Chiến đấu cơ Mig-29 Nga vỡ tan khi hạ cánh ở tàu sân bay
Máy bay chiến đấu được xem là tân tiến nhất hiện nay của Nga đã gặp nạn khi tìm cách hạ cánh xuống tàu sân bay trên biển Địa Trung Hải.
Tàu Đô đốc Kuznetsov đang thực hiện nhiệm vụ ở Syria.
Một máy bay chiến đấu của quân đội Nga khi hạ cánh xuống tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã gặp nạn ngoài khơi phía đông biển Địa Trung Hải. Thông tin được Bộ Quốc phòng Nga thông báo ngày 14.11.
Theo thông báo, phi công lái chiếc Mig-29 đã bung dù và thoát nạn trong gang tấc. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định đây là “lỗi kĩ thuật” khi bay diễn tập.
Chiếc Mig-29 là một trong bốn chiến đấu cơ có mặt trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt khủng bố IS ở Syria. Hãng tin Sputnik trích thông báo: “Một tai nạn hàng không xảy ra với chiến đấu cơ Mig-29 trong buổi bay diễn tập do lỗi kĩ thuật. Vụ việc cách tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov vài kilomet”.
Ngoài Mig-29, tàu sân bay của Nga còn xuất hiện nhiều chiến đấu cơ Su-33 mới được nâng cấp hoàn thiện để không kích các mục tiêu trên đất Syria. Theo tác giả Thomas Newdick từ tạp chí Máy bay Chiến đấu, một số chiếc Su-33 đã bắt đầu không kích hôm 14.11. Đây là lần đầu tiên chiếc máy bay này cất cánh từ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và lần đầu tiên hàng không mẫu hạm tham chiến kể từ khi hạ thủy 30 năm trước.
Mig-29 là máy bay chiến đấu mọi thời tiết và là thế hệ thứ 4 .
Video đang HOT
Ngày 8.11, quan chức quân đội Nga khẳng định sẽ thực hiện các đợt không kích quy mô lớn với sự tham gia của tên lửa hành trình, máy bay ném bom. Nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng việc Nga thông báo kế hoạch ném bom đúng ngày bầu cử tổng thống Mỹ nhằm gây hoang mang dư luận.
Chiếc Mig-29 gặp nạn là một tổn thất với quân đội Nga. Đây là thế hệ máy bay được xem là hiện đại nhất của Nga hiện nay. Theo Michael Kofman từ Trung tâm Phân tích Hải quân, tàu Đô đốc Kuznetsov hiện còn 3 chiếc Mig-29 và chỉ có đúng 3 phi công lái được loại máy bay tiên tiến này.
Máy bay chiến đấu Mig-29 là chiến đấu cơ dùng trên hàng không mẫu hạm, hoạt động đa chức năng, mọi thời tiết và được phát triển từ những năm 1980. Mig-29 là thế hệ máy bay chiến đấu thứ 4 .
Theo Quang Minh – Guardian (Dân Việt)
Siêu tàu ngầm hạt nhân Nga đủ sức hủy diệt cả quốc gia
Tàu ngầm lớn nhất trên thế giới do Liên Xô chế tạo được trang bị vũ khí hạt nhân mạnh gấp 6 lần quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản, đủ sức hủy diệt đồng thời 200 mục tiêu khác nhau, bao gồm cả một quốc gia.
Siêu tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới của Nga.
Theo National Interest, Liên Xô trong quá khứ và ngày nay là Nga vẫn luôn duy trì vị thế thống trị dưới lòng biển sâu. Tàu ngầm lớn nhất thế giới do đó không sản xuất tại các nhà máy đóng tàu Mỹ mà là ở Nga.
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Akula (NATO định danh là Typhoon) luôn được coi là một trong những loại vũ khí đáng sợ nhất từng được chế tạo trên thế giới.
Akula (có nghĩa là cá mập trong tiếng Nga), hay Đề án 941 được thiết kế trở thành nòng cốt trong lực lượng răn đe hạt nhân trên biển của Liên Xô. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Liên Xô "đứng ngồi không yên" khi hải quân Mỹ đưa vào biên chế tàu ngầm lớp Ohio mang tên lửa đạn đạo.
Tàu ngầm Ohio dài 171 mét, có khả năng mang theo tối đa 24 quả tên lửa liên lục địa Trident, tương ứng với 192 đầu đạn hạt nhân. Giới lãnh đạo Liên Xô cảm thấy cần một loại tàu ngầm có năng lực tương đương, thậm chí vượt trội hơn. Do đó, lớp tàu ngầm hạt nhân Akula ra đời.
Tàu ngầm hạt nhân Akula có lượng giãn nước tới 48.000 tấn.
