Chiếm tới 85% thị phần trong nước, Vinasoy tính tìm động lực tăng trưởng mới từ thị trường Trung Quốc
Sang tháng 10, Vinasoy tiếp tục đà tăng trưởng 11% sản lượng, cao hơn so với mức tăng trưởng đương đương ngành là 8,6%. Do đó, Vinasoy giữ thị phần trên 85%. Trong bối cảnh trên, ban lãnh đạo Đường Quảng Ngãi ( QNS) tỏ ra khá tự tin với mảng sữa đậu nành thời gian tới.
Sau thời gian liên tục sụt giảm kéo lùi lợi nhuận toàn Công ty, mảng sữa đậu nành Vinasoy của Đường Quảng Ngãi (QNS) phát đi tín hiệu tốt thời gian gần đây. Theo doanh nghiệp, kết quả trên có được nhờ việc tiết giảm đáng kể chi phí đầu vào.
Mảng sữa tăng trưởng sau thời gian sụt giảm
Luỹ kế 9 tháng, mảng kinh doanh sữa đậu nành QNS ghi nhận tăng trưởng 15% doanh thu và 24% lợi nhuận trước thuế. Trong khi tăng trưởng doanh thu sát với kế hoạch của ban lãnh đạo năm 2019 (tăng 13% sản lượng và 2% giá bán trung bình do thay đổi cơ cấu danh mục sản phẩm), tỷ suất lợi nhuận gộp tăng 300 bps do giá nguyên liệu thô thấp (đậu tương, đường), cũng như giá bán tăng, Chứng khoán SSI ghi nhận tại báo cáo mới đây.
Sang tháng 10, Vinasoy tiếp tục đà tăng trưởng 11% sản lượng, cao hơn so với mức tăng trưởng đương đương ngành là 8,6%. Do đó, Vinasoy giữ thị phần trên 85%. Trong bối cảnh trên, ban lãnh đạo tỏ ra khá tự tin với mảng sữa đậu nành thời gian tới, cơ sở hỗ trợ bao gồm:
Thứ nhất toàn ngành có 2 yếu tố thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ sữa đậu nành dài hạn: xu hướng tiêu thụ sữa hạt tăng và thay đổi thói quen sử dụng sữa đậu nành không có nhãn hiệu sang loại có thương hiệu. Mặc dù chiếm thị phần vượt trội, Vinasoy cũng có vị thế tốt để hưởng lợi từ việc này, giới phân tích cho hay.
Thứ hai về phía doanh nghiệp, trong năm 2020 Vinasoy cho biết sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, nơi Công ty đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại gần đây và công ty đã chuẩn bị 5 SKU riêng cho thị trường Trung Quốc.
Một điểm đáng chú ý, từng bị nhận xét ít ý tưởng trong kinh doanh, cũng như việc chậm triển khai các dự án mới từng kéo lùi tăng trưởng giai đoạn từ đầu năm 2019 về trước, Vinasoy đang cho thấy sự cải thiện trong vấn đề này. Năm 2020, Vinasoy lên kế hoạch ra mắt khoảng 15 SKU với nhiều lựa chọn khác nhau như bổ sung thêm các loại hạt khác nhau và đa dạng hơn về mẫu mã (so với 4 SKU trong năm 2019) để phục vụ nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.
Song song, ban lãnh đạo cũng chia sẻ đã chốt giá đậu tương cho hoạt động sản xuất năm 2020 (đối với đậu tương không biết đổi gen, các đơn đặt hàng được chốt trước 9-12 tháng để các nhà cung cấp có thời gian trồng đậu tương). Hiện, khoảng 70% nguồn cung đậu tương của QNS vẫn phải nhập khẩu.
Mảng đường vẫn còn gây thất vọng, đợi chờ cuộc chơi mới 2020
Video đang HOT
Mặc dù mảng sữa đảo chiều tăng trưởng trở lại, mảng đường của QNS vẫn gây nhiều thất vọng. Chi tiết, doanh thu đường Công ty giảm gần 28% trong 9 tháng đầu năm do sản lượng đường giảm. Theo ban lãnh đạo, sản lượng sản xuất năm 2018/2019 chỉ đạt 140 nghìn tấn, giảm 33% do năng suất mía thấp, cũng như diện tích trồng mía giảm.
Luỹ kế 9 tháng, tổng sản lượng tiêu thụ đường đạt 120 nghìn tấn, giảm 25%. Trong khi đó giá đường trung bình giảm 3% dẫn đến tỷ suất lợi nhuận gộp mảng đường giảm xuống chỉ còn 6% so với mức 11,5% (9 tháng đầu năm ngoái).
Kết quả, mảng đường chỉ ghi nhận 19 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với 136 tỷ đồng thu về cùng kỳ năm 2018. Mặc dù vậy, QNS sớm chuẩn bị cho thay đổi chính sách và từ năm 2020 công suất của Công ty sẽ tăng lên đáng kể nhờ đầu tư vào dây chuyền luyện đường RE.
Chi tiết, ngành mía đường Việt Nam dự báo sẽ trải qua những thay đổi lớn từ năm 2020, khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ( ATIGA) có hiệu lực. Trước ATIGA, hạn ngạch nhập khẩu chỉ ở mức 90 nghìn tấn/năm (trong vụ mùa 2018/2019) với 5% thuế suất, trong khi thuế suất ngoài hạn ngạch rất cao ở mức 80-85%. Từ 1/1/2020, hạn ngạch sẽ được gỡ bỏ đối với đường (cả đường tinh luyện và đường thô) từ các nước ASEAN với mức thuế suất là 5%. Điều này sẽ gây ra nguy cơ lớn đối với ngành mía đường trong nước, đặc biệt do đường Việt Nam thiếu khả năng cạnh tranh do chi phí sản xuất cao. Phía Chính phủ cũng có động thái nào bảo vệ các công ty đường trong nước, đơn cử quy định muốn nhập khẩu thì phải xin giấy phép, hoặc tăng thuế nhập khẩu… Điều đó có nghĩa là Việt Nam chỉ chỉ nhập khẩu khi đường khi sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, ưu ái QNS và các công ty nội địa.
Cùng với đó, theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, nguồn cung đường trong năm 2020 sẽ vào khoảng 1 triệu tấn – giảm đến 20% do diện tích nuôi trồng giảm, trong khi tổng nhu cầu ước tính đạt khoảng 1,5-1,6 triệu tấn. Nguồn cung thiếu hụt còn lại sẽ được nhập khẩu (chủ yếu từ Thái Lan), hoặc các nhà máy trong nước (có dây chuyền tinh luyện riêng) sẽ nhập khẩu đường thô để sản xuất.
Đây là cơ hội cho QNS, chưa kể công suất lớn đồng nghĩa với việc QNS sẽ có lợi thế về giá thành so với các nhà máy nhỏ, SSI cho biết. Tổng cộng, công suất của QNS có thể đạt 500-600 nghìn tấn đường mỗi năm, chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu đường trong nước.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Trung Quốc siết mạnh, khối hàng tỷ USD của Việt Nam đổ dốc
Hàng loạt mặt hàng trái cây Việt như thanh long, sầu riêng, chanh leo, mít Thái,... giá đều giảm mạnh. Nguyên nhân một phần do Trung Quốc xiết chặt nhập khẩu.
Giá trái cây lao dốc
Báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, tháng 11/2019 là thời điểm thu hoạch xong vụ sầu riêng năm 2019 tại Đắk Lắk, tuy nhiên so với những năm trước giá sầu riêng năm nay đã giảm khoảng 20.000 đồng/kg.
Nguyên nhân chính là từ giữa năm 2019, Trung Quốc đã siết chặt hoạt động nhập khẩu, trong khi sầu riêng là mặt hàng chưa được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này. Do đó, năm nay giá sầu riêng đầu vụ được thương lái thu mua ở mức 40.000 đồng/kg, đến cuối vụ giá mới được 55.000-60.000 đồng/kg.
Tương tự, giá chanh leo cũng có xu hướng đi xuống, hiện chỉ dao động từ 7.000-8.000 đồng/kg đối với chanh loại A, B. Riêng những loại chanh xấu (chiếm từ 30-35% sản lượng), giá tại thời điểm này chỉ còn khoảng 2.000-4.000 đồng/kg.
Giá chanh leo đang giảm mạnh
Đáng chú ý, hơn một tháng qua, nhiều chủ vựa thay vì đóng hàng đi xuất khẩu thì đã phải lựa chọn thị trường trong nước để tiêu thụ.Trong khi đó, giá thanh long tại các nhà vườn ở Bình Thuận từ đầu vụ chong đèn nghịch mùa 2019 đến nay luôn ở dưới mức 10.000 đồng/kg. Cao điểm từ đầu tháng đến nay, giá chỉ còn ở mức 5.000-7.000 đồng/kg. Kéo theo đó, không chỉ các hộ nông dân có thanh long đang chín mà những hộ đang chong đèn đón lứa bán vụ Tết Nguyên đán cũng đang trong tâm lý lo ngại.
Cùng cảnh ngộ, giá mít Thái tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL giảm khoảng 50% so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức thấp nhất trong gần 4 tháng qua.
Tại Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Hậu Giang, mít loại 1 (từ 9 kg/trái trở lên) có giá 20.000-21.000 đồng/kg; mít loại 2 (từ 6kg đến dưới 9kg/trái) có giá 11.000-12.000 đồng/kg; còn mít loại 3 có giá khoảng 9.000 đồng/kg.
Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, giá mít Thái giảm chủ yếu do nguồn cung tăng, nông dân tăng diện tích trồng. Trong khi đó, tiểu thương và vựa thu mua trái cây giảm thu mua mít Thái vì đầu ra xuất khẩu chậm so với trước, nhất là xuất khẩu trái tươi sang thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh
Theo thống kê, giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng năm 2019 ước đạt 3,5 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2018; tính cả 10 tháng đầu năm giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam, chiếm 66,8% thị phần, đạt 2,08 tỷ USD. Song, giá trị xuất khẩu rau quả sang thị trường này lại giảm tới 13,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Cục Chế biến, xuất khẩu hàng rau quả trong 10 tháng 2019 giảm mạnh do giá trị xuất khẩu của nhiều mặt hàng rau quả chính giảm.
Đơn cử, thanh long xuất khẩu đạt 974,3 triệu USD (chiếm 31,3% tỷ trọng xuất khẩu), giảm 8,9%; sầu riêng đạt 759 triệu USD (chiếm 6,9%), giảm 17,4%; dừa đạt 109 triệu USD, giảm 34,9%; nhãn đạt 104,4 triệu USD giảm 56,2%; ớt đạt 56 triệu USD, giảm 47,7%; dưa hấu đạt 55,7 triệu USD, giảm 26,4%; nấm hương đạt 45,7 triệu USD, giảm 59,3%; khoai lang đạt 35 triệu USD, giảm 43,6%; mộc nhĩ đạt 20,7 triệu USD, giảm 58,3%... so với cùng kỳ năm 2018.
Xuất khẩu nhiều mặt hàng trái cây của Việt Nam giảm do Trung Quốc siết nhập
Trái ngược với xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng rau quả 11 tháng năm 2019 lại tăng mạnh khi kim ngạch ước đạt 1,63 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Thái Lan là thị trường Việt Nam nhập khẩu rau quả nhiều nhất, đạt 448,2 triệu USD, chiếm 29,7%, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2018 (593 triệu USD).
Ở thị trường Trung Quốc, trong khi xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang nước này giảm tới 13,7% thì chiều nhập khẩu lại tăng 10,1%, chiếm 25,6% thị phần.
Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho rằng, từ đầu năm đến nay, mặc dù giá trị xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan,... tăng mạnh nhưng khó có thể bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc, bởi 66,8% giá trị xuất khẩu được tạo nên bởi thị trường này.
Để nắm bắt cơ hội, Việt Nam ngoài việc cần đẩy nhanh đăng kí mã số vùng trồng, mã số đóng gói cơ sở để doanh nghiệp có thể xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, cần cải thiện thêm về chất lượng nông sản, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đạt được những tiêu chuẩn gắt gao của thị trường châu Âu và các thị trường khó tính khác.
Trước đó, chia sẻ về vấn đề chuyển hướng xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc, tại tọa đàm "Thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch nông sản vào thị trường Trung Quốc" tổ chức giữa tháng 11, bà Mai Thị Ánh Tuyết - ĐBQH An Giang, Ủy viên Ủy ban Kinh tế cho biết, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc mới đáp ứng thị trường cấp thấp. Thế nên, khi Trung Quốc nâng cao chất lượng vệ sinh ATTP, chúng ta bị tác động ngay. Bằng chứng, kim ngạch xuất khẩu sụt giảm từ 2018 đến nay.
Ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, cho rằng, khi họ đã vượt ngưỡng thu nhập 10.000 USD/người, đừng nhìn thị trường Trung Quốc bằng con mắt của người có 2.436 USD bình quân của Việt Nam.
Ông Kiên lưu ý việc chuyển đổi chính sách nhập khẩu của Trung Quốc là điều tất yếu, không phải họ gây khó khăn, là xu thế tất yếu của việc phát triển của một nền kinh tế. Theo đó, phải nhìn nhận lại mình, nhìn nhận lại thị trường mà chúng ta định hướng tới để có những thay đổi cho phù hợp.
Theo Tâm An/Vietnamnet
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 726,41 nghìn tấn, trị giá 974,77 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 8,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Ảnh minh họa. Bộ Công thương cho biết, trong 10 ngày đầu tháng 10/2019, giá mủ cao su nguyên liệu tại tỉnh Đắk Lắk...