Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Làng cổ Đường Lâm
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng cổ Đường Lâm vẫn lưu giữ hình ảnh của một ngôi làng của Việt Nam thời xa xưa với hình ảnh: cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình, ao sen…
Bước qua hai cánh cổng làng đã bị bạc màu bởi sương gió, nằm dưới bóng một cây đa khổng lồ đã ngót nghét 300 năm tuổi, là những đường làng, ngõ xóm, tường đá ong, mái ngói và các công trình kiến trúc cổ xưa: đình, đền, chùa trong một không gian sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc của một làng nông nghiệp và mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lúa nước của nước Việt ta.
Du khách ở xa đến đây dễ nhận ra nét đặc sắc của làng cổ Đường Lâm, đó chính tận mắt chứng kiến những ngôi nhà làm bằng gỗ với tường xây được xây bằng đá ong, nằm trong các khuôn viên xung quanh có tường bao cũng bằng đá ong và con đường lát gạch nghiêng chạy dọc giữa những bức tường ấy…
Làng cổ Đường Lâm có tới 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh chiếm lần lượt là 441, 350 và 165 nhà. Trong đó có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất sớm từ năm 1649, 1703, 1850…. Căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ khoảng hơn 400 năm vẫn còn lưu giữ được bài văn cúng tế viết bằng chữ nho được viết bởi mực tàu trên một tấm ván.
Các chi tiết tạo nên” linh hồn” của một nhà cổ gồm có cổng đá ong, tường đá ong, lối đi lát gạch nghiêng, bậu cửa cao và có gian thờ tổ tiên.
Cổng nhà mang dáng dấp hình quai giỏ, từng đường nét rất mềm mại nhưng lại vững chắc nhờ vật liệu làm bằng đá ong. Nhà của quan lại thường có vòng cửa mặt hồ phù, phía trên có đắp hình long, ly, quy, phượng hay hình lưỡng long chầu nguyệt. Mỗi ngôi nhà là một đồ gia bảo, là văn hoá, là lịch sử đồng thời cũng là nơi thờ tự của mỗi dòng họ rất linh thiêng.
Các ngôi nhà ở trong làng đều được xây dựng theo kiểu nội tự – ngoại khách, sân nhà xây dựng sẽ thấp hơn mặt đường, vào những ngày mưa, nước từ ngoài đường dồn vào trong sân với ý nghĩ tụ thủy sinh tài rồi mới chảy thoát ra đường cống.
Video đang HOT
Đường ngõ trong làng đều được xây dựng là ngõ cụt để đề phòng trộm cướp và bên trong nhà nào cũng có cửa bí mật và đường tắt để đi ra sân đình. Do khai thác tốt được độ dốc, lại không có nhiều nghề phụ nên đường đi lối lại ở Đường Lâm rất sạch sẽ và quang đãng.
Nét riêng đặc biệt nhất của làng chính là kiến trúc của làng: tất cả những ngả đường tạo thành hình xương cá gồm một trục đường chính với rất nhiều ngõ nhỏ đều được thông với nhau, người làng dù đi đằng nào cũng về được đến nhà và trộm dù chạy đằng nào rồi cũng bị bắt, bởi mỗi khi có động, tráng đinh của cả làng ùa ra, ngay lập tức sẽ gặp nhau ở một chỗ.
Người dân Đường Lâm có ý thức rất tốt về giá trị văn hóa của làng mình. Họ biết rõ vẻ đẹp trầm mặc và cổ kính của những ngôi nhà cổ đang thu hút rất nhiều khách thập phương tìm về tham quan, tưởng nhớ lại hình ảnh ngôi làng Việt Nam thời xa xưa.
Giữa vòng xoáy hối hả của thời hiện đại ở bên ngoài, Đường Lâm vẫn lặng lẽ nằm ẩn mình, khép mình vào một góc tưởng chừng như bị cuộc sống ồn ào quên lãng. Sẽ còn rất nhiều du khách dừng chân đến đây để tận mắt chiêm ngưỡng, cảm nhận và hòa mình vào trong bầu không khí u tịch của ngôi làng đã mang trong mình mấy trăm năm tuổi.
Gợi ý thời gian đi du lịch Hội An lý tưởng nhất trong năm
Nên đi Hội An tháng mấy để có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp mộc mạc, trữ tình của thành phố cổ này? Với bài viết này, BestPrice sẽ gợi ý cho bạn thời gian lý tưởng nhất để đi du lịch Hội An.
Giới thiệu chung về thời tiết ở Hội An
Phố cố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng khoảng 30km. Nơi đây nổi tiếng bởi lối kiến trúc cổ kính với những ngôi nhà lợp mái rêu phong, bức tường sơn vàng đặc trưng và những chiếc đèn lồng làm nên thương hiệu Hội An. Thật không quá ngạc nhiên khi phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm 1999), được trao giải Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á.
Được hình thành từ thế kỷ 16, Hội An - đô thị cổ nằm bên bờ sông Hoài thơ mộng từng là một trong các thương cảng sầm uất nhất khu vực Đông Nam Á khi xưa. Do vậy đây được coi là điểm hội tụ tinh hoa và giao thoa văn hóa Đông - Tây nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa Việt đặc trưng.
