Chiêm ngưỡng tượng Phật cao 81m tạc trong vách núi An Giang
Thất Sơn huyền bí luôn mang đến cho du khách những điều mới mẻ để khám phá. Mới đây, còn có tượng Phật to lớn được chạm khắc trong vách đá núi Sam.
Nằm trong vùng Thất Sơn nổi tiếng của đất An Giang, núi Sam cao chừng 284m so với mực nước biển và mang một vẻ đẹp hoang sơ. Năm 2018, núi Sam là một trong 37 điểm ở An Giang được công nhận Khu du lịch quốc gia với quần thể di tích lịch sử văn hóa, được xếp hạng, như: miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang…
Đến núi Sam hiện nay, du khách còn được chiêm ngưỡng thêm công trình Phật giáo được khắc trực tiếp vào vách núi
Công trình tượng Phật Thích Ca cao 81m đặt trên khu đất rộng 5.500m2. với chi phí đầu tư khoảng 255 tỉ đồng
Chi phí xây dựng tượng Phật được trích từ nguồn vốn Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam và kêu gọi các nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp
Video đang HOT
Sau khi hoàn thành, đây là “tượng Phật ngồi thiền, khắc vào vách đá” cao nhất thế giới. Hiện tại, tượng Phật khắc vào vách núi cao nhất thế giới 71m tại Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc
Vách núi trước đây vốn là nơi khai thác đá nên điêu khắc tượng Phật sẽ tôn tạo cảnh quan thêm mỹ quan và phát triển du lịch. Dự kiến vào năm 2025, công trình tượng Phật sẽ hoàn thành
Tượng Phật đã hoàn thiện được phần thân trên, riêng phần chân và tòa sen đang tiếp tục được điêu khắc hoàn thiện
Công trình tượng Phật Thích Ca ngồi thiền cao 81m, khắc vào vách đá núi Sam là hạng mục chính của Công viên Văn hóa núi Sam. Khi hoàn thành, khu Công viên Văn hóa núi Sam hứa hẹn sẽ là điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn của thành phố Châu Đốc nói riêng và tỉnh An Giang nói chung.
Lên Thất Sơn chiêm ngưỡng đồi Tà Pạ
Núi Tà Pạ (thường gọi là Đồi Tà Pạ) thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang; là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh "Thất Sơn" huyền bí.
Đồi Tà Pạ tuy nằm cách trung tâm thị trấn Tri Tôn gần một cây số nhưng cũng như các ngọn núi khác, đều mang vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ.
Tỉnh An Giang có bảy núi (còn gọi Thất Sơn), với các ngọn núi không liên tục, đột khởi trên đồng bằng, thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, gồm: Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), Núi Két (Anh Vũ Sơn), Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hổ Sơn), Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), Núi Nước (Thủy Đài Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn). Trong đó, Đồi Tà Pạ có vẻ đẹp riêng biệt, là sự kết hợp giữa thiên tạo và nhân tạo.
Cánh đồng Tà Pạ (Tri Tôn, An Giang) đẹp như bức tranh thủy mặc.
Từ chợ Tri Tôn đi hết đường Nguyễn Trãi một đoạn ngắn (theo hướng về Khu du lịch đồi Tức Dụp), bạn sẽ bắt gặp cây lâm vồ to lớn. Đối diện với gốc cây cổ thụ này là cổng chùa Tà Pạ, người dân hay gọi là chùa Núi hay chùa Chưn Num (theo tiếng Khmer). Cổng chùa được xây dựng hoành tráng với đôi cột đá, phía trên có tượng thần Bốn Mặt. Ngôi chùa được xây theo kiểu "tàm thực" nghĩa là bổn đạo quyên tiền đến đâu thì tiến hành xây đến đó. Toàn bộ công trình được lát bằng đá granite và xây dựng theo kiến trúc độc đáo, cầu kỳ của người Khmer, chính giữa là tượng Phật Thích Ca uy nghiêm. Đó chính là nơi bắt đầu con đường chính dẫn lên đồi Tà Pa. Đường lên đồi được xây dựng bằng phẳng với chiều ngang từ 4-7m bằng những viên đá hình chữ nhật dài khoảng 20-30 cm, người ta sắp xếp những viên đá nằm xen kẽ và đổ bê tông kết dính.
