Chiến đấu cơ Trung Quốc đuổi phi cơ Nhật trong video tuyển quân
Cảnh chiến đấu cơ Trung Quốc đuổi chiến đấu cơ Nhật ra khỏi không phận trong video tuyển quân cho thấy căng thẳng giữa hai nước ở biển Hoa Đông.
Chiến đấu cơ Su-30 của không quân Trung Quốc. Ảnh: PLA
Đoạn video tuyển quân của Trung Quốc dài 5 phút cho thấy cảnh một chiến đấu cơ của lực lượng không quân thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAAF) chạm trán một chiến đấu cơ thuộ c Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ( ASDF) ở biển Hoa Đông, Diplomat hôm qua đưa tin. Trung Quốc đơn phương tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Hoa Đông từ tháng 11/2013.
Vị trí xảy ra chạm trán không được tiết lộ, nhưng phi công Trung Quốc trong video cảnh báo chiến đấu cơ Nhật: “Đây là lực lượng không quân hải quân Trung Quốc đang tuần tra. Chú ý. Bạn đã xâm phạm không phận Trung Quốc. Chuyển hướng lập tức. Chuyển hướng lập tức”.
Cảnh báo được phát đi bằng ba thứ tiếng Trung, Nhật, Anh, có phụ đề trong video. Giới quan sát cho rằng cảnh quay trong video cho thấy căng thẳng trong quan hệ hai nước về các tuyên bố chủ quyền ở biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Khi được hỏi về video này trong cuộc họp báo thường kỳ cuối tháng 12/2016, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân (Yang Yujun) cho biết đây là cách thông dụng để dùng video, truyền thông đa phương tiện và các công cụ khác nhằm giáo dục quốc phòng, “thu hút những đàn ông, phụ nữ tài năng gia nhập công cuộc bảo vệ tổ quốc”.
Phong cách và nội dung của video tuyển quân này phần lớn giống với các video gần đây của PLA. Tuy nhiên, video lần này có cảnh chạm trán trực tiếp với chiến đấu cơ Nhật Bản.
Nhật Bản đang quản lý trên thực tế chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Căng thẳng giữa hai nước gia tăng sau khi Tokyo quốc hữu Senkaku/Điếu Ngư năm 2012.
Sau một thời gian tạm lắng dịu năm 2015, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động ở vùng nước ven Senkaku/Điếu Ngư từ giữa năm ngoái với các tàu bảo vệ bờ biển và tàu hải quân, đôi khi đi kèm tàu cá.
Vài tháng cuối năm ngoái, PLAAF và hải quân Trung Quốc (PLAN) tiến hành tập trận thường niên ở eo biển Miyako, khu vực hàng không và vận tải biển có ý nghĩa quan trọng chiến lược, cắt qua chuỗi đảo Ryukyu của Nhật Bản, kéo dài về phía nam tới Okinawa.
Tàu sân bay Liêu Ninh duy nhất của Trung Quốc được các chiến hạm của PLAN hộ tống cũng tiến vào Thái Bình Dương qua eo biển Miyako hồi tháng 12/2016.
Văn Việt
Theo VNE
Trung Quốc cáo buộc chiến đấu cơ Nhật đe dọa máy bay
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua cáo buộc các máy bay không lực Nhật dùng radar khóa mục tiêu nhằm vào máy bay quân sự nước này, hành động khiêu khích và đe dọa an toàn.
Chiến đấu cơ F-15 của Nhật. Ảnh: Wikipedia
"Khi một máy bay lực lượng tự vệ Nhật chạm trán máy bay Trung Quốc, radar của họ bật lên, họ làm nhiễu hồng ngoại và thực hiện các hành vi khiêu khích nguy hiểm, không chuyên nghiệp khác", Ngô Khiêm, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói trong họp báo.
"Điều này uy hiếp sự an toàn của máy bay và phi công Trung Quốc, là gốc rễ của vấn đề trên biển và trên không giữa Trung Quốc và Nhật Bản", ông Ngô cho biết, nhấn mạnh rằng các hoạt động của không quân nước này trong khu vực tuân thủ luật quốc tế và các quy tắc đặt ra.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật, không quân Trung Quốc đang tăng cường hiện diện gần không phận nước này trong vài tháng qua. Trong 6 tháng, tính đến tháng 9, các chiến đấu cơ Nhật được triển khai 407 lần để đuổi theo máy bay Trung Quốc, trong khi cùng kỳ năm ngoái, con số này là 231. Đây là số lần triển khai cao nhất trong một giai đoạn 6 tháng, kể từ khi Bộ này công bố số liệu năm 2001.
Trung Quốc và Nhật từ lâu tranh chấp lãnh thổ quanh chuỗi đảo không người ở trên biển Hoa Đông. Các tàu tuần tra, chiến đấu cơ hai nước nhiều lần theo đuôi nhau gần chuỗi đảo, làm dấy lên lo ngại đối đầu có thể dẫn đến xung đột.
Trọng Giáp
Theo VNE
Nhật bác cáo buộc bắn đạn gây nhiễu đối phó máy bay Trung Quốc Nhật Bản phủ nhận việc hai chiến đấu cơ nước này "bắn đạn gây nhiễu" khi các máy bay Trung Quốc bay qua eo biển Miyako vài ngày trước. Máy bay F-15 (trên) và F-2 của Nhật Bản. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản. "Các máy bay thuộc Lực lượng Phòng vệ Không quân Nhật Bản (ASDF) cất cánh, tuân thủ nghiêm ngặt...