Chiêm ngưỡng những ngôi nhà lưu động siêu nhỏ “vạn người mê”
Những ngôi nhà lưu động siêu nhỏ dưới đây là đại diện cho một một phong cách sống mới của giới trẻ thế giới.
Việc xây nhà lưu động không có gì là lạ ở phương Tây. Tuy vậy, nếu như trước đây chỉ những người công nhân, khách du lịch, hay là những cá nhân phải di chuyển nhiều mới ở trong các căn nhà lưu động thì hiện nay càng nhiều người trẻ với góc nhìn cá tính và niềm đam mê du lịch đang lựa chọn nhà siêu nhỏ lưu động để làm tổ ấm của mình. Và thực tế đã chứng minh rằng những ngôi nhà này hoàn toàn có thể làm đẹp cho không gian, giống như những ví dụ dưới đây:Trên thế giới, giới trẻ hiện nay đang hình thành một góc nhìn khác với cha mẹ họ về việc xây nhà. Họ không còn quá quan tâm đến việc xây nhà sao cho thật rộng rãi, thật hoành tráng nữa. Trái lại, họ ưa thích những căn nhà vừa vặn nhỏ xinh, vừa thể hiện cá tính chủ nhân vừa hoà hợp với bối cảnh không gian. Đây chính là “mảnh đất” mầu mỡ để “gieo mầm” những ý tưởng kiến trúc mới, mà các ngôi nhà siêu nhỏ lưu động cũng nằm trong số đó.
Devasa (Mỹ)
Ecocapsule (Pháp)
True Studio (Mỹ)
Ébène (Canada)
Draper (Anh)
Denali XL (Tây Ban Nha)
A45 (Nhật Bản)
Orchid Tiny House (Đức)
Video đang HOT
Theo petrotimes
Trò chuyện với founder khu tổ hợp mới nổi dành cho rich kid ở Sài Gòn: "Người trẻ Việt rất thú vị nhưng lại chưa có nhiều không gian để thể hiện!"
Nằm giữa trung tâm quận 1 và có mức giá hàng hóa cao hơn hẳn so với mặt bằng chung, dù không nói ra nhưng ai cũng hiểu khu tổ hợp mới nổi này thật sự dành cho những người trẻ có điều kiện, hay còn được biết đến với danh xưng quen thuộc: Rich kid!
Thời gian vừa qua, giới trẻ Sài Gòn - đặc biệt là những người yêu thích thời trang đường phố (streetwear) và phong cách sống (lifestyle) đang dành nhiều sự quan tâm đến một khu tổ hợp mới toanh tên There VND Then. Nằm ngay số 99 Nguyễn Huệ, quận 1, dù không nói ra nhưng ai cũng hiểu đây chính là vị trí triệu đô, và số tiền để làm nên một không gian to đùng giữa lòng mảnh đất vàng Sài Gòn không hề rẻ chút nào.
Khu tổ hợp mới tên There VND Then dành cho giới trẻ Sài Gòn.
Bất ngờ hơn nữa khi được biết những chủ nhân thật sự của There VND Then lại toàn là những người trẻ rất cool. Nhiều hơn một không gian mua sắm đơn thuần như tất cả các khu tổ hợp khác, There VND Then còn là phong cách sống, là một tinh thần phóng khoáng, sáng tạo dành cho giới trẻ.
Để hiểu hơn về tọa độ này, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện với Boule Nguyễn - một trong hai nhà đồng sáng lập của There VND Then. 29 tuổi, mang 2 dòng máu Việt Nam - Canada, Boule là một cái tên khá nổi trong cộng đồng sáng tạo và streetwear. Sau khi đã có một thời gian lăn lộn thử thách chính mình ở nước ngoài thì cách đây 2 năm, Boule quyết định bỏ hết tất cả để về Sài Gòn bắt đầu lại mọi thứ cùng There VND Then - khu tổ hợp vừa được ra mắt vào cuối tháng 10 vừa qua.
Chào Boule, đầu tiên anh có thể giới thiệu về bản thân cũng như dự án There VND Then được không?
Xin chào mình là Boule Nguyễn - một trong 2 đồng sáng lập của There VND Then. Mình là người Việt Nam nhưng được sinh ra và lớn lên ở Montreal, Canada. Hiện Boule đã chuyển hẳn về TP. Hồ Chí Minh để làm việc.
Như mọi người đã biết There VND Then là một khu tổ hợp nằm ở số 99 Nguyễn Huệ, quận 1. Nơi đây bao gồm nhiều hạng mục khác nhau như Blackyard (tiệm chuyên bán đồ tráng miệng, thức uống sáng tạo), Barbershop (tiệm cắt tóc unisex), cửa hàng chính với hơn 70 thương hiệu thời trang streetwear đình đám như ALYX Studios, Yeezy, Mastermind World, Gentle Monster, Heron Preston, DRKSHDW by Rick Owens, Y-3, Palm Angels, Adidas, Stussy... và The Heights - rooftop bar kiêm không gian sự kiện.
Nói một cách rộng hơn, với Boule thì There VND Then là nơi giúp mọi người, đặc biệt là giới trẻ có cơ hội kết nối, chia sẻ các ý tưởng/ kiến thức/ kinh nghiệm với nhau. Đây cũng là thành quả từ quá trình sáng tạo và xây dựng mối quan hệ trong ngành của tụi mình.
Điều gì đã thôi thúc anh trở về Việt Nam để thực hiện There VND Then?
Động lực cá nhân đó là mình muốn có cơ hội gần gũi hơn với gia đình vì mình sống ở nước ngoài từ nhỏ. Boule không biết nhiều về Việt Nam và khi được trở về, mình thấy nơi đây, đặc biệt là Sài Gòn rất tiềm năng, mới mẻ. Các bạn trẻ của thành phố này ngày càng cool, và họ xứng đáng có được những cộng đồng/ không gian chất lượng hơn