Chiến đấu cơ tàng hình Nga-Ấn được triển khai tên lửa “khủng”
Tên lửa siêu âm BrahMos có thể được triển khai trên chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 (FGFA) do Nga và Ấn Độ phát triển chung dựa theo mẫu chiến đấu cơ PAK- FA T-50. Thông tin trên vừa được Giám đốc liên doanh hàng không Nga Ấn Độ BrahMos, ông Sudhir Mishra cho biết tại triển lãm quốc phòng Defexpo India 2016.
“Chúng tôi đã giới thiệu tên lửa BrahMos cho các nhà thầu quân sự quốc doanh và tư nhân. Chúng tôi cũng đã tham vấn các nhà phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 và họ nó rằng, Ấn Độ nên thu nhỏ kích cỡ của tên lửa BrahMos để lắp đặt được lên các mẫu máy bay này. Hiện tại công việc nghiên cứu vẫn đang được tiến hành”, ông Mishra cho biết.
Theo ông Mishra, FGFA là chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 và là kết quả của sự hợp tác quân sự giữa Nga và Ấn Độ với chi phí dự kiến bỏ ra lên tới 10 tỷ USD. 2 nước đã có các thoả thuận sơ bộ về dự án này, tuy nhiên, chưa chính thức bắt tay vào các công việc chính do vẫn còn nhiều bất đồng về chi phí và công nghệ liên quan.
Chiến đấu cơ FGFA được Nga và Ấn Độ phát triển chung dựa theo chiếc T-50 của Nga, bởi vậy nó có những đặc điểm tương tự chiến đấu cơ thế hệ mới này. T-50 là dòng máy bay chiến đấu lớn đầu tiên của Nga thiết kế kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Chiến đấu cơ T-50 là sản phẩm của tập đoàn sản xuất máy bay chiến đấu lừng danh Sukhoi. Nó được ví là báu vật trong những thứ đỉnh cao của ngành hàng không quân sự Nga.
Siêu chiến đấu cơ Sukhoi T-50 được cho là sẽ sở hữu nhiều đặc điểm ưu việt như khả năng tàng hình cao, di chuyển với tốc độ siêu thanh, có hệ thống điều khiển điện tử tiên tiến nhất hiện nay, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cất cánh từ đường băng ngắn chỉ cần 300-400 mét, và có thể thực hiện đồng thời các cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu trên không và dưới mặt đất. Các máy bay -50 có thể bay với tốc độ tối đa lên tới 2100km/h với tầm hoạt động 5500km.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu T-50 của Nga được cho là là đối thủ đáng gờm của F-22 Raptor của Mỹ. F-22 hiện là phi cơ chiến đấu thế hệ 5 duy nhất trên thế giới.
Thuộc dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm, T-50 có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ tiêm kích cũng như cường kích, kể cả nhiệm vụ do thám. Về vũ khí, tùy theo mục đích sử dụng, T-50 có thể mang theo 8 tên lửa không đối không R-77 hoặc 2 bom có điều khiển nặng 1500 kg.
Được biết, Không quân Ấn Độ có kế hoạch trang bị 200 chiếc chiến đấu cơ một chỗ ngồi này.
Trong khi đó, tên lửa BrahMos đã được sử dụng bởi quân đội Ấn Độ từ năm 2006. Đây cũng là loại vũ khí được Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển. Loại tên lửa dẫn đường này có tầm bắn 290km, tốc độ tối đa Mach 2.8 (gần gấp 3 lần tốc độ âm thanh). Khi bay, BrahMos có thể đổi hướng 2 lần và hạ xuống độ cao chỉ khoảng 10m để tránh bị đánh chặn hoặc bị radar đối phương phát hiện.
BrahMos được phát triển thành nhiều phiên bản khác nhau như phóng từ trên bộ, trên tàu chiến mặt nước, từ máy bay chiến đấu và từ tàu ngầm lặn dưới mặt nước. Phiên bản tên lửa phóng từ máy bay Su-30MKI chuẩn bị được thử nghiệm vào tháng 9/2016 tới.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ấn Độ thử thành công tên lửa hành trình BrahMos từ tàu khu trục lớn nhất INS Kochi
Ngày 1-11, hải quân Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos từ chiếc tàu khu trục tàng hình mới và lớn nhất của nước này mang INS Kochi trên biển Arap.
Quả tên lửa có tầm bắn 290km này đã tiêu diệt thành công mục tiêu là một chiếc tàu cũ mang tên Alleppey, với độ chính xác gần như tuyệt đối trong vụ phóng thẳng đứng đầu tiên từ chiếc tàu khu trục 7.500 tấn này.
Ngay sau khi bị trúng tên lửa BrahMos, chiếc tàu mục tiêu Alleppey, nằm cách xa 220km, đã bị nhấn chìm ngay xuống biển.
"BrahMos với tư cách là vũ khí tấn công chính xác chủ lực sẽ đảm bảo cho chiếc tàu không thể bị đánh bại bằng việc chủ động tấn công các mục tiêu trên biển ở khoảng cách xa, do đó, làm cho chiếc tàu khu trục này trở thành một phương tiện tấn công lợi hại của hải quân Ấn Độ", giám đốc chương trình BrahMos, ông Sudhir Mishra cho biết.
Tên lửa hành trình BrahMos được phóng từ tàu INS Kochi hôm 1-11
Theo ông, sau hai lần phóng thử thành công từ tàu INS Kolkata hồi tháng 6-2014 và tháng 2-2015, vụ thử lần này từ chiếc tàu khu trục cùng lớp, đã xác nhận được tính hiệu quả của các hệ thống trên tàu INS Kochi, vốn vừa mới được đưa vào biên chế.
Đến nay, 10 chiếc tàu chiến của Ấn Độ đã được trang bị các tên lửa hành trình siêu âm BrahMos phát triển chung với Nga có tốc độ lên đến 2.8 Mach (gần gấp 3 lần tốc độ âm thanh) này.
Trong tương lai, tên lửa BrahMos dự kiến sẽ được trang bị cho tất cả các tàu khu trục của hải quân Ấn Độ và cũng đang được cải tiến để trang bị cho các tàu ngầm.
BrahMos là loại tên lửa hành trình được phát triển dựa trên tên lửa đối hạm Yakhont của Nga, có khả năng mang đầu đạn nặng tới 300 kg. Trong quá trình bay, BrahMos có thể đổi hướng 2 lần và hạ thấp xuống độ cao khoảng 10m để tránh bị đánh chặn hoặc bị radar đối phương phát hiện.
Theo_An ninh thủ đô
Nhật Bản định phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 chọi J-20 Trung Quốc Theo Reuters, trong tuần này, Nhật Bản bắt đầu đàm phán với các nhà thầu quốc phòng Mỹ để đặt nền tảng cho việc phát triển một máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 F-3, nhằm duy trì ưu thế trên không đối với đối thủ Trung Quốc. Các cuộc đàm phán với các tập đoàn quốc phòng Mỹ, bao...