Chiêm ngưỡng những tòa nhà “mỏng như tờ giấy” trên thế giới
Những ngôi nhà có kích thước hẹp về chiều rộng, mở rộng về chiều sâu, nằm len lỏi giữa những công trình khác làm cho nhiều người đi qua không khỏi ngỡ ngàng và thích thú.
1. Tòa nhà Icon, Mỹ
Tòa nhà Icon ở khu Manhattan ( New York) không giống như bất cứ chung cư nào từng xây trước đó. Tòa gồm 43 tầng, có kiến trúc nổi bật.
Mỗi tầng của tòa đều có 3 phòng và mỗi phòng nằm ở một góc của tòa nhà, tận dụng tối đa tầm nhìn tuyệt đẹp qua những bức tường kính.
2. Tòa nhà Ninh Ba, Trung Quốc
Nổi bật trong số đó là “toà nhà giấy” ở số 400 đường Ninh Ba, quận Hoàng Phố, đã trở thành hiện tượng Internet vì một cạnh “mỏng dính như tờ giấy”. Thậm chí, tờ Daily Mail của Anh còn gọi nó là “ tòa nhà mỏng nhất thế giới”.
Được xây dựng vào năm 1920, đến nay “tòa nhà giấy” đã 99 năm tuổi. Nhìn chung nó không có gì quá khác lạ nhưng một cạnh mỏng dính được xây đua ra để tận dụng không gian giữa nó và một tòa nhà khác.
3. Tòa nhà Flatiron, Mỹ
Video đang HOT
Tòa nhà Flatiron, trước là tòa nhà Fuller, nằm ở 175, Đại lộ 5, khu Manhattan, thành phố New York (Mỹ) và được coi là một tòa nhà chọc trời có tính đột phá.
Được hoàn thành vào năm 1902, đây là một trong những tòa nhà cao nhất trong thành phố và là một trong hai cao ốc nằm ở phía bắc của đường 14. Tòa nhà này nằm ở ngã ba của Đại lộ 5, Broadway và Đường số 22.
4. Tòa nhà Skinny Haussmann, Pháp
Thủ đô Paris (Pháp) sở hữu nhiều công trình gây “tò mò” về kiến trúc. Một trong số đó là tòa nhà mỏng dính nổi tiếng nhất thành phố. Công trình có tên là “tòa nhà Haussmann”.
5. The Gateway, Singapore
Tại Singapore có một tòa nhà được Hội đồng Thư viện quốc gia mô tả là “đẳng cấp thế giới” mang tên Gateway với chiều cao lên tới 150m như một lát bìa cứng nằm trên đường Beach Road tại khu Downtown Core.
6. Tòa nhà Trịnh Châu, Hà Nam
Dù cho đây là một tòa nhà cao 26 tầng với hàng chục căn hộ cho nhiều gia đình sinh sống, nhưng nếu chỉ xét về độ “lép” của nó, ắt hẳn nhiều người cũng phải đắn đo có nên mua một căn hay không.
7. Ngôi nhà Hironouchi, Nhật Bản
Nằm ở thị trấn Hironouchi Nhật Bản, ngôi nhà để lại ấn tượng mạnh mẽ cho bất cứ ai ghé qua với hình dạng khác thường. Được thiết kế giống như một khối hình tam giác, căn nhà được xây dựng đúng như hình dáng của bề mặt đất.
Phần mặt sàn của nhà có diện tích nhỏ hơn so với tất cả các tầng khác và được sử dụng làm phòng kho. Tất cả các không gian sinh hoạt đều được đặt ở trên cao.
Thế giới ghi nhận 198,1 triệu ca mắc, 4,2 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 31/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 198.198.164 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.228.243 ca tử vong.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 179.075.502 người trong khi vẫn còn 14.890.930 bệnh nhân đang phải điều trị.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đứng đầu thế giới vẫn là Mỹ với 35.688.506 ca mắc, trong đó có 629.064 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ khi nước này ghi nhận 423.842 ca tử vong trong tổng số 31.613.993 ca mắc. Brazil đứng thứ ba với 19.880.273 ca mắc và 555.512 ca tử vong.
Dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nước do sự lây lan của biến thể Delta phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ, trong đó phải kể đến một số nước châu Á.
Trung Quốc, quốc gia từng được coi là hình mẫu thành công trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi liên tiếp đẩy lùi một loạt làn sóng dịch rải rác trong hơn một năm rưỡi qua, đang phải đối mặt với nhiều thách thức do đợt bùng phát dịch mới xuất phát từ thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô ở miền Đông.
Gần như toàn bộ các ca bệnh ở đây đều được xác nhận nhiễm biến thể Delta với khả năng lây nhiễm siêu nhanh và siêu mạnh. Cụ thể, ngày 31/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo Trung Quốc đại lục ngày 30/7 ghi nhận thêm 55 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gồm 30 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 25 ca nhập cảnh.
Theo NHC, trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng, có 19 ca ở tỉnh Giang Tô, 6 ca ở tỉnh Hồ Nam, 2 ca ở thành phố Trùng Khánh trong khi các tỉnh Liêu Ninh, Phúc Kiến và Tứ Xuyên, mỗi nơi ghi nhận 1 ca.
Thủ đô Bắc Kinh và 4 tỉnh khác đã ghi nhận các ca nhiễm biến thể Delta lây lan nhanh. Các địa phương này đã triển khai xét nghiệm hàng loạt, hơn 1 triệu người ở các khu vực bị phong tỏa. Trên cả nước có hơn 200 ca nhiễm có liên quan đến cụm lây nhiễm biến thể Delta ở tỉnh Giang Tô sau khi một nhóm nhân viên vệ sinh tại sân bay ở thành phố Nam Kinh có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 hôm 20/7.
