Chiến đấu cơ Nhật áp sát máy bay Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay (7/8) đã lên tiếng cáo buộc các chiến đấu cơ của Nhật Bản áp sát máy bay tuần tra của họ ở khu vực không phận trên vùng lãnh hải tranh chấp. Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Ảnh minh hoạ
Trung Quốc “đã áp dụng các biện pháp cần thiết” khi rất nhiều phi cơ chiến đấu của Nhật Bản bay vào Vùng Nhận diện Phòng không biển Hoa Đông giữa lúc máy bay Trung Quốc đang thực hiện các chuyến bay tuần tra định kỳ trong ngày hôm qua (6/8) để bảo vệ “trật tự và an ninh”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trên website của cơ quan này.
“Các chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản đã hai lần tìm cách áp sát máy bay tuần tra của Trung Quốc. Lực lượng Không quân Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp hợp lý, công bằng và có kiềm chế để đáp trả mối đe doạ”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời phát ngôn viên của Lực lượng Không quân – Đại tá Shen Jinke cho biết.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hãng tin Reuters hay, họ chưa nhận được thông tin gì về vụ việc trên.
Những vụ đối đầu, vờn đuổi, áp sát nhau của máy bay Trung Quốc và Nhật Bản diễn ra ngày một thường xuyên kể từ khi cuộc tranh chấp giữa hai nước này ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bùng lên.
Hồi tháng 6, Trung Quốc từng triệu tập một tuỳ viên quân sự của Nhật Bản đến để bày tỏ sự phản đối sau khi hai nước liên tục tố cáo lẫn nhau về hành động của các máy bay quân sự của hai nước này.
Video đang HOT
Căng thẳng Trung-Nhật kéo dài suốt nhiều tháng nay với việc hai bên liên tục cáo buộc, chỉ trích nhau về những vụ đối đầu máy bay quân sự và những vụ vờn đuổi tàu thuyền giữa hai nước ở vùng trời, vùng biển của khu vực tranh chấp.
Cả Tokyo và Bắc Kinh đều đòi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Quần đảo này hiện đang nằm trong quyền kiểm soát của chính quyền Tokyo. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang tìm mọi cách để phá vỡ thế nguyên trạng ở đây. Ngoài tăng cường các hoạt động của tàu thuyền, máy bay đến khu vực tranh chấp, Trung Quốc hồi cuối năm ngoái còn bất ngờ đơn phương tuyên bố thành lập một vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm cả những khu vực đang nằm trong tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc. Hành động này của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nước.
Trong cuốn sách trắng quốc phòng hàng năm vừa được Nhật Bản công bố hồi tuần này, Tokyo đã xem Trung Quốc như là mối đe doạ hàng đầu đối với họ. Nhật Bản cũng đưa ra một con số so sánh để cho thấy mối đe doạ Trung Quốc đang ngày càng tăng lên. Cụ thể, theo sách trắng quốc phòng của Nhật Bản, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng lên gấp 4 lần trong vòng một thập kỷ qua, lên mức 77,8 tỉ bảng Anh trong khi ngân sách quốc phòng của Nhật Bản giảm 1,9% trong cùng kỳ, xuống còn 27,7 tỉ bảng Anh.
Bắc Kinh cho rằng Tokyo đang tìm cách thổi phồng mối đe doạ quân sự mang tên Trung Quốc bằng con số chi tiêu quân sự nhằm làm cái cớ để tăng cường đầu tư cho quân đội Nhật Bản.
Nhật Bản tìm cách đối thoại với Trung Quốc
Trong bổi cảnh quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản đang ở mức xấu nhất trong nhiều năm trở lại đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida dự định sẽ tiến hành các cuộc đối thoại không chính thức với người đồng cấp Trung Quốc và Triều Tiên ở bên lề hội nghị Diễn đàn ASEAN khu vực vào cuối tuần này ở thủ đô Naypyitaw của Myanmar, các nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho hay.
Theo những nguồn tin trên, Ngoại trưởng Kishida đang cân nhắc tiến hành các cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Wang Yi trong cái gọi là một cuộc họp giữa ngoại trưởng các nước ASEAN 3 vào thứ Bảy tới (9/8).
“Chúng tôi muốn tiếp tục thực hiện chính sách duy trì đối thoại với Trung Quốc về một loạt vấn đề”, Ngoại trưởng Kishida cho các phóng viên biết hồi đầu tuần, thể hiện sự sẵn sàng của ông này trong việc đối thoại với người đồng cấp Trung Quốc Wang ở Naypyitaw. “Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, phía Trung Quốc sẽ đáp ứng đề nghị này.”
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bày tỏ sự miễn cưỡng trong việc sắp xếp các cuộc đối thoại chính thức giữa hai Ngoại trưởng Kishida và Wang, nói rằng hai bên chưa tạo được môi trường cho những cuộc hội đàm như thế, các nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho hay.
Được biết, nếu Ngoại trưởng Kishida có thể gặp người đồng cấp Trung Quốc Wang, ông này có kế hoạch thảo luận về việc làm thế nào để quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, có thể được cải thiện.
Ngoại trưởng Nhật Bản cũng được cho là sẽ kêu gọi sự hợp tác từ Ngoại trưởng Wang trong việc sắp xếp một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới ở thủ đô Bắc Kinh.
Thủ tướng Abe đã nhiều lần mong muốn có cuộc gặp gỡ chính thức với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để bàn về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, phía Trung Quốc liên tục từ chối.
Theo_VnMedia
Trung Quốc tố chiến đấu cơ Nhật Bản theo dõi máy bay ở vùng biển tranh chấp
Ngày 7-8, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, phát hiện 1 máy bay chiến đấu của Nhật Bản theo dõi máy bay tuần tra của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Tuyên bố này đã làm bùng lên tranh cãi gay gắt giữa 2 quốc gia.
Một máy bay Nhật Bản trên vùng biển tranh chấp
Trong thời gian qua, căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á ngày càng leo thang. Cả 2 bên liên tục đưa ra những cáo buộc đại loại như: máy bay quân sự bay quá gần so với máy bay phản lực riêng của mỗi nước trong vùng biển tranh chấp.
Trước đó, cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo mà Nhật Bản gọi là Sensaku và Trung Quốc gọi là đảo điếu Ngư. Sau khi Bắc Kinh tuyên bố một khu vực phòng thủ trên không bao gồm hầu hết biển Hoa Đông vào năm 2013, đã làm dấy lên các cuộc biểu tình từ Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đã chuẩn bị các "biện pháp cần thiết" khi nhiều máy bay Nhật bay vào không phận mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền, trên biển Đông. Quân chủng phòng không của Trung Quốc cũng sẽ thường xuyên tuần tra để bảo vệ "an ninh trật tự" trên biển. Trích lời phát ngôn viên của lực lượng không quân Trung Quốc cho biết, một máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản đã 2 lần cố gắng theo dõi máy bay tuần tra Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản trao đổi với Reuters rằng, họ không có thông tin gì về vụ việc này.
Trong tháng 6 vừa qua, Trung Quốc đã triệu tập tùy viên quốc phòng của Nhật Bản để kháng nghị, sau khi hai nước cáo buộc lẫn nhau tiến hành đưa các máy bay chiến đấu vào vùng biển tranh chấp.
Đầu tuần này, Nhật Bản đã công bố bản báo cáo chỉ ra rằng, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần trong thập kỷ qua, khoảng 808.000.000.000 nhân dân tệ (77,8 tỷ bảng Anh), trong khi chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản giảm 1,9%, so với cùng kỳ, còn khoảng 4.780 tỷ yên (27,7 tỷ bảng Anh). Trong khí đó, Trung Quốc nhận định Nhật Bản đã phóng đại mối đe dọa về chi tiêu quân sự của Trung Quốc.
Thu Huyền
Theo Reuters
Máy bay Nhật, Trung "chạm trán" trên Hoa Đông Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 7/8 đã cáo buộc chiến đấu cơ của Nhật theo dõi máy bay tuần tra Trung Quốc trên bầu trời Senkaku/Điếu Ngư, quần đảo tranh chấp giữa hai nước ở Hoa Đông. Đây là căng thẳng mới nhất trên vùng trời quần đảo tranh chấp giữa hai ông lớn châu Á trong suốt thời gian qua....