Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những vũ công ba-lê từ một góc nhìn khác
Khi tiếp xúc với những vũ công ba-lê, Brad Walls nhận thấy họ không chỉ sở hữu vóc dáng đẹp, động tác đẹp mà nếu quan sát từ trên tầm cao, còn có những phối cảnh rất độc đáo, đầy tính nghệ thuật.
Nhiếp ảnh gia Brad Walls là một tay máy chuyên chụp ảnh từ trên tầm cao đến từ Sydney, Úc. Phong cách nhiếp ảnh của anh luôn đề cao sự tối giản, dù theo đuổi nhiếp ảnh chụp từ trên tầm cao, nhưng Brad Walls hứng thú với những ảnh khắc họa chân dung.
Thoạt tiên, anh mua chiếc máy bay drone đầu tiên của mình chỉ để thỏa mãn niềm đam mê sáng tạo những nội dung ấn tượng với góc nhìn từ trên tầm cao. Ban đầu, anh thực hiện những clip ngắn trong các chuyến đi du lịch của mình, nhưng sau gần hai năm, Brad đã có thêm nhiều kỹ năng và có những góc nhìn mới về nhiếp ảnh.
Khi tiếp xúc với những vũ công ba-lê, Brad Walls nhận thấy họ không chỉ sở hữu vóc dáng đẹp, động tác đẹp mà nếu quan sát từ trên tầm cao, còn có những phối cảnh rất độc đáo, đầy tính nghệ thuật.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những vũ công ba-lê từ một góc nhìn khác:
Video đang HOT
Chuyện chưa kể từ những chiếc bàn làm bằng bút chì tuyệt đẹp của ông 'bầu tranh'
Chiếc bàn đầu tiên hiện đang ngự ở Sydney, Australia, thoạt đầu được Henry Le (là tên tiếng Anh, và được đặt thành thương hiệu Design của nghệ sĩ Lê Xuân Hưởng) tạo ra như một sản phẩm nghệ thuật, để trưng bày trong Nguyen Art Gallery tại Văn Miếu.
Dù nó là một sản phẩm chưa hoàn thiện tinh tế như những chiếc bàn được làm về sau này, nhưng chỉ sau hai tiếng đồng hồ để trong gallery, đã có một đôi vợ chồng người Úc vào xem dứt khoát đòi mua, và nói, để có một góc décor độc đáo trong nhà của họ. Và đến giờ, những chiếc bàn bằng bút chì màu độc đáo ở Việt Nam, vẫn chỉ do Lê Xuân Hưởng tạo tác.
Nghệ sĩ Lê Xuân Hưởng kể: "Lúc đó tôi bản thân tôi đang bị lẫn lộn giữa việc tôi đang sản xuất ra sản phẩm hay đây là tác phẩm độc bản giống như sáng tác các nghệ sĩ. Nhưng qua nói chuyện với vợ chồng vị khách, tôi nhận ra điều mình vẫn đi tìm."
Lê Xuân Hưởng tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp. Ra trường, để kiếm sống anh lăn vào ngành du lịch, cũng rất thành công với một công ty tour nội địa, rồi làm "bầu tranh" khi mở Nguyên Art Gallery từ năm 2006 cũng rất thành công. Nhưng anh vẫn đau đáu khát vọng của một người học và làm thiết kế mỹ thuật ứng dụng, là có thể tạo ra một cái gì xinh đẹp, mà lại là một điểm nhấn trong không gian sinh hoạt hàng ngày của con người.
