Chiến đấu cơ mạnh nhất của Không lực Philippines có khả năng gì?
Không lực Philippines hiện nay sở hữu tiêm kích đa năng hạng nhẹ FA-50 hai chỗ ngồi, thế hệ máy bay cũng đang hoạt động trong biên chế của Không quân Hàn Quốc.
Tiêm kích FA-50 hiện là chiến đấu cơ mạnh nhất trong lực lượng Không quân Philippines
Sau thời gian bị đánh giá là một trong những nước có không quân yếu nhất khu vực, Philippines đã từng bước hiện đại hóa không lực của mình bằng cách mua các chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc.
Không quân Philippines đã đặt hàng 12 chiếc FA-50 của Tập đoàn công nghiệp không gian Hàn Quốc (KAI) vào tháng 3/2014 và quá trình chuyển giao bắt đầu từ tháng 12/2015, trong đó chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao vào cuối năm 2017. Bản hợp đồng này trị giá 431,3 tỷ won (390 USD). Hiện tại họ đang cân nhắc để đặt mua thêm 36 chiếc nữa.
FA-50 là chiến đấu cơ đa năng hạng nhẹ, 2 chỗ ngồi và hiện đang hoạt động trong Không quân Hàn Quốc. Tốc độ tối đa của FA-50 là Mach 1.5, có khả năng chở tới 4,5 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, rocket, pháo và bom. Do được phát triển dựa trên nền tảng của F-16 nên chúng có khả năng cơ động rất tốt.
Video đang HOT
Cùng xem thông số chi tiết của tiêm kích mạnh nhất trong Không quân Philippines qua inforgraphic dưới đây.
(Theo Infonet)
"Đọ sức" máy bay chiến đấu hàng đầu Nga - Mỹ
Tạp chí National Interest mới đây đã đăng tải bài viết phân tích các đặc tính của ba loại máy bay quân sự nổi tiếng của Mỹ là F-35, F15 và F-16 trong tương quan so sánh với tiêm kích uy lực Su-35 của Nga nhằm tìm ra những ưu, nhược điểm của các chiến đấu cơ hàng đầu thế giới này.
Su-35 và F-35
F-35 (trên) và Su-35 (dưới) (Ảnh: Wikipedia)
Hiện nay máy bay F-35 của hãng Lockheed Martin vẫn là trụ cột trong chiến lược phát triển không quân của Lầu Năm Góc và không một quốc gia nào ngoài Mỹ có thể đáp ứng chi phí đắt đỏ để vận hành loại chiến đấu cơ này. Trong khi đó, Su - 35 của Nga, vốn được phát triển dựa trên chiến đấu cơ siêu hạng Su - 27 với các cải tiến đáng giá về khí động học, động cơ và khung sườn hứa hẹn sẽ góp mặt trong đội hình chiến đấu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Giả sử đội hình 4 chiếc F-35 phải đương đầu với 4 chiếc Su-35, kịch bản dễ đoán nhất là đội F-35 sẽ phải lùi lại và gọi viện trợ từ những "đồng đội" F-22 Raptors hoặc F-15C. Lý do là F-35 không được thiết kế cho những cuộc chiến giáp lá cà. Nó thiếu các kỹ năng về biến tốc, bán kính, góc độ tấn công và thậm chí là năng lượng dự phòng. Thêm vào đó, F-35 không thể đạt tới tốc độ và độ cao cần thiết để phát huy tối đa sức mạnh của các loại tên lửa không đối không AIM-120 như những chiếc F-22 Raptor.
Tuy nhiên, không phải là không có cơ hội cho những chiến đấu cơ của Mỹ nếu biết sử điều khiển đúng kỹ thuật. Phi công F-35 có thể tận dụng tối đa khả năng tàng hình, kết hợp cùng các cảm biến trên không và dưới mặt đất cùng với chiến thuật thông minh để che giấu nhược điểm của "quái vật" này. Nói tóm lại, F-35 không phải để dùng cho các cuộc cận chiến, nó phải ở ngoài tầm quan sát của đối phương thì mới có thể phát huy được ưu thế và sức mạnh của mình.
Su-35 và F-15C Eagle
Su-35 (trên) và F-15 (dưới) (Ảnh: Wikipedia)
Những chiếc F-15C Eagle đã phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ gần 40 năm và sẽ còn tiếp tục trong nhiều thập niên tới. Sau nhiều năm với nhiều lần cải tiến, loại chiến cơ này vẫn còn nguyên độ tin cậy và uy lực để thống lĩnh bầu trời.