Du lịch Hội An
Bên cạnh các di sản văn hóa - lịch sử để lại, Hội An còn được thiên nhiên ưu ái cho nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất khí hậu ven biển miền Trung, nóng ẩm và mưa theo mùa, nắng nhiều, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25-38℃, nhiệt độ thấp nhất có thể là 22℃ vào thời gian có gió mùa đông bắc rất mát mẻ và thoải mái vui chơi tại Hội An.
Thời tiết Hội An được phân hóa làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 kéo dài đến hết đầu năm sau còn mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm.
Nên đi du lịch Hội An thời gian nào?
Phố cổ Hội An là địa điểm lý tưởng cho kỳ nghỉ của bạn. Vậy thời gian đi du lịch Hội An đẹp nhất là khi nào? Bạn có thể ghé thăm nơi đây bất cứ thời điểm nào trong năm, mỗi mùa Hội An lại mang một vẻ đẹp khác lạ, độc đáo.
- Tháng 2 đến tháng 4: Là thời gian đi du lịch Hội An nhiều du khách lựa chọn nhất, bởi lúc này thời tiết rất dễ chịu, mát mẻ. Khoảng thời gian này, du khách cũng có cơ hội tham gia một số lễ hội nổi tiếng ở Hội An như: lễ hội đèn lồng, lễ hội Tết nguyên tiêu, trải nghiệm thả đèn hoa đăng trên dòng sông Hoài - một biểu tượng văn hóa của Hội An hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách trong nước và nước ngoài. Một tip nhỏ cho bạn đó là nếu dự định đi vào thời gian này thì nên đặt phòng khách sạn Hội An sớm khoảng 1-2 tháng để có mức giá tốt cũng như tránh tình trạng hết phòng.
Thả đèn hoa đăng tại Lễ hội Tết nguyên tiêu Hội An
- Tháng 5 đến tháng 7: Đây vẫn là khoảng thời gian mùa khô của Hội An, lúc này cả Hội An được khoác lên mình những tia nắng vàng nhẹ, gió mơn man, trời khô ráo rất ít có mưa xuất hiện. Thời điểm này khi đi du lịch Hội An bạn đừng quên khám phá các lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư, giỗ tổ nghề yến rất độc đáo.
- Tháng 9 đến tháng 1 năm sau: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau, mưa ở Hội An không giống như mùa mưa ở những nơi khác. Mưa ở Hội An bắt đầu vào những tháng cuối năm, mưa không rả rích, tầm tã đêm ngày mà ngược lại là những cơn mưa nhỏ rải rác tạo nên một bầu không khí yên ả, trầm mặc. Hơn nữa, Hội An là một thành phố chuẩn xanh - sạch - đẹp không bị tác động bởi đô thị hóa và sử dụng hệ thống giao thông trung tâm phố cổ thân thiện với môi trường như xích lô, xe điện, xe đạp,...nên khi mưa xuống, không khí ở Hội An sẽ không có sự ẩm ướt, khó chịu của mùi xăng xe bốc lên.
Mùa mưa ở Hội An không nhộn nhịp như những ngày nắng ráo, bạn sẽ thoải mái sải bước tham quan từng ngóc ngách phố phường, thưởng thức ẩm thực Hội An mà không phải chờ đợi lâu, hay tìm hiểu văn hóa lịch sử phố cổ, cũng như chọn mua hàng mà không phải xếp hàng đợi lượt như những ngày phố cổ đông người qua. Hơn hết vào những ngày mưa nước lũ dâng cao, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác dạo quanh phố cổ bằng thuyền, ngắm nhìn các dãy nhà cổ kính soi mình dưới nước với một vẻ đẹp nên thơ và đầy cuốn hút. Kinh nghiệm du lịch Hội An, bạn đừng quên mang theo một chiếc ô cầm tay nếu đến Hội An mùa mưa lũ nhé.
Du lịch Hội An mùa nước lũ
Du lịch Hội An chơi đâu, ăn gì?
Ghé thăm nơi đây nhất định bạn không nên bỏ qua các địa điểm du lịch ở Hội An được nhiều du khách yêu thích nhất đó là: Chùa Cầu, Hội quán Phúc Kiến, nhà cổ Tấn Ký, nhà thờ Tộc Trần, Hội quán Triều Châu, Hội quán Quảng Đông, biển Cửa Đại, đảo Cù Lao Chàm, làng mộc Kim Bồng, biển An Bàng,...Những điểm đến này là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của Hội An, giúp bạn thêm hiểu về mảnh đất cũng như con người nơi đây. Và đừng quên luôn dành cho mình một chiếc bụng đói để thưởng thức vô vàn đặc sản Hội An như: cơm gà, cao lầu, mì Quảng, bánh mì, bánh ướt thịt nướng,...
Mỳ Quảng Hội An
Những góc nhìn núi Phú Sĩ tuyệt đẹp (phần 2) Cùng Cảm nhận Nhật Bản khám phá 30 địa điểm và thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi Phú Sĩ hoàn hảo nhất. 15. Cao nguyên Asagiri Từ những cánh đồng rộng lớn của cao nguyên phía Tây núi Phú Sĩ này, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ núi Phú Sĩ mà không gặp bất kì chướng ngại vật nào....