Chiến đấu cơ Trung Quốc chặn máy bay Mỹ trên Biển Đông
Lầu Năm Góc cho biết hai chiến đấu cơ Trung Quốc đã chặn không an toàn một máy bay quân sự Mỹ trên Biển Đông hôm 17/5.
Máy bay do thám Mỹ EP-3E Aries. Ảnh minh họa: US Navy
Vụ việc xảy ra tại vùng trời quốc tế, khi máy bay do thám Mỹ đang thực hiện “một cuộc tuần tra thường xuyên”, Reuters trích dẫn tuyên bố của Lầu Năm Góc.
Lầu Năm Góc cho biết họ đang nêu vấn đề với Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao và quân sự. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa đáp ứng yêu cầu bình luận về vấn đề này.
Trung Quốc tuần trước điều chiến đấu cơ theo dõi tàu chiến USS William P. Lawrence của hải quân Mỹ tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh đang cải tạo và xây dựng phi pháp.
Video đang HOT
Năm 2015, Mỹ và Trung Quốc công bố thỏa thuận về một đường dây nóng quân sự và quy tắc ứng xử để kiềm chế các cuộc chạm trán trên không.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông. Bắc Kinh còn cải tạo đất, xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, biện hộ rằng các cơ sở nhằm phục vụ tìm kiếm, cứu nạn trên biển và mang lại lợi ích cho cả những nước khác.
Việt Nam khẳng định việc chiếm đóng của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các đá ở Trường Sa là vô giá trị, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.
Mỹ cũng từng nhiều lần bày tỏ quan ngại về những biện pháp Trung Quốc thực hiện để theo đuổi yêu sách chủ quyền tại Biển Đông. Lầu Năm Góc tháng trước kêu gọi Trung Quốc phải tái khẳng định không có ý định điều thêm phi cơ quân sự ra quần đảo Trường Sa, sau khi Bắc Kinh sử dụng một phi cơ quân sự để sơ tán công nhân bị ốm từ đá Chữ Thập.
Phương Vũ
Theo VNE
Trung Quốc điều chiến đấu cơ đến HoàngSa
Trung Quốc lại vừa điều máy bay chiến đấu đến Hoàng Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc triển khai phi pháp đến đảo Phú Lâm (thuộc HoàngSa của VN) - Ảnh: 81.cn
Đài Fox News ngày 24.2 dẫn lời 2 quan chức Mỹ cho biết trong mấy ngày qua, khoảng 10 máy bay Shenyang J-11 và Xian JH-7 của Trung Quốc đã xuất hiện trên đảo Phú Lâm, nơi nước này vừa triển khai phi pháp nhiều khẩu đội tên lửa đối không.
Hồi tháng 11.2015, truyền thông Trung Quốc từng ngang nhiên đăng tải hình ảnh cho thấy sự hiện diện của các máy bay J-11 trên đảo này. Tuy nhiên, đây là lần triển khai chiến đấu cơ phi pháp đầu tiên ở Biển Đông kể từ khi Trung Quốc điều máy bay thương mại thử nghiệm đường băng trên một trong các đảo nhân tạo phi pháp tại Trường Sa.
Cùng ngày, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris tố cáo Trung Quốc đang ra sức quân sự hóa Biển Đông nhằm mục đích "thống trị khu vực" và "chỉ những ai tin trái đất phẳng mới suy nghĩ theo hướng khác". Theo Reuters, Trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện, Đô đốc Harris cho biết ông tin việc Trung Quốc triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm, lắp đặt radar mới trên đá Châu Viên và xây dựng đường băng phi pháp là những hành động cho thấy Bắc Kinh "rõ ràng đang thay đổi bối cảnh ở Biển Đông".
Phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Darryn James cũng cho rằng hành động điều chiến đấu cơ ra Phú Lâm là sự tiếp nối xu hướng đáng lo ngại của Trung Quốc. "Những hành động gây bất ổn này không phù hợp cam kết của Trung Quốc và tất cả các bên về kiềm chế những động thái có thể làm leo thang căng thẳng", Reuters dẫn lời ông James nhấn mạnh.
Theo tờ U.S News & World Report, cũng trong phiên điều trần nói trên, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain chỉ trích Trung Quốc đang hành xử như một "kẻ bắt nạt" và kêu gọi chính quyền Tổng thống Barack Obama cần hành động cứng rắn hơn. Theo vị thượng nghị sĩ này, Washington nên cân nhắc trừng phạt các công ty tham gia hoạt động cải tạo, bồi đắp gây bất ổn và hủy hoại môi trường tại Biển Đông. Tương tự, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jack Reed nhận định Trung Quốc không hề có ý định là "một bên có trách nhiệm" tại châu Á - Thái Bình Dương.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở Washington D.C, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngang nhiên tuyên bố "không có vấn đề gì với tự do hàng hải" và Trung Quốc hy vọng không phải thấy Mỹ và một số nước tiến hành hoạt động trinh sát quân sự, điều tàu khu trục và oanh tạc cơ chiến lược đến khu vực, theo Reuters.
Đáp lại, Ngoại trưởng Kerry khẳng định các hành động của Trung Quốc đã tạo ra "một vòng leo thang căng thẳng". "Đáng tiếc là lại có tên lửa và chiến đấu cơ, rồi súng và những thứ khác được bố trí tại Biển Đông. Đây là mối lo ngại lớn cho những ai quá cảnh và phụ thuộc vào Biển Đông để thực hiện hoạt động giao thương hòa bình", ông Kerry nhấn mạnh.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Hai loại chiến đấu cơ Trung Quốc nghi đưa đến Hoàng Sa Các máy bay chiến đấu Trung Quốc bị nghi đưa tới đảo Phú Lâm là loại phi cơ cũ, nhưng có thể mở rộng đáng kể tầm hoạt động và phạm vi kiểm soát quân sự trên Biển Đông. Tiêm kích bom JH-7 của Trung Quốc. Ảnh: Chinamil Ngày 23/2, hãng tin Fox News của Mỹ dẫn các nguồn tin từ cơ quan...