Trong khi đó, tại Thái Lan, nước này đã ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong theo ngày cao ở các mốc mới khi có thêm 18.912 ca nhiễm cùng 178 trường hợp không qua khỏi vì dịch bệnh này trong 24 giờ qua. Số liệu do Bộ Y tế Thái Lan công bố cho thấy trong số 18.912 ca mới được ghi nhận có 810 ca là các tù nhân. Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay, Thái Lan đã có tổng cộng 597.287 ca mắc COVID-19, với 4.857 ca tử vong.
Tại Campuchia, Bộ Y tế cùng ngày thông báo nước này có thêm 22 người tử vong và 658 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, bao gồm 248 ca nhập cảnh và 410 ca lây nhiễm cộng đồng. Campuchia xác nhận tổng cộng 77.243 ca mắc COVID-19, trong đó 69.996 người đã khỏi bệnh và 1.397 người tử vong.
Theo đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Campuchia, bà Lý Ái Lan, với số ca mắc mới và tử vong mỗi ngày tiếp tục ở mức cao, Campuchia hiện ở giai đoạn hai lây nhiễm cộng đồng và biến thể Delta đang lây lan với tốc độ nhanh chóng. Bà Lý Ái Lan cho rằng quốc gia Đông Nam Á này đang ở thời điểm then chốt để chống dịch bệnh.
Tại Lào, trước tình hình người nhập cảnh ngày càng gia tăng, chính phủ nước này đã yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường công tác phòng chống dịch như: mở rộng trung tâm cách ly, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất y tế, nâng cấp và cải tạo cơ sở y tế; đồng thời, tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống dịch của người dân và siết chặt quản lý các trung tâm cách ly...
Malaysia cũng quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp tại bang miền Đông Sarawak cho đến tháng 2/2022, theo đó sẽ hoãn các cuộc bầu cử địa phương trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Như vậy bang Sarawak là địa phương duy nhất tại Malaysia gia hạn tình trạng khẩn cấp, trong khi các địa phương khác sẽ kết thúc tình trạng khẩn cấp quốc gia từ ngày 1/8.
Trong những tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 tại Malaysia tăng mạnh. Số ca mắc mới theo ngày cao nhất tại Malaysia được ghi nhận ngày 25/7 vừa qua với 17.045 ca. Tính đến hết ngày 30/7, Malaysia ghi nhận tổng cộng 1.095.486 ca mắc COVID-19, trong đó có 8.859 ca tử vong.
Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ ngày 30/7 công bố kết quả nghiên cứu cho thấy biến thể Delta sản sinh ra lượng virus như nhau ở những người đã tiêm vaccine và những người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19. Với kết quả này, giới chức y tế liên bang Mỹ điều chỉnh khuyến nghị rằng những người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn nên đeo khẩu trang khi ở trong không gian kín.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp do biến thể Delta, các nhà khoa học đang cảnh báo thế giới đã bước vào một giai đoạn nguy hiểm mới của đại dịch COVID-19, khi làn sóng dịch thứ ba đang tạo ra "mảnh đất màu mỡ" cho sự phát triển của các biến thể mới dễ lây lan và có khả năng kháng vaccine.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Giang Tô, Trung Quốc ngày 29/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thống kê của WHO, số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã tăng 8% và số ca tử vong tăng 21% chỉ trong 1 tuần. Trong tuần qua, số ca mắc COVID-19 với biến thể Delta đã tăng trung bình lên 540.000 ca/ngày và gần 70.000 ca tử vong/tuần trên toàn cầu. Sự gia tăng này xảy ra trong các điều kiện tương tự như tại đỉnh dịch vào năm ngoái - thời điểm xuất hiện 4 biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan cao. Giáo sư Nick Loman tại Đại học Birmingham (Anh) cho biết virus SARS-CoV-2 đã tiến hóa đáng kinh ngạc với khả năng xâm nhập vào tế bào người và thích ứng trên các vật chủ mới. Ông cho rằng không ai có thể tự tin dự đoán sẽ xảy ra chuyện gì trong tương lai.
Một nghiên cứu của Viện Khoa học và công nghệ Áo công bố ngày 30/7 cho thấy, ngoài việc lây lan tại các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp, các chủng kháng vaccine có nguy cơ xuất hiện cao hơn khi hơn 60% dân số của một cộng đồng được tiêm chủng và các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Nghiên cứu cho biết việc hình thành một biến thể kháng vaccine vào thời điểm đó có thể dẫn đến các vòng tiến hóa của biến chủng đó.
Nhà dịch tễ học Kerkhove của WHO cảnh báo khi virus lây lan càng nhiều thì sẽ càng biến đổi. Delta sẽ không phải là biến thể cuối cùng và bảng chữ cái có thể không đủ để đặt tên cho các biến thể mới.
Cùng ngày, giới chức Anh khuyến cáo thai phụ nước này cần nhanh chóng tiêm vaccine phòng COVID-19 do biến thể Delta có thể khiến họ có nguy cơ cao hơn xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng.
Trung Quốc siết kiểm soát các công ty lên sàn ở nước ngoài Trong động thái siết kiểm soát dữ liệu cá nhân, Trung Quốc sẽ yêu cầu tất cả công ty có dữ liệu trên 1 triệu người dùng phải qua đánh giá an ninh trước khi được phép lên sàn giao dịch nước ngoài. Bảng thông tin cổ phiếu của ứng dụng gọi xe Trung Quốc Didi tại sàn giao dịch New York, Mỹ,...