Nhiều người còn nhớ mấy năm về trước, Hà Nội và nhiều tỉnh thành có một trào lưu bàn mặt gỗ xà cừ chân sắt tĩnh điện trang trí sân vườn, nhà cửa, kết hợp cả trong không gian hiện đại từ chung cư đến biệt thự. Nhưng ít ai biết, những chiếc mặt bàn ấy, được làm từ chính những gốc xà cừ bị đốn bỏ ở Hà Nội: "Khi ấy gốc xà cừ bỏ đi lăn lóc, có người cũng dùng làm bàn sân vườn nhưng khó đặt trong không gian hiện đại. Vì thế, tôi quyết định cắt lát xà cừ thành mặt bàn, kết hợp với chân sắt, có tính ứng dụng rất cao khi kết hợp được ở nhiều không gian khác nhau. Cũng có một số anh em khác làm nữa" - Lê Xuân Hưởng kể lại
Tạo ra thương hiệu Henry Le Design, Lê Xuân Hưởng bảo, là để thỏa mãn khát vọng tạo một thương hiệu nội thất Việt có dấu ấn riêng: "Tôi khao khát tạo ra những sản phẩm là những điểm nhấn không gian, những sản phẩm không có giới hạn về biên giới. Tôi luôn luôn đau đáu rằng khi mình tạo ra một sản phẩm nào đó thì đương nhiên chúng ta sẽ cố gắng làm cái gì đó rất tuyệt vời cho người Việt."
Thực ra, những sản phẩm trang trí hoặc nội thất làm từ bút chì màu đổ keo epoxy trong đã được một số youtuber trên thế giới thực hiện để quảng cáo. Nhưng với Lê Xuân Hưởng, việc tìm đến với chất liệu bút chì màu mở ra cho anh cảnh cửa về tuổi thơ, khi cha anh đi công tác mua về cho con trai nhỏ mẽ vẽ, mê thiết kế hộp chì màu 36 chiếc. Với 36 màu sắc pha trộn, không hạn chế biên độ sáng tạo về màu sắc: "Ba mươi sáu màu có thể tạo ra hàng triệu sản phẩm khác nhau. Đối với tôi bút chì màu thực sự là nguồn cảm hứng."
Ước mộng là một chuyện, còn quá trình chinh phục chất liệu là cả một quá trình gian nan, và cũng cực kỳ tốn kém, bởi bản thân nguyên liệu bút chì màu đã có giá thành rất đắt, chỉ để làm một chiếc phôi cũng phải cắt đi hàng chục ngàn chiếc bút chì màu. Bao nhiêu tiền dành dụm, Lê Xuân Hưởng đổ hết vào các thử nghiệm để có thể ra một quy trình làm sản phẩm.
Từ những ngày đầu tiên ấy, đến giờ, khách quốc tế đã biết nhiều đến những chiếc bàn độc đáo được tạo tác từ bút chì màu của Henry Le Design. Một chiếc bàn bút chì màu sau khâu thiết kế, được ghép từ hàng chục nghìn những màu bút chì khác nhau và sau đó đổ keo, ép, hoàn thiện đánh bóng phần mặt bàn. Được làm thủ công từ người nghệ sĩ thiết kế đến những người thợ lành nghề, sản phẩm làm ra, không chiếc nào giống chiếc nào, đa dạng về màu sắc, đa dạng về hoa văn, mỗi chiếc tự thân nó là duy nhất.
Tuy nhiên, dù đang tạo ra những sự độc đáo, thì bút chì màu và gỗ cũng chỉ là 1 trong số những chất liệu mà Lê Xuân Hưởng muốn sử dụng để thiết kế. Anh đang nghiên cứu để có thể kết hợp với sắt, da, hay sươn mài truyền thống. Ngoài bàn, anh còn làm các sản phẩm mỹ thuật khác từ bút chì màu. Lê Xuân Hưởng nói, bút chì màu chỉ là một chất liệu, nhưng điều quan trọng nhất với một người thiết kế nội thất ứng dụng như anh, là tạo ra được những sản phẩm đẹp trong nhiều không gian khác nhau, và được mọi người chấp nhận và thực sự yêu thích nó.
Mẹ Việt ở Úc review cả loạt đồ gia dụng hàng ngoại giúp chị em hiểu rõ thêm các sản phẩm để có sự lựa chọn chất lượng cho căn bếp Chị Nguyễn Dung, hiện đang sinh sống tại Úc sẽ mang tới 8 bộ đồ gia dụng từ thương hiệu ngoại gợi ý giúp chị em có thêm lựa chọn chất lượng cho phòng bếp của gia đình. Nếu bạn là một tín đồ yêu nấu ăn thì làm sao có thể bỏ qua các dụng cụ trong căn bếp. Với chị Nguyễn...