Mối đe doạ lớn nhất của F-15C chính là những chiếc Su-35, vốn thực sự là những cỗ máy chiến tranh bẩm sinh. Chiến cơ Nga vượt trội F-15 trên hầu hết các phương diện, kể cả là những phiên bản cải tiến mới nhất của F-15C. Xét riêng về mặt khí động học, Su-35 chậm hơn một chút về tốc độ tối đa, nhưng lại bỏ xa đối thủ về khả năng tăng tốc nhờ có động cơ Saturn Izdeliye 117S mạnh mẽ. Thêm vào đó, với tải trọng vừa phải, Su-35 có thể bay ở tốc độ siêu thanh trong thời gian dài mà không cần dùng đến thùng nhiên liệu phụ.
Điều đáng sợ nhất ở Su-35 chính là khả năng cận chiến tuyệt đỉnh ở tốc độ thấp. Nhờ có hệ thống phòng thủ tích hợp và tên lửa hiện đại như AIM-9X hay Russian R-73, chiến cơ này không e ngại bất cứ đối thủ nào. Việc tiếp cận và chiến đấu trực diện với nó chẳng khác nào hành động tự sát, như chính các phi công đã thừa nhận.
Tuy nhiên, ở tầm trung và tầm xa, F-15C và biến thể F-15E vẫn có những ưu thế riêng nhờ hệ thống ra đa điện tử tối tân Raytheon APG-63 và APG-82, vốn được đánh giá vượt trội so với hệ thống Tikhomirov IRBIS-E lắp trên Su-35. Bên cạnh đó, xét riêng về khía cạnh chiến đấu theo đội hình, dù Su-35 hiện đang chiếm ưu thế về các cảm biến bị động dựa vào hệ thống tìm và diệt hồng ngoại IRST, nhưng các chiến cơ của Mỹ sẽ sớm được nâng cấp các hệ thống tối tân hơn nhiều, đủ để khiến các thiết bị của đối thủ trở thành đồ bỏ.
Điều đáng bàn là Su-35 và F-15 gần như tương đồng nhau xét về tổng thể, nhưng về từng khía cạnh thì thậm chí phiên bản mới nhất của F-15 cũng ít có cơ hội sánh được với đối thủ. Điều này là không thể chấp nhận được với giới chức Mỹ, quốc gia vốn luôn tự hào về nền khoa học kỹ thuật quân sự tiên tiến giờ lại phải chịu ở chiếu dưới trong cuộc đua về công nghệ.
Su-35 và F-16 Fighting Falcon
Máy bay F-16 Fighting Falcon (Ảnh: Wikipedia)
F-16 Fighting Falcon hay còn gọi là Viper, cũng là một trụ cột khác của Không quân Mỹ và các đồng minh trong nhiều thập kỉ nay. Theo thời gian, nó đã được nâng cấp từ một loại chiến đấu cơ cận chiến hạng nhẹ thành một siêu chiến đấu cơ có khả năng thực hiện đủ các loại nhiệm vụ từ triệt tiêu hệ thống phòng không cho tới thống lĩnh không phận của đối phương.
Về tương quan, Su-35 và F-35 là khá tương đồng do F-35 đã và sẽ được cải tiến trong tương lai. Còn những chiếc F-16 hiện nay thua thiệt khá nhiều so với người "đồng nghiệp". Hầu như chưa một chiếc F-16 nào được trang bị hệ thống ra đa điện tử AESA, cũng như nó không có khả năng mang theo loại tên lửa AIM-120 ở độ cao và tốc độ lớn như F-35. Hệ thống ra đa điện tử là yếu tố sống còn cho các loại chiến đấu cơ trong việc tìm diệt tên lửa cũng như phát hiện các mục tiêu cỡ nhỏ. Nếu được trang bị hệ thống hiện đại hơn thì F-16 có đủ khả năng chiến đấu với Su-35 ở tầm xa. Ở phạm vi gần hơn, mọi việc lại phụ thuộc vào kỹ năng của phi công và hiệu quả của các loại tên lửa không đối không.
Thực tế không thể chối cãi là Su-35 thực sự là một pháo đài bay đầy uy lực và đang chiếm thế thượng phong so với các đối thủ khác. Hơn bao giờ hết, Mỹ cần gấp rút đầu tư ngay vào một thế hệ chiến đấu cơ tiếp theo để có thể cân bằng tương quan lực lượng với đối thủ bên kia đại dương.
Khánh Trần
Theo National Interest
Chiến đấu cơ Su-35 Nga "sợ" tiêm kích nào của Mỹ? Chiến đấu cơ Su-35 Nga được đánh giá là mẫu máy bay chiến đấu đáng gờm mà các chiến đấu cơ F-15, F-16 hay thậm chí là F-35 Mỹ không thể sánh bằng. Chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Theo phân tích của tác giả Dave Majumbar trên National Interest, bất chấp các biện pháp trừng phạt và những khó khăn về kinh...