Hồ nước trên đồi Tà Pạ tràn đầy vào mùa mưa.
Đồi Tà Pạ cao trên 120m, chu vi 10.225m nhưng do sau thời gian dài khai thác đá chỉ còn lại độ cao khiêm tốn là 45m. Đồi Tà Pạ mang vẻ đẹp hoang sơ với những vách đá cao như bức tường thành cùng nhiều vạch ngang vạch dọc, nhiều cột đá cao lêu nghêu, nham nhở, những tảng đá đỏ quạch màu gan gà, những bức tường đá góc cạnh như có ai đẽo gọt thành những hình thù kỳ quái. Trên đỉnh đồi hoang sơ này có xuất hiện một hố sâu 7m lúc nào cũng có nước xanh màu ngọc bích gọi là hồ Tà Pạ. Hồ xuất hiện cách đây khoảng 9 năm, là dấu vết còn sót lại của khu vực cấm khai thác đá của một công ty cách đây chục năm Hồ nước tạo nên cảnh quang lạ mắt vì luôn luôn trong xanh với những vách đá, cột đá soi bóng xuống hồ, nước hồ xanh ngằn ngặt và trong trẻo đến độ có thể nhìn thấu tận đáy hồ. Màu nước của hồ có sự thay đổi tùy chỗ nông sâu và thời tiết. Thực chất có hồ trên núi là do việc khai thác đá của con người tạo ra nhưng vô tình đây lại là điểm đến thu hút khách của tỉnh An Giang mà không cần phải quảng bá.
Con đường dẫn lên đỉnh đồi Tà Pạ.
Nhưng gây ngạc nhiên nhất là khi du khách đứng trên đỉnh đồi nhìn ra bốn phía và được chiêm ngưỡng toàn cảnh cánh đồng Tà Pạ đẹp như bức tranh thủy mặc. Đây được xem là cánh đồng bậc thang độc nhất vô nhị ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vì khai thác nông nghiệp nên cánh đồng Tà Pạ trở thành ruộng bậc thang quanh năm, không gì thú vị hơn là du khách được ngắm màu xanh mượt của cánh đồng lúa đương thì con gái, hay màu vàng rực của những cây lúa chờ thu hoạch trải dài như một tấm thảm ngút ngàn, điểm xuyết những cây thốt Nốt vươn mình trong nắng, ngắm những mục đồng cưỡi trâu, những nông dân đang đánh xe thủng thẳng, phía xa là thị trấn Tri Tôn mờ ảo, bên cạnh những dãy núi sừng sững đột khởi giữa những cánh đồng mênh mông...đã vẽ lên bức tranh hoành tráng, tuyệt mỹ của vùng "Thất sơn" mà thiên nhiên ưu ái ban tặng.
Hồ nước trên đồi Tà Pạ luôn trong xanh như ngọc.
Đồi Tà Pạ như một bức tranh "sơn thủy hữu tình", đẹp quyến rũ đến từng góc cạnh. Nơi đây còn có không khí trong lành, môi trường sạch đẹp, du khách đến đây còn cảm nhận được sự hoang dã và trù phú của vùng đất này, sự cổ kính và uy nghiêm của ngôi Chùa trên núi của Phật giáo dòng Nam tông Khmer, sự mến khách của người dân bản địa... Đồi Tà Pạ vì thế có sức thu hút mạnh mẽ với "dân phượt", những tay săn ảnh trong và ngoài nước. Đây cũng là địa điểm nghỉ ngơi cuối tuần, ngày lễ; nơi hẹn hò lý tưởng của những đôi trai gái đang yêu nhau, nơi chụp hình cưới tuyệt đẹp của những đôi vợ chồng nguyện gắn bó trăm năm... Nếu được đầu tư và khai thác đúng mức, Tà Pạ có thể trở thành khu du lịch nổi tiếng, một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Rong chơi vùng đất Thất Sơn của An Giang Là nơi cảnh sắc tuyệt đẹp ở miền Tây, An Giang sở hữu những ngọn núi lớn nhỏ rải rác theo hình cánh cung, tạo nên một vùng bán sơn địa Thất Sơn đặc sắc. Như một điểm nhấn ở miền biên thùy tây nam Tổ quốc, An Giang luôn thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan. Dưới đây là...