Chiến đấu cơ F-16 Mỹ lao xuống biển Hàn Quốc, phi công kịp thoát hiểm
Chiếc máy bay chiến đấu lao xuống vùng biển gần thành phố cảng Gunsan của Hàn Quốc. Đây là vụ tai nạn thứ hai với máy bay F-16 của Không quân Mỹ tại Hàn Quốc trong chưa đầy hai tháng.
Một chiếc chiến đấu cơ F-16. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Theo tờ Washington Post, một phi công của Lực lượng Không quân Mỹ đã nhảy dù an toàn khỏi chiếc máy bay chiến đấu F-16 bị rơi xuống vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam Hàn Quốc ngày 31/1 trong vụ tai nạn máy bay thứ hai trong vòng chưa đầy hai tháng với lực lượng này.
Phi công chưa rõ danh tính vẫn tỉnh táo và được chuyển đến cơ sở y tế để đánh giá – theo thông báo của Phi đội máy bay chiến đấu số 8 Không quân Mỹ.
Đơn vị này cho biết họ đã hợp tác chặt chẽ với các đối tác Hàn Quốc để giải cứu phi công, người đã gặp phải tình huống khẩn cấp chưa xác định trên chuyến bay và nhảy dù ra ngoài trước khi máy bay lao xuống biển gần thành phố cảng Gunsan. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra.
Video đang HOT
Đại tá Matthew C. Gaetke, chỉ huy trưởng Phi đội số 8, cho biết: “Chúng tôi rất biết ơn lực lượng cứu hộ Hàn Quốc và tất cả đồng đội đã giúp phi công của chúng tôi phục hồi nhanh chóng. Bây giờ chúng tôi sẽ chuyển trọng tâm sang tìm kiếm và trục vớt máy bay.”
Một nguồn tin khác cũng nói với Yonhap: “Chiếc máy bay chiến đấu đã rơi xuống nước và phi công được cứu vẫn an toàn”.
Phi đội máy bay chiến đấu số 8, bao gồm hai đội F-16, trước đó đã hứng chịu một vụ tai nạn F-16 vào tháng 12/2023. Sau đó, đơn vị này cho biết phi công gặp sự cố trong chuyến bay huấn luyện định kỳ và đã phóng ra an toàn trước khi máy bay lao xuống biển.
Vào tháng 5/2023, một chiếc F-16 khác cũng bị rơi gần Căn cứ Không quân Osan ở phía Tây Bắc Hàn Quốc. Các quan chức tiết lộ một số chi tiết về vụ việc nhưng cho biết phi công đang tham gia một nhiệm vụ huấn luyện định kỳ trong vụ tai nạn và đã thoát hiểm.
Ukraine thừa nhận thách thức khi vận hành chiến đấu cơ F-16
Không quân Ukraine thừa nhận sẽ gặp khó khăn trong việc vận hành cả máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất và máy bay chiến đấu thời Liên Xô.
Máy bay chiến đấu F-16 của Đan Mạch tại Căn cứ Không quân Fighter Wing Skrydstrup gần Vojens, Đan Mạch tháng 5/2023. Ảnh: AFP
Theo kênh truyền hình RT, người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine Yury Ignat thừa nhận Ukraine sẽ gặp khó khăn trong việc bảo trì và vận hành các máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất dự kiến giao cho nước này vào cuối năm nay.
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia ngày 13/1, ông Yury Ignat cho biết ông đảm bảo cuối cùng Kiev sẽ chuyển hoàn toàn từ các phương tiện thời Liên Xô sang máy bay chiến đấu của phương Tây, bao gồm F-16 của Mỹ và Gripen của Thụy Điển. Trước đó, Stockholm thông báo nước này có thể giao máy bay cho Ukraine nhưng trước tiên phải được NATO thông qua.
Tuy nhiên, cho đến khi quân đội Ukraine chuyển sang sử dụng máy bay mới, họ sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng do cơ sở hạ tầng cho máy bay NATO phải được chuẩn hóa.
"Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi có 4 loại máy bay thời Liên Xô. Chúng tôi muốn tiếp nhận thêm những chiếc F-16 và các loại máy bay khác của phương Tây. Việc bảo trì và vận hành các loại máy bay khác nhau sẽ vô cùng khó khăn", người phát ngôn Ignat lý giải.
Các nước phương Tây đã tuyên bố thành lập một liên minh để giúp Ukraine mua máy bay chiến đấu F-16 và đào tạo phi công lái những máy bay chiến đấu tiên tiến đó vào năm ngoái. Các quan chức Kiev dự kiến đợt giao hàng đầu tiên sẽ diễn ra vào năm 2024. Hà Lan và Đan Mạch là hai nước dẫn đầu nỗ lực này, cam kết sẽ chuyển giao 61 chiếc.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng, báo Berlingske của Đan Mạch đưa tin việc bàn giao F-16 của Copenhagen sẽ bị trì hoãn tới 6 tháng. Vào thời điểm đó, ông Ignat kêu gọi công chúng tin tưởng vào các tuyên bố chính thức, phớt lờ những tin đồn trên phương tiện truyền thông.
Nhiều lần lên án các đợt bàn giao vũ khí của phương Tây tới Ukraine, Nga cảnh báo việc cung cấp F-16 sẽ không giúp Kiev thay đổi tình hình ở tiền tuyến, đồng thời tuyên bố sẽ tiêu diệt F-16 cùng các thiết bị khác do nước ngoài cung cấp.
Hồi tháng 7/2023, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã gọi đợt giao máy bay sắp tới là diễn biến nguy hiểm, đồng thời nhấn mạnh rằng một số sửa đổi của F-16 có thể khiến phương tiện này mang theo vũ khí hạt nhân.
Na Uy gửi máy bay chiến đấu cũ đến đào tạo phi công Ukraine Lực lượng vũ trang Na Uy cho biết những chiếc máy bay này đã phục vụ quân đội hơn 40 năm. Máy bay chiến đấu F-16 của Na Uy hạ cánh ở Đan Mạch tham gia huấn luyện phi công Ukraine. Ảnh: Lực lượng Vũ trang Na Uy Theo thông báo của lực lượng vũ trang Na Uy đăng trên nền tảng X,...