrina” là (từ hai căn cứ tàu ngầm nói ở đầu bài viết-ND) các tàu ngầm hạt nhân thuộc Sư đoàn tàu ngầm số 33 Hạm đội Phương Bắc đi theo các tuyến hải trình mới, bí mật triển khai trên Đại Tây Dương nhằm phát hiện các khu vực tuần tra của các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của Mỹ.
Chiến dịch nói trên (“Atrina”), cũng như chiến dịch hiện nay, tất nhiên, đều được giữ bí mật. Ngay cả cái tên gọi của nó, “Atrina” – cũng là một từ hư cấu, không ai có thể hiểu được mối liên hệ của nó với bất cứ thứ gì và ý của những người đặt tên nó là gì.
Có lẽ khi đó, các chuyên viên mật mã và các nhà mật mã học NATO đã vò đầu bứt tai để cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của một cái tên như vậy. Tác giả (Sokirko) xin lạc đề lãng mạn một chút: nếu bỏ chữ cái “T” khỏi tên chiến dịch- ta sẽ có từ “Arina”.
Và đây không chỉ là một cái tên con gái Nga. Mà cũng là tên của một thành phố nhỏ ở Bang Minnesota của Mỹ,- thành phố này còn được gọi là “Bang Ngôi Sao Phương Bắc”. Cộng đồng dân cư đông thứ hai ở đây là những người gốc Na Uy. Tuy nhiên, đây chỉ là một giả định vui của tôi thôi (Sokirko).
Chiến dịch “Atrina”, sau còn được đặt một tên khác là “Chiến thắng vô danh của tàu ngầm Liên Xô”, bắt đầu vào tháng 3 (1987). Khi đó, 5 chiếc tàu ngầm của Hạm đội Phương Bắc, lần lượt từng chiếc một, tiến từ Vịnh Kola ra Biển Barents. Đội tàu này gồm các tàu (ngầm): K-119, K-255, K-224, K-298 và K-524 (tất cả đều là các tàu Dự án 671RTM (K) “Shuka” có độ ồn tương đối thấp). Chỉ huy đội tàu ngầm này là Sư đoàn trưởng, Đại tá (sau này – phó đô đốc) Anatoly Shevchenko.
Toàn bộ cụm quân chống ngầm của NATO tại khu vực đã được huy động để bám theo các tàu ngầm Liên Xô nói trên. Mấy ngày đầu, khi các tàu ngầm đang di chuyển dọc theo bờ biển Na Uy và Thụy Điển, cả 5 tàu này đều “rõ mồn một”. Tuy nhiên, sau đó, chúng đột ngột biến mất khỏi màn hình.
NATO đã huy động thêm một lực lượng lớn sử dụng sonar và radar để tìm kiếm những tàu ngầm Liên Xô này. Máy bay chống ngầm của NATO “bay treo” trên không suốt ngày đêm. Nhưng đội tàu Đại tá Shevchenko không để lại một dấu vết nào.
Những tàu ngầm này đã áp sát bờ biển phía Đông nước Mỹ mà không hề bị phát hiện. Một số tàu đã vào đến tận New Orleans (thành phố lớn nhất thuộc Bang Louisiana, xin xem bản đồ Mỹ-ND). Các thủy thủ tham gia Chiến dịch “Atrina” đã phát hiện được tuyến vận tải của Mỹ tại một vùng biển Đại Tây Dương trước đó chưa được thể hiện trên các bản đồ tình báo Liên Xô.
Có tới 6 tàu ngầm Mỹ lớp Los- Angeles hiện đại nhất khi đó được huy động tham gia chiến dịch “tìm kiếm”, nhưng cũng không phát hiện được các tàu ngầm tuần dương Xô Viết.
Điều gì đã giúp các tàu ngầm Liên Xô khi đó thực hiện được một chiến dịch như vậy và áp sát bờ biển Mỹ mà không bị phát hiện? Trước hết- chúng đã không đi theo các tuyến quen thuộc qua Đại Tây Dương mà NATO đã biết quá rõ. Có nghĩa là- các tàu ngầm chúng ta đã không đi theo “lối mòn” quen thuộc và mở đường mới “qua rừng”,- nơi mà các lực lượng chống ngầm NATO không quen theo dõi và bám theo. Và ở những nơi mà họ không có phương tiện để phát hiện.
Chắc chắn là khi đó các tàu ngầm Liên Xô cũng đã sử dụng một kiểu thiết bị thủy âm mới – vì đúng vào thời điểm đó Hải quân Liên Xô được trang bị thiết bị “Ritsa” ứng dụng các thuật toán tiên tiến để phân tích phổ âm của các tàu ngầm.
Thiết bị này, ngoài những chức năng khác, còn có thể giúp kiểm soát cự ly tối đa giữa các tàu ngầm với nhau trong đội hình “hành quân”. Nhờ vậy mà các tàu ngầm có thể di chuyển theo một “đội hình dày đặc” và phát hiện trước được các tàu và tàu ngầm của NATO để tránh.
Nhưng dù sao thì cuối cùng người Mỹ cũng phát hiện được một tàu ngầm hạt nhân Liên Xô tham gia Chiến dịch “Atrina”. Nhưng- khi tàu này đang trên đường về căn cứ.
Tất cả 5 tàu ngầm trên đã trở về căn cứ Zapadnaia Litsa an toàn vào tháng 5/1987.
Liệu có cái tên nào được đặt cho chiến dịch hiện tại của các tàu ngầm hạt nhân Nga,- tức những tàu ngầm đã hoàn thành “sứ mệnh” bí mật chọc thủng hệ thống phòng thủ chống ngầm NATO không? Không một ai biết. Chính vì vậy, chúng tacứ hãy gọi nó là “Atrina-2″.
Dù thế nào đi nữa, chỉ ngay việc các tàu ngầm Hải quân Nga đã có khả năng “tàng hình và bình tĩnh đi dạo” trên Đại Tây Dương cũng đã là một sự kiện quan trọng, là một sự kiện mang tính dấu mốc. Và như vậy – Nga lại có thêm một nhân tố kiềm chế nữa trong cuộc đối đầu hạt nhân với Mỹ.
Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)
Theo baodatviet
Sự thật về kế hoạch dùng nam châm chống lại tàu ngầm Liên Xô của NATO
Chuyên gia Nga khẳng định câu chuyện NATO dùng nam châm để đối phó với tàu ngầm Liên Xô được một tờ báo Mỹ đăng tải mới đây là hư cấu.
Theo chuyên san National Interest của Mỹ, vào thời kỳ cao điêm cua Chiến tranh Lạnh, NATO không đuổi kịp Liên Xô khi đó đa sơ hưu khoảng 300 tàu ngầm diesel-điện và các tàu ngầm hạt nhân. Các chiến lược gia của NATO lo ngại rằng, "vấn đề nay chỉ có thể được giải quyết bằng phương tiện hạt nhân", nghĩa là thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân vào các căn cứ tàu ngầm dọc theo bờ biển Liên Xô.
Một trong số các ý tưởng được đưa ra là thả hang loat khôi nam châm từ trên không đê phat hiên va vô hiêu hoa tau ngâm. Khi bam dinh lên vo kim loai cua tàu ngầm, cum nam châm sẽ gây ra tiếng ồn lơn va lam lô vị trí của tàu. Ngoài ra, viêc thao bo bom nam châm khỏi thân tàu ngầm đoi hoi nhiêu thơi gian va nô lưc, điều này sẽ làm giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của đội tàu ngầm Liên Xô.
National Interest cho rằng NATO từng dùng nam châm để đối phó với đội tàu Liên Xô. (Ảnh: Spuntik)
Theo NI, NATO đa biên ý tưởng này thành hiện thực. Một số qua bom nam châm bám được vào một số tàu ngầm Liên Xô. Nhưng sau đó cac tàu ngầm này quay trở về cảng thay vì hoàn thành nhiệm vụ tuần tra. Vì sở hữu hạm đội tàu ngầm khổng lồ, việc thiếu hụt một số tàu không phải là vấn đề quá lớn đối với Liên Xô. Con NATO thì không có lợi thế như vậy.
Tuy nhiên, nhà phân tich chính trị quân sự, giáo sư tại Đại học Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, đại tá quân đội về hưu Vladimir Karyakin cho rằng thông tin này là hư cấu.
"Thông tin này được vẽ ra cho những người dê tin vào nhưng câu chuyên hư câu và cổ tích. Những khôi nam châm này phải "phat hiên" chiếc tàu ngầm trong khi vo tau có lớp phủ đặc biệt. Liên Xô co cac tau ngâm đươc làm bằng titan - thân tàu không có tính chất từ tính. Nêu thân tau đươc lam băng thep thi no co lớp vỏ làm giảm tiếng ồn. Ban hãy tự thử: lấy một nam châm và cô găng gắn nó vào tủ lạnh qua lớp giấy mỏng thi lam đươc, nhưng no không bam vao tu lanh qua giấy carton. Lớp dày bảo vệ tàu ngầm khỏi bị phát hiện không cho phép nam châm gắn vào thân tau", ông Vladimir Karyakin khẳng định.
Vị đại tá Nga cho rằng những câu chuyện hư cấu như vậy không khả thi và chỉ nhằm mục đích khiến người dân tin chăc rằng phương Tây co cái gì đó đê chống lại cac tàu ngầm Nga.
(Nguồn: Sputnik)
SONG HY
Theo VTC
Tàu ngầm Nga vô tư băng qua cuộc tập trận của NATO ở Biển Na Uy Tàu ngầm Vladikavkaz lớp Kilo của Nga đã nổi lên và đi qua cuộc tập trận chống ngầm của NATO ở vùng biển Na Uy phía tây Andya, miền bắc Na Uy. Tàu ngầm Nga. Theo The Barents Observer, NATO đã khởi động cuộc tập trận chống ngầm hàng năm Dynamic Mongoose ở Biển Na Uy phía tây Andya, miền bắc Na Uy...