Chiến đấu cơ Anh khống chế máy bay mất liên lạc của Latvia
Hai chiến đấu cơ của Không quân Hoàng gia Anh hôm qua bay với tốc độ siêu thanh và dọa “bắn rơi” một máy bay chở hàng của Latvia, sau khi nó mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu.
Chiến đấu cơ Typhoon của không quân Anh. Ảnh: PA
Hai chiến đấu cơ Typhoon hôm qua chặn máy bay chở hàng của Latvia trên bầu trời hạt Kent, đông nam nước Anh sau khi nó mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu. Hai chiếc Typhoon áp giải máy bay Antonov của Latvia xuống sân bay Stansted, trước khi cảnh sát vây quanh phi cơ để xác nhận không có vấn đề trên khoang. Máy bay sau đó được tiếp tục hành trình tới Birmingham.
Việc mất liên lạc là do sự thay đổi thẩm quyền không phận, Independentdẫn lời cảnh sát cho biết.
Một nhóm những người yêu thích hàng không có tên EGXCinfo đăng tải đoạn âm thanh lên mạng xã hội Twitter, cho rằng phi công Anh đã phát lời đe dọa bắn hạ máy bay nếu phi công không liên lạc. “Tôi được chỉ thị của chính phủ và nữ hoàng Anh cảnh báo với anh rằng nếu không phản hồi ngay lập tức mệnh lệnh của tôi, anh sẽ bị bắn hạ”, giọng nói trong đoạn ghi âm cho biết. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Anh từ chối xác nhận bình luận.
Video đang HOT
Để chặn phi cơ Antonov do Nga sản xuất, hai chiến đấu cơ Typhoon phải bay với vận tốc siêu thanh, tạo ra tiếng nổ lớn trong bán kính 80 km. Nhiều cư dân địa phương hoảng hốt và nhanh chóng lên mạng xã hội để hỏi liệu Kent có bị rung chuyển vì động đất hay một vụ nổ nào không.
Không quân hoàng gia Anh sau đó lên tiếng giải thích về vụ việc. “Để thực hiện vai trò phản ứng nhanh, các chiến đấu cơ Typhoon được phép di chuyển với tốc độ siêu thanh. Chúng tôi rất tiếc vì bất cứ sự phiền hà nào do tiếng ồn gây nên”, người phát ngôn lực lượng này cho hay.
Vị trí hạt Kent và sân bay Stansted. Đồ họa: BBC
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ triển khai xe tăng đến Latvia để ngăn chặn mối đe dọa từ Nga
Nằm trong chương trình "phô trương" sức mạnh của NATO nhằm đối phó với Nga, hôm 14-10, xe tăng của Mỹ đã đến Latvia và được triển khai trên khắp các nước vùng Baltic và Ba Lan trong hai tuần để chuẩn bị cho các bài tập huấn luyện sắp tới.
Chỉ huy của Lữ đoàn 1 thuộc Sư đoàn Kị binh 1, John Di Giambattista nói rằng: "Đây không phải là một nhiệm vụ đào tạo, hay một chuyến đi vượt Đại Tây Dương, càng không phải là một cuộc diễn tập đa quốc gia. Đây chính là cam kết của chúng tôi, trong việc trấn an các đồng minh về sức mạnh của NATO".
Binh sĩ Mỹ được triển khai đến Latvia hôm 14-10
Sư đoàn Kị binh 1 của Mỹ có một quá trình lịch sử phát triển lâu dài. Nó được thành lập năm 1921, là một lực lượng mạnh mẽ tham chiến trong Thế chiến thứ 2, cũng như trong các cuộc chiến ở Hàn Quốc và Việt Nam. Trong thế kỷ 21, lực lượng hùng hậu này cũng có mặt trong chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Sự có mặt của Sư đoàn Kị binh số 1 của Mỹ trên đất Latvia chính là kết quả của thỏa thuận được đồng ý tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales hồi tháng 9-2014, nhằm tạo ra một lực lượng phản ứng nhanh của liên minh ở Đông Âu.
Mỹ triển khai xe tăng đến Latvia để ngăn chặn mối đe dọa từ Nga
Latvia cũng như các nước láng giềng vùng Baltic và Ba Lan đã hoan nghênh việc triển khai quân đội và xe tăng của NATO nhằm chống lại mối đe dọa từ Nga. Họ coi hành động của Mỹ chính là góp một phần rất lớn trong công cuộc bảo vệ các quốc gia thuộc Liên Xô, trước sự "xâm lược" của Nga.
Martins Liberts, chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh Latvia nói rằng quân đội nước ông may mắn khi được làm việc cùng với đồng minh: "Thành thật mà nói, kể từ khi độc lập, chúng tôi không có cơ hội làm việc với đồng minh của mình, nhưng bây giờ chúng tôi đã có thể. Đây sẽ là một kinh nghiệm quý báu cho quân đội Latvia".
Đây không phải lần đầu tiên, xe tăng được triển khai tới châu Âu, kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Vào tháng 2 năm nay, 29 chiếc M1A2 Abrams đã được gửi đến Đức để thay thế cho những xe tăng cùng loại đã lỗi thời. Xe tăng Abrams cùng 33 xe chiến đấu bộ binh và nhiều trang thiết bị hạng nặng khác sẽ được bố trí tại Grafenwohr Đức, cách 220km về phía bắc Munich để tham gia các bài tập huấn luyện.
Xe tăng M1A2 Abrams được cải tiến từ M1A1 Abram, từng được sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Abrams được trang bị một khẩu pháo nòng trơn 120mm M256A1, một khẩu súng máy M240 7.62mm. 20 chiếc xe tăng Abrams cùng với 700 binh sĩ bộ binh sẽ tạo ra một lực lượng chiến đấu hùng mạnh sẵn sàng tấn công quân địch.
Theo ANTD
Mỹ triển khai xe tăng và xe bọc thép tới Latvia Ngày 18-9, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Latvia cho biết, Mỹ sẽ triển khai 4 chiếc xe tăng, 12 xe bọc thép và 150 binh lính đến nước này để tăng cường an ninh của các quốc gia Baltic. Theo phát ngôn viên Kaspars Galkins, một phi đội thuộc Lữ đoàn đổ bộ đường không số 173 của Mỹ, đồn trú tại...