Các tàu ngầm Akula được thiết kế để hoạt động ở gần Bắc Cực, nơi có lực lượng không quân và hải quân Liên Xô hùng hậu bảo vệ. Do đó, tàu Akula có phần vỏ ngoài gia cố đặc biệt, đủ sức phá vỡ lớp băng dày ở Bắc Cực. Các tàu ngầm có thêm khoang nước để giúp nổi lên mặt biển đã đóng băng và hai chân vịt tàu được lắp đặt thêm lưới bảo vệ để tránh va chạm với các tảng băng trôi.
Đáp ứng với tàu ngầm hiện đại là loại tên lửa liên lục địa tầm xa R-39 Rif, có thế tấn công mọi nơi trên lục địa Mỹ từ Bắc Cực. R-39 (NATO gọi là SS-NX-20) là tên lửa đạn đạo 3 tầng, dài 17 m và nặng 84 tấn, tầm bắn tối đa 8296 km.
Chiến tranh Lạnh là một cuộc chạy đua vũ trang khổng lồ và số lượng đầu đạn hạt nhân cũng hết sức quan trọng. Các tàu Akula chỉ có thể mang theo 20 tên lửa so với 24 tên lửa của tàu ngầm lớp Ohio My. Do đó, mỗi quả tên lửa Liên Xô cần phải tích hợp nhiều đầu đạn hạt nhân hơn tên lửa Trident C-4 của Mỹ.
Tàu ngầm Akula còn được mệnh danh là "quái thú" dưới biển sâu.
Một quả tên lửa R-39 chứa tới 10 đầu đạn 100 kT. Mỗi đầu đạn có thể lập trình ngắm bắn mục tiêu, trong khi một quả tên lửa hủy diệt 10 mục tiêu khác nhau. Điều đó cónghĩa là mỗi tàu ngầm Akula có 200 đầu đạn hạt nhân, hơn 8 đầu đạn so với tàu ngầm Mỹ.
Tàu ngầm lớp Akula có chiều dài gần tương đương tàu lớp Ohio Mỹ, nhưng chiều rộng lên tới 22,5 mét, nâng tổng lượng giãn nước lên tới 48.000 tấn. 10 ống phóng tên lửa lắp đặt mỗi bên khiến hình dáng Akula có đôi chút khác biệt so với các tàu ngầm khác.
Tàu có thể đạt tốc độ tối đa 22 hải lý/giờ khi đang nổi, và 27 hải lý/giờ khi lặn xuống dưới đáy biển nhờ hai lò phản ứng hạt nhân OKB-650, công suất lên tới 100.000 mã lực.
Nga không có kế hoạch hiện đại hóa tàu ngầm lớn nhất thế giới vì chi phí đắt đỏ.
Liên Xô ban đầu muốn chế tạo 8 tàu ngầm lớp Akula nhưng cuối cùng chỉ có 6 tàu được hạ thủy. Sau Chiến tranh Lạnh, cả 6 tàu ngầm này đều thuộc biên chế hải quân Nga.
Do vấn đề chi phí, Nga đã tháo dỡ 3 tàu ngầm lớp Akula, trong đó có một tàu thực hiện dưới sự trợ giúp tài chính của Mỹ. Hai tàu ngầm khác nằm trong biên chế lực lượng dự bị của Hạm đội Phương Bắc và có thể được hồi sinh nếu cần thiết.
Hiện chỉ còn một tàu Dmitriy Donskoy, thuộc lớp Akula còn hoạt động. Donskoy thường được sử dụng để phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo 3M14 Bulava. Dự án thử nghiệm tên lửa đạn đạo sắp hoàn tất cũng đồng nghĩa, siêu tàu ngầm lớn nhất thế giới này sẽ sớm ngừng hoạt động vì hết niên hạn sử dụng. Chi phí nâng cấp cũng quá đắt đỏ, Nga ước tính số tiền cần thiết hiện đại hóa tàu ngầm Akula tương đương đóng mới hai tàu ngầm lớp Borei.
Sự tồn tại của tàu ngầm Akula không được nhiều người biết đến bởi tàu ngầm này hiếm khi rời xa khỏi khu vực ngoài khơi vùng biển Nga. Ngày nay, Nga tập trung đóng mới 10 tàu ngầm lớp Borei và đã biên chế 3 tàu thuộc lớp này. Với thiết kế giống như siêu tàu ngầm Akula thu nhỏ, chi phí chế tạo và bảo trì các tàu Borei cũng rẻ hơn rất nhiều.
Theo Đăng Nguyễn - NI (Dân Việt)
Trump chê Không lực Một, muốn dùng máy bay dát vàng? Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump được cho là muốn phá vỡ quy tắc truyền thống để sử dụng chuyên cơ của riêng mình thay vì chiếc Không lực Một do quân đội quản lý. Donald Trump ngồi bên trong máy bay riêng Boeng 757. Theo Tribune, trong khi mọi người trên khắp thế giới sẵn sàng làm mọi điều có thể...