Chiến đấu cơ Trung Quốc lại bay sát máy bay quân sự Nhật
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 11-6 cáo buộc máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay gần hai máy bay quân sự thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên không phận quốc tế ở Biển Hoa Đông.
Một chiếc SU-27 của quân đội Trung Quốc
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, hai chiếc SU-27 của Trung Quốc đã “bay gần bất thường” máy bay tuần tra săn ngầm OP-3C và máy bay trinh sát điện tử YS-11EB của Nhật Bản vào khoảng 11-12h (giờ địa phương) ngày 11-6. Không có máy bay hay phi công nào của Nhật Bản bị hư hại hoặc bị thương trong vụ việc trên.
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, hành động của máy bay chiến đấu Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến sự cố bất ngờ. Nhật Bản đã phản đối mạnh mẽ Trung Quốc thông qua con đường ngoại giao, đồng thời yêu cầu Trung Quốc thực hiện các biện pháp không để tái diễn hành động trên. Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy 3 tuần qua Tokyo cáo buộc máy bay chiến đấu Trung Quốc bay gần máy bay quân sự Nhật Bản. Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì về cáo buộc trên.
Video đang HOT
Theo ANTD
Su-27UBK Trung Quốc mang tên lửa, truy cản máy bay Nhật
Liên tiếp trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 và đầu tháng 6, các máy bay chiến đấu Su-27 Trung Quốc đã mang theo vũ khí, bay lên truy đuổi các máy bay tác chiến đặc biệt, không trang bị vũ khí của Nhật Bản.
Theo thông tin của Bộ quốc phòng Nhật Bản, từ 11h đến khoảng 12h sáng ngày 11-6, máy bay trắc định điện tử YS-11EB và máy bay thu thập hình ảnh OP-3C của lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản bay trên vùng biển Hoa Đông đã gặp phải sự ngăn cản của máy bay chiến đấu Su-27UBK không quân Trung Quốc ở cự ly siêu gần.
Bộ quốc phòng Nhật Bản cho rằng, máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã "tiếp cận một cách bất bình thường" đối với máy bay trinh sát của họ. Nhưng hành động này chưa làm tổn hại đến máy bay trinh sát của Nhật Bản.
Được biết, đây là lần thứ 2 kể từ cuối tháng 5-2014 trở lại đây, máy bay chiến đấu của Trung Quốc tiếp cận máy bay trinh sát của Nhật Bản ở cự ly siêu gần, trên không phận khu vực biển Hoa Đông.
Sau khi Bắc Kinh thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Đông Hải, Tokyo đã phản ứng một cách quyết liệt và nhấn mạnh rằng, quy định mới này của Bắc Kinh không hề ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị hàng không quân dụng của Nhật Bản.
Trên thực tế, Nhật Bản đã tiếp nhận chức năng giám sát khu vực ADIZ từ Mỹ vào đầu thập niên 1960 của thế kỷ trước. Dưới sự chỉ dẫn của Mỹ, Nhật đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập và vận hành khu vực nhận dạng phòng không, họ đã hình thành "quy trình tác chiến" tương đối hoàn chỉnh và thường xuyên ngăn cản máy bay Trung Quốc ở ADIZ của mình trên khu vực biển này.
Máy bay chiến đấu Su-27UBK của không quân Trung Quốc
Theo thông tin từ phía Nhật Bản, khu vực biển xảy ra sự kiện trên nằm gần đường ranh giới tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh. Máy bay của Nhật Bản đã gặp phải sự ngăn cản ở cự ly gần của 2 chiếc máy bay chiến đấu Su 27 UBK của không quân Trung Quốc, khoảng cách gần nhất của máy bay hai bên là 30-50m.
Được biết, trong hai chiếc máy bay chiến đấu Su-27UBK lên uy hiếp máy bay Nhật Bản, có một chiếc mang theo tên lửa R-77 và tên lửa R-73. R-77 được treo ở phần bụng máy bay, là loại tiên lửa tầm trung không đối không chủ động, không cần kiểm soát sau khi phóng. Treo ở cánh trái là tên lửa tầm ngắn R-73, điều khiển bằng hồng ngoại.
Chiều ngày 11-6, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Nhật Bản đã có phản đối gay gắt qua con đường ngoại giao với phía Trung Quốc về sự việc máy bay chiến đấu Su-27UBK của PLA lặp lại hành động "tiếp cận bất bình thường" máy bay tác chiến đặc biệt của nước này.
Trước đó, vào khoảng 23h ngày 24-5 trên vùng biển Hoa Đông, hai chiếc máy bay chiến đấu S-27 của Trung Quốc cũng đã áp sát một chiếc máy bay OP-3C Nhật từ phía sau và duy trì khoảng cách nguy hiểm trong vòng vài giây.
Khoảng 24h00, hai máy bay này tiếp tục bám đuôi chiếc máy bay trinh sát điện tử YS-11EB, trong đó có 1 chiếc mang theo tên lửa. Chiếc máy bay này đã bay đằng sau chiếc OP-3C một khoảng cách là 50m, còn và cách chiếc YS-11EB khoảng cách vẻn vẹn có 30m.
Theo ANTD
Trung Quốc điều thêm máy bay nào hăm dọa tàu CSB Việt Nam? Sau các loại trực thăng Z-9, máy bay trinh sát Y-8J, cường kích JH-7, Trung Quốc đã điều thêm loại máy bay cánh bằng Y-12 hăm dọa tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Căn cứ vào hình dạng của máy bay thì có thể xác định đây là loại Y-12 được trang bị cho lực lượng Hải cảnh Trung Quốc. Trong ảnh là...