“Chiến binh vô hình” chặn Trung Quốc trước ngưỡng Biển Đông
So với Kilo 636MV của Hải quân Việt Nam, tàu ngầm lớp Archer không hề thua kém về công nghệ và hệ thống điện tử.
RSS Archer một trong những sát thủ đáng gờm trên biển Đông
Cùng với “hố đen” Kilo 636MV và “rắn độc” Scorpène, “chiến binh vô hình” Archer sẽ là đối thủ mà Hải quân Trung Quốc không thể dễ dàng lấn lướt.
“Át chủ bài” của Hải quân Singapore
Vài năm trở lại đây, chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc đã thể hiện quá rõ ràng khi xây dựng nhiều công trình trái phép trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và liên tục quấy rối trên Biển Đông.
Singapore sở hữu đường biển chỉ dài 193km, so với các quốc gia ASEAN khác thì chưa thấm vào đâu nhưng vùng biển này được coi như là khu vực có tầm ảnh hưởng và quan trọng bậc nhất trên thế giới hiện nay. Đây được coi như là cửa ngõ để tiến vào Biển Đông, nơi có mật độ giao thương hàng hóa hải cảng đứng thứ 5 trên thế giới và ngày một tăng trong những năm gần đây. Nếu Trung Quốc muốn độc chiếm được biển Đông thì tất nhiên cần phải kiểm soát được vị trí này.
Một điều nữa khiến Trung Quốc thèm khát Biển Đông, đó là trữ lượng dầu mỏ. Trong khi đó, Singapore được đánh giá là có trữ lượng dầu mỏ phong phú. Thế nên, Singapore cũng khó có thể thoát khỏi lòng tham vô đáy của Trung Quốc.
Tình hình này buộc Singapore cùng các nước trong khu vực phải củng cố khả năng phòng thủ để bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và tàu ngầm là “con át chủ bài” được nhiều quốc gia lựa chọn. Trong đó, Archer, lớp tàu ngầm tấn công được xem như là “kẻ vô hình” với bất kỳ hệ thống sonar nào trên thế giới, là lựa chọn của Hải quân Cộng hòa Singapore (RSN).
“Kẻ vô hình” trên biển Đông
Archer là một lớp tàu ngầm tấn công được phát triển từ lớp tàu ngầm Vstergtland sử dụng động cơ diesel-điện, ban đầu được biên chế cho Hải quân Hoàng gia Thụy Điển nhằm đề phòng trước những chiếc tàu ngầm khổng lồ của người Nga. Hiện nay, sau nhiều lần nâng cấp, cải tiến và mới nhất là dự án nâng cấp “Northern Light” do phía Singapore và Thụy Điển hợp tác, Archer trở thành một trong những sát thủ có sức mạnh kinh hoàng nhất hiện nay, với những công nghệ mới nhất và những loại vũ khí có sức tấn công mạnh mẽ.
Video đang HOT
“Chiếc bánh” Singapore rất ngon nhưng để độc chiếm nó Trung Quốc sẽ phải trả cái giá khá đắt.
Được đặt hàng năm 2005, cho đến nay, cả 2 chiếc thuộc lớp Archer đều đã đi vào hoạt động với vai trò là tàu ngầm tấn công chính của RSN. Chiếc đầu tiên mang tên RSS Archer (cung thủ) được biên chế vào năm 2011, chiếc còn lại là RSS Swordman (kiếm thủ) cũng đã được biên chế vào năm 2012.
Theo các chuyên gia của viện nghiên cứu quân sự tại Singapore thì 2 chiếc lớp Archer này được đánh giá rất cao nhờ những công nghệ hiện đại và mới nhất của phía Thụy Điển, đồng thời có cả các công nghệ do chính Singapore nghiên cứu. Theo giáo sư Alex Koh từ Viện nghiên cứu Katnam của Singapore thì: “Với Archer và lớp Challenger đang phục vụ trong các biên đội tàu ngầm của Singapore thì khó có quốc gia nào xâm phạm được chủ quyền của Singapore”.
RSS Swordman – một trong những đối thủ khó nhằn của bất kỳ kẻ địch nào.
Như đã nói Archer ứng dụng các công nghệ mới nhất từ phía Thụy Điển và Cục công nghệ quốc phòng & phòng vệ Singapore nghiên cứu hợp tác trong suốt 5 năm liền.
Thiết kế tàu với hình dạng giọt nước và được tích hợp công nghệ AIP tương tự như trên các chiếc tàu Kilo mà Việt Nam sắp nhận được tới đây. Tuy nhiên, AIP của lớp Archer có một số khác biệt so với Kilo như hệ thống AIP của Archer là tích hợp ngay trên thân tàu nên nó nhỏ hơn so với hệ thống AIP đồ sộ mà Nga tự phát triển (tuy nhiên AIP của Nga lại giúp cho các tàu ngầm có thể lặn lâu hơn bình thường. Kilo 636MV của phía Việt Nam được trang bị AIP có thể hoạt động dưới nước liên tục lên đến 45 ngày mà không cần nổi lên, còn Archer thì là 35 ngày).
