Chiến đấu cơ Trung Quốc tuần tra vùng nhận dạng phòng không
Người phát ngôn của lực lượng không quân Trung Quốc, ông Thân Tiến Khoa cho biết, ngày 28-11, không quân Trung Quốc đã cử một nhóm máy bay chiến đấu, gồm máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 và các máy bay tiêm kích Su-30, J-11…, tuần tra vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông mới được nước này thiết lập.
Máy bay cảnh báo sớm KJ2000 tuần tra vùng ADIZ Trung Quốc mới thiết lập
Theo ông Thân Tiến Khoa, việc Trung Quốc cử máy bay tuần tra vùng ADIZ mới thiết lập là một biện pháp mang tính phòng ngự, đồng thời nhấn mạnh rằng, lực lượng không quân Trung Quốc sẽ duy trì trạng thái cảnh giác cao độ để kiên quyết bảo vệ an ninh không phận.
Ngày 29-11, tờ Thời báo Hoàn cầu đăng bài xã luận khẳng định, Trung Quốc coi Nhật Bản là “mục tiêu hàng đầu” trong vùng ADIZ. Tờ báo này cũng kêu gọi Bắc Kinh có các biện pháp chống trả kịp thời, không nhân nhượng nếu các máy bay Nhật Bản thách thức vùng ADIZ. Động thái này được đưa ra sau khi các máy bay quân sự Nhật Bản và Hàn Quốc bay vào vùng ADIZ mà không gặp phải phản ứng gì từ phía Trung Quốc.
Video đang HOT
Cùng ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết: “Chúng tôi sẽ cương quyết phản đối nhưng với thái độ bình tĩnh. Tôi sẽ hợp tác với các quốc gia đồng minh, các nước láng giềng và các tổ chức quốc tế để phản đối vùng ADIZ mới được Trung Quốc thiết lập”. Thủ tướng Nhật Bản cũng nhận được bản nghị quyết do Hội đồng nghiên cứu chính sách của đảng Dân chủ tự do cầm quyền đệ trình, trong đó chỉ trích việc Trung Quốc thiết lập ADIZ mới bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, đồng thời đề nghị Trung Quốc ngay lập tức rút lại quyết định trên.
Theo tờ Yomiuri Shimbun, Mỹ và Nhật Bản có kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự trong khu vực, với việc Tokyo duy trì thường trực các máy bay cảnh báo sớm E-2C tại Okinawa, còn máy bay không người lái tối tân Global Hawk của Mỹ dự kiến sớm được triển khai tại Nhật Bản.
Theo ANTD
1450 tác phẩm dự giải Báo chí quốc gia năm 2012
Chiều 9/5, Hội đồng Sơ khảo Giải Báo chí quốc gia 2012 chính thức khai mạc Vòng chấm Sơ khảo, từ ngày 9 đến 21/5/2013. Đồng chí Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải BCQG, đồng chí Trần Gia Thái, Phó Chủ tịch HNBVN, chủ tịch HĐ Sơ khảo dự và chủ trì.
Khai mạc vòng chấm Sơ khảo Giải BCQG lần thứ VII - năm 2012.(Ảnh Ngọc Lành)
Tính đến hết ngày 5/4 theo quy định, Ban Thư ký Tổng hợp Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã nhận được 1.540 tác phẩm của 146 đơn vị báo chí trong cả nước. Trong đó, 1.450 tác phẩm đủ điều kiện dự giải, gồm 1.253 tác phẩm của hội viên Hội Nhà báo và 197 tác phẩm của các cộng tác viên. Đây là năm có số lượng tác phẩm dự Giải cao nhất từ mùa giải đầu tiên (2006) đến nay.
Điểm mới năm nay là các tác phẩm dự giải được chia thành 13 loại giải (trước đây chỉ có 8 loại giải), với 10 Tiểu ban chấm. Số lượng thành viên các Tiểu ban cũng được tăng thêm so với các giải trước (69 thành viên). Việc tăng số thành viên các tiểu ban sơ khảo là để tăng tính khách quan và độ tin cậy của các tiểu ban chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng chấm sơ khảo.
Cơ cấu giải năm nay có một số điểm mới.
Báo in có 3 loại giải gồm: Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn; Xã luận, bình luận, chuyên luận, tiểu phẩm báo chí; Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí, ghi chép.
Ảnh báo chí (được tách từ giải báo in) có 2 loại giải: Ảnh đơn; Nhóm ảnh, phóng sự ảnh.
Phát thanh có 3 loại giải: Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận chuyên luận, tọa đàm; Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký phát thanh; Chuyên đề phát thanh tổng hợp.
Truyền hình có 3 loại giải: Tin, phóng sự, ký sự; Bình luận, giao lưu, tọa đàm; Phim tài liệu truyền hình.
Báo điện tử lần đầu tiên được tổ chức riêng, có 2 loại giải: Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận; Phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép.
Vòng Chung khảo dự kiến vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 /2013. Lễ tổng kết và trao giải sẽ được tổ chức vào ngày 21/6, Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Theo Dantri
Triều Tiên không muốn đóng hoàn toàn khu Kaesong Triều Tiên ngày 30/4 cảnh báo sẽ không bao giờ tha thứ nếu Hàn Quốc có hành động nhằm đóng cửa Khu công nghiệp chung Kaesong. Trong một bài xã luận đăng trên tờ Minju Joson của chính phủ nước này, Triều Tiên cho rằng những rắc rối hiện nay mà Khu công nghiệp (KCN) chung đang phải đối mặt đã được Hàn...