Chiêm ngưỡng vẻ đẹp ruộng bậc thang ở huyện biên giới Mường Lát
Mùa này ruộng bậc thang ở huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa uốn lượn bên những dòng suối tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.
Huyện biên giới Mường Lát, có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái, Mông chiếm số lượng lớn. Người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào trồng lúa nương, vì thế cuộc sống của họ gắn liền với những khu ruộng bậc thang.
Dọc theo cung đường từ Cổng Trời (Trung Lý) đến bản Mường Chanh xa xôi giáp với nước bạn Lào dọc triền sông Mã, thác nước, đồi núi bao quanh đều là những hình ảnh ruộng bậc thang xanh mướt.
Đến với huyện biên giới Mường Lát, du khách được cảm nhận sự yên bình của vùng đất, con người nơi đây, cùng với đó là những bậc ruộng xanh tươi tựa như bức tranh thủy mặc nơi biên giới.
Ruộng bậc thang ở bản Pom Khuông, xã Tam Chung bên dòng sông Mã khiến nhiều người mê mẩn bởi sự nối tiếp, lớp lớp từ trên cao xuống thấp.
Những thửa ruộng bậc thang xanh mướt, uốn lượn tạo nên những đường cong tuyệt đẹp nơi vùng biên huyện Mường Lát.
Hình ảnh bản Xim nhìn từ trên cao dọc theo suối Xim, cùng cánh đồng lúa uốn lượn theo những dãy núi cao mang lại vẻ đẹp yên bình của bản vùng biên.
Video đang HOT
Những thảm ruộng bậc thang, xen giữa là con đường nối lên bản Suốt Tút, Quang Chiều lúc hoàng hôn mang lại cảm giác trải nghiệm giữa núi đồng trùng trùng, điệp điệp.
Là bản Pùng – bản làng người thái nằm lọt giữa núi rừng, núi non bao bọc trù phú, xanh mướt đầy sức sống nơi vùng biên giới của Thanh Hóa.
Ông Hà Văn Ca, Bí thư Huyện ủy huyện Mường Lát cho biết, Mường Lát chủ yếu là núi đồi, vì thế trên địa bàn huyện lúa được trồng chủ yếu ở hai xã Tam Chung và Quang Chiểu.
Những năm gần đây, người dân đã chuyển đổi cây trồng, trong đó áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng lúa đã mang lại năng suất cao hơn so với trước đây.
Đối với những vị trí có thể trồng lúa nương được đồng bào đều tận dụng tối đa, Mường Lát vì thế mà ngày càng xanh hơn với những ruộng bậc thang.
Suối Xim, Quang Chiểu là nơi trồng lúa nhiều nhất hay còn gọi vựa lúa của huyện biên giới Mường Lát.
Năm 2023 đến nay, du khách đã được trải nghiệm các sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với giá trị cảnh quan ruộng bậc thang ở Mường Lát, tăng lên đáng kể.
Trước mắt, Mường Lát thu hút khách du lịch trải nghiệm cùng với người dân trồng lúa, thu hoạch lúa, thưởng thức các món ăn của đồng bào người Mông, Thái…
Thời gian tới, Mường Lát xác định du lịch là một trong những khâu đột phá, từ đó góp phần nâng cao đời sống của người dân, thay vì chỉ sống dựa vào nương rẫy, ông Ca thông tin. Trong ảnh là cầu Chiềng Nưa nối hai xã Trung Lý và Mường Lý.
Khách du lịch chia sẻ từ TP Thanh Hóa đến huyện biên giới Mường Lát đã thuận lợi, bởi đường lên Mường Lát đã được thảm nhựa. Du khách muốn đến huyện biên giới Mường Lát du lịch trải nghiệm ruộng bậc thang đã không còn quá xa xôi.
Khám phá mùa lúa chín vàng óng và phiên chợ Sừng ở vùng biên giới Sì Lở Lầu
Đến Sì Lở Lầu những ngày này, du khách có thể được chiêm ngưỡng bức tranh mùa vàng tuyệt đẹp và khám phá phiên chợ Sừng trên 12 tầng dốc.
Xã Sì Lở Lầu đã bước vào mùa lúa chín vàng. (Nguồn: laichau.gov)
Xã Sì Lở Lầu là mũi chóp cuối cùng, cao và xa nhất trong 8 xã biên giới thuộc huyện Phong Thổ, Lai Châu, nằm cách thành phố Lai Châu hơn 100 km.
Theo tiếng địa phương, Sì Lở Lầu có nghĩa là 12 tầng dốc, là vùng biên giới xa xôi với địa hình hiểm trở của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Để đến được đây, du khách phải đi qua 12 con dốc uốn lượn, lên tới độ cao gần 2.000m so với mực nước biển.
Xã có 26km đường biên giới thuộc phạm vi quản lý của Đồn Biên phòng Sì Lở Lầu. Sì Lở Lầu có 6 bản với 658 hộ, 3.804 khẩu, trong đó, toàn bộ dân cư là đồng bào dân tộc Dao.
Cuối tháng 8 và đầu tháng 9, khi thời tiết mát mẻ cũng là lúc những thửa ruộng bậc thang tại xã biên giới Sì Lở Lầu chuyển mình sang sắc vàng óng. Nhìn từ xa, sắc vàng của lúa chín hòa cùng sắc xanh của núi rừng Tây Bắc tạo nên những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.
Màu vàng tươi mới trên những thửa ruộng bậc thang tại xã Sì Lở Lầu báo hiệu một mùa bội thu của người dân vùng biên giới. (Nguồn: TTXVN)
Những thửa ruộng bậc thang chạy men theo con suối dọc đường biên giới tại bản Mới (xã Sì Lở Lầu) giáp với Trung Quốc. Những thửa ruộng này được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc Dao. (Nguồn: TTXVN)
Người dân xã biên giới truyền tai nhau rằng, đã leo lên 12 tầng dốc mà không đi chợ Sùng thì chưa phải đến Sì Lở Lầu. (Nguồn: Dân Việt)
Bên cạnh ngắm mùa lúa chín vàng óng, du khách còn được kháp phá phiên chợ Sừng đặc trưng vùng cao, say mê với trang phục truyền thống của đồng bào Dao. (Nguồn: VNE)
Chợ Sừng được họp vào ngày hai con vật có sừng trong 12 con giáp là con dê (ngày Mùi) và con trâu (ngày Sửu), cứ 6 ngày chợ họp một lần. Cứ đến ngày họp chợ, người dân thức dậy từ sáng sớm, mang theo nhiều sản vật, hàng hóa, lương thực thực phẩm, vật nuôi, cây trồng, quần áo, lá thuốc, mắm muối, đồ ăn... để trao đổi mua bán. (Nguồn: VNE)
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình yên của 4 thảo nguyên tại Việt Nam "Trốn tránh" sự xô bồ của đô thị ngột ngạt, bạn hãy thả hồn mình vào thiên nhiên đất trời bao la với các thảo nguyên đẹp tựa bức tranh hùng vĩ, nên thơ. Ngoài lên núi săn mây, các địa điểm thảo nguyên xanh cũng được du khách quan tâm vào thời điểm này. Nhiều người trầm trồ trước khung cảnh thảo...