Công nghệ AIP này phía Nga và cả Thụy Điển đều được xem là những bí mật quốc gia nên một quốc gia chuyên đi sao chép bản gốc như Trung Quốc sẽ không bao giờ có được. Vì vậy, một chiếc Kilo của phía Trung Quốc chỉ hoạt động được tối đa là 2 ngày.
Mk 48 có thể tiêu diệt bất kì kẻ nào xâm phạm lãnh hải Singapore.
Ngoài ra, AIP còn là chìa khóa khiến cho Kilo được mệnh danh là “Hố đen” và Archer là “Kẻ vô hình”. Công nghệ AIP cho phép lợi dụng sức đẩy của không khí, đẩy con tàu đi bên dưới mặt nước vô cùng êm ái, kết hợp chuyển động nhẹ nhàng của các chân vịt, nhờ đó, ít phát ra các tiếng động.
“Kiếm” và “Tên” của chiến binh Archer
Archer không được trang bị các tên lửa tối tân như Kilo của Việt Nam bởi Việt Nam cần có các vũ khí tầm xa và trải dài, còn Singapore đường bờ biển chỉ bằng 1/10 so với Việt Nam nên sự lựa chọn của RSN với Archer là các loại ngư lôi có sức công phá hủy diệt mạnh. Một trong số đó là loại Mark 48 di chuyển trong mặt nước với vận tốc 107km/h, không thua kém gì loại ngư lôi Shkval 2E có khả năng được trang bị cho Kilo 636MV.
Ngoài ra, Archer còn được trang bị đến 9 ống phóng ngư lôi loại 533mm. Mỗi ống phóng có thể phóng cùng lúc đến 2 loạt ngư lôi, nghĩa là trong một thời gian ngắn nhất định, Archer có thể phóng ra đến 18 quả ngư lôi. Các ngư lôi của Archer đều được trang bị các đầu dẫn thông minh với 2 cơ chế làm việc:
- Dò đường theo vị trí phát ra tiếng động của đối phương hoặc đường đi của các ngư lôi mà đối phương bắn đi. Sau đó, nó sẽ thu thập các dữ liệu này và truyền về cho khoang chỉ huy của Archer. Tại đây, các dữ liệu sẽ được phân tích và dẫn đường cho các ngư lôi để tấn công chính xác mục tiêu. Archer được đánh giá là một trong những loại tàu ngầm có khả năng tiêu diệt mục tiêu cao nhất nhờ những ngư lôi “có mắt” của mình.
- Dẫn đường bằng công nghệ định vị vệ tinh hoặc GPS. Chủ yếu nhằm tấn công tàu nổi hoặc các phương tiện di chuyển trên mặt nước.
Rõ ràng, nếu có một cuộc xung đột với các quốc gia ASEAN thì Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc sẽ phải đương đầu với quá nhiều đối thủ khó xơi bởi họ sở hữu những “sát thủ” trứ danh trên thế giới.
So với Kilo 636MV của Hải quân Việt Nam, Archer cũng không thua kém gì về công nghệ và hệ thống điện tử. Archer được trang bị hệ thống định vị sonar nâng cấp cải tiến mới nhất của hãng Thales lừng danh trên thế giới. Thales được mệnh danh là “kẻ săn mồi” khét tiếng trên thế giới nhờ công nghệ định vị sonar và sóng âm hiện đại bậc nhất. Bên cạnh đó, hệ thống định vị sonar này còn được tích hợp thêm một hệ thống khác do Singapore và Hoa Kỳ hợp tác chế tạo là hệ thống định vị sonar quét mảng song song (DCNS SUBTICS). Với 2 hệ thống này thì khó có một con mồi nào thoát khỏi được nó.
Xét về tổng thể, Singapore có biên đội tàu ngầm tấn công lớn nhất Đông Nam Á. Họ sở hữu đến 6 chiếc tàu ngầm, 4 chiếc thuộc lớp Challenger và 2 chiếc thuộc lớp Archer. Hai lớp tàu ngầm này có thể gọi là bất khả chiến bại ở những khu vực tác chiến biển sâu như biển Đông với lợi thế về hệ thống điện tử có khả năng tương thích với nhau rất cao và có thể hoạt động ăn ý trong mọi điều kiện tác chiến. Cùng với đó là khả năng tác chiến linh hoạt ở mọi vùng biển nông hoặc sâu nhờ thiết kế đặc biệt của chúng. Cả 2 đều được trang bị một hệ thống chân vịt được gọi là X-Rudder có khả năng giúp cho con tàu xoay chuyển một cách linh hoạt và cơ động hơn bất kỳ loại tàu ngầm nào hiện nay. Xét về mức độ cơ động và linh hoạt, chúng “ăn đứt” bất kỳ loại tàu ngầm nào của Hải quân Trung Quốc.
Với những “chiến binh” gác cửa lợi hại như Archer, rõ ràng, Singapore không phải là đối thủ mà Trung Quốc có thể dễ dàng lấn lướt.
Theo xahoi
Tiết lộ về loạt tàu ngầm mang tên thành phố biển Việt Nam
Tờ Người đóng tàu Nga đưa tin, tàu ngầm Kilo 636MV thứ 3 chuẩn bị hạ thủy cho Việt Nam sẽ được đặt số hiệu là 184 Hải Phòng, lấy tên theo thành phố cảng nổi tiếng của Việt Nam.
Hiện tại nhà máy đóng tàu Admiralty đang gấp rút hoàn thành các công đoạn cuối cùng của tàu ngầm.
Trang tin này còn dự đoán các tàu ngầm thứ 4 sẽ được đặt tên là 185 Đà Nẵng, tàu ngầm thứ 5 mang tên 186 Khánh Hòa và chiếc thứ 6 mang tên 187 Vũng Tàu theo tên của các thành phố biển nổi tiếng dọc theo bờ biển Việt Nam.
Dự kiến tàu ngầm Kilo 184 Hải Phòng sẽ được hạ thủy vào tháng 8/2013. Bên cạnh đó, 2 tàu ngầm đã hạ thủy trước đó là 182 Hà Nội và 183 TP Hồ Chí Minh đang tiến hành các hoạt động thử nghiệm trên biển và thử nghiệm tĩnh tại nhà máy.
Riêng tàu ngầm Hà Nội đã thực hiện hơn 100 lần thử nghiệm lặn ở nhiều độ sâu khác nhau, các thử nghiệm đều đạt và vượt các yêu cầu đề ra. Dự kiến tàu ngầm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ được bàn giao cho phía Việt Nam vào cuối năm 2013.
Bên cạnh đó, Nga cũng đang gấp rút hoàn thành trung tâm huấn luyện tàu ngầm Kilo cho Việt Nam, dự kiến trung tâm này sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2013. Với sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam đang tiến từng bước vũng chắc trong việc hình thành hạm đội tàu ngầm điện - diesel được đánh giá hàng đầu khu vực.
Trung tâm huấn luyện tàu ngầm Kilo của Việt Nam được đánh giá hiện đại hàng đầu khu vực, trung tâm này sẽ là công cụ quan trọng để Việt Nam đi tắt đón đầu làm chủ những công nghệ cao được trang bị trên tàu ngầm Kilo.
Tàu ngầm thứ 3 184 Hải Phòng đang được gấp rút hoàn thành tại nhà máy đóng tàu Admiralty.
Trong khi đó, theo thông báo từ Cơ quan báo chí tỉnh Kaliningrad, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam sẽ đến thăm tỉnh Kaliningrad.
Theo kế hoạch, Tỉnh trưởng tỉnh Kaliningrad Nikolai Tsukanov và Tư lệnh Hạm đội Baltic Viktor Kravchuk sẽ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay tại sân bay. Ngay sau lễ đón, đoàn Việt Nam bao gồm các bộ trưởng, các nhà ngoại giao và phóng viên báo chí, sẽ đi thẳng đến nhà máy sửa chữa và đóng tàu biển phương Tây ở thành phố Svetly để thị sát tàu ngầm kilo phía Nga đóng cho Hải quân Việt Nam theo hợp đồng đã ký năm 2009, đang trong quá trình thử nghiệm. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thị sát việc đào tạo thủy thủ đoàn Việt Nam.
Rời thành phố Svetly, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở về khách sạn Pedisson và sau đó có cuộc gặp với Tỉnh trưởng Kaliningrad Nikolai Tsukanov. Các vấn đề về hợp tác văn hóa và kinh doanh sẽ là chủ đề trao đổi giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Nikolai Tsukanov.
Theo vietbao
Việt Nam sẽ có trung tâm huấn luyện tàu ngầm Trong khuôn khổ hợp đồng mua bán 6 tàu ngầm Kilo giữa Nga và Việt Nam, công ty cổ phần Hiệp hội khoa học và sản xuất AVRORA đang tiến hành xây dựng trung tâm huấn luyện tàu ngầm cho phía Việt Nam. Trung tâm huấn luyện này sẽ được hoàn thành sớm trong năm nay để phục vụ quá trình chuyển giao...