Chiến đấu cơ Mỹ rơi ở biển Philippines, 2 phi công được cứu
Lần thứ hai trong chưa đầy một tháng, một phi cơ thuộc tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ gặp nạn.
AP cho hay một chiến đấu cơ từ tàu sân bay USS Ronald Reagan rơi xuống vùng biển phía đông bắc Philippines hôm 12/11, nhưng hai phi công đã được giải cứu an toàn.
Hạm đội 7 Hải quân Mỹ nói máy bay tiêm kích F/A-18 Hornet gặp vấn đề kỹ thuật trong chuyến bay định kỳ hôm 12/11 trên biển Philippines.
Một máy bay cứu hộ đã kéo hai phi công từ dưới nước lên và lập tức đưa họ trở lại tàu sân bay, theo thông cáo của Hạm đội 7. Sức khỏe của cả hai đều tốt và tàu sân bay đã trở lại hoạt động bình thường sau đó.
Tiêm kích F/A-18 Hornet. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra.
Vụ rơi hôm 12/11 là vụ thứ hai liên quan đến phi cơ thuộc biên chế tàu sân bay USS Ronald Reagan trong chưa đầy một tháng.
Hồi giữa tháng 10, một máy bay trực thăng MH-60 Seahawk rơi không lâu sau khi cất cánh, khiến hơn chục thủy thủ bị thương nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
Hàng không mẫu hạm thuộc lớp Nimitz của Mỹ tham gia một cuộc diễn tập chung có tên “Keen Sword” (Kiếm sắc) với Nhật Bản và Canada từ ngày 29/10 đến ngày 8/11 trên các vùng biển xung quanh Nhật Bản và gần đảo Guam, một lãnh thổ hải ngoại của Mỹ nằm ở Tây Thái Bình Dương.
Đông Phong
Theo Zing
Tàu sân bay Mỹ tham gia cuộc tập trận lớn nhất Nhật Bản
Hôm 3-11, Nhật Bản và Mỹ huy động 57.000 thủy thủ, lính thủy quân lục chiến và phi công tới tham dự cuộc tập trận Keen Sword.
Theo Reuters, số lượng binh sĩ tham dự cuộc tập trận Keen Sword năm nay nhiều hơn 11.000 người so với năm 2016. Nội dung các bài tập bao gồm mô phỏng không chiến, đổ bộ và phòng thủ tên lửa đạn đạo. Khoảng 47.000 nhân viên quân sự Nhật Bản - chiếm 1/5 lực lượng vũ trang nước này - đã góp mặt.
Tham dự cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay của Nhật Bản, Mỹ mang đến tàu sân bay USS Ronald Reagan, các tàu chiến và máy bay chiến đấu F-18.
"Liên minh Mỹ-Nhật là điều cần thiết để duy trì ổn định trong khu vực cũng như vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương" - Đô đốc Hiroshi Egawa, chỉ huy hạm đội Nhật Bản, phát biểu khi ở trên tàu USS Ronald Reagan.
Tham dự cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay của Nhật Bản, Mỹ mang đến tàu sân bay USS Ronald Reagan. Ảnh: Reuters
Canada cũng tham dự cuộc tập trận với 1 tàu hậu cần. Đại uý Hugues Canue nói rằng mục đích của Canada khi tham dự Keen Sword là để đánh dấu sự hiện diện quân sự ở châu Á.
Canada không phải là quốc gia phương Tây duy nhất muốn mở rộng vai trò an ninh trong khu vực. Anh và Pháp cũng đã triển khai nhiều tàu hơn trong bối cảnh Trung Quốc tăng hiện diện quân sự ở biển Đông và đẩy mạnh ảnh hưởng tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Các quan sát viên Anh, Pháp, Úc và Hàn Quốc sẽ theo dõi Keen Sword, bắt đầu từ ngày 5-11 và kết thúc vào ngày 8-11.
Tokyo năm nay đã gửi tàu chiến lớn nhất của mình, tàu sân bay trực thăng Kaga, qua Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm các điểm dừng ở Philippines, Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Singapore.
Đồng thời, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đối thoại với các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm giảm căng thẳng giữa quân đội hai bên ở biển Đông và tăng cường hợp tác kinh tế.
Năm 2018, Bắc Kinh lên kế hoạch chi 1,11 ngàn tỉ nhân dân tệ (161 tỉ USD) cho các lực lượng vũ trang, gấp 3 lần Nhật Bản và bằng khoảng 1/3 số tiền mà Mỹ trả cho một đội quân giúp bảo vệ các hòn đảo của Nhật Bản.
Phạm Nghĩa (Theo Reuters)
Theo nld.com.vn
Phi cơ của Delta Air "chạm mặt" máy bay không người lái Một máy bay của Hãng hàng không Endeavor Air - chi nhánh của Delta - đã "chạm mặt" với một máy bay không người lái (drone hay UAV) gần sân bay quốc tế Logan Boston, bang Massachusetts, Mỹ. Máy bay của Endeavor Air, một chi nhánh thuộc Delta Air suýt đối đầu máy bay không người lái trên không Cơ quan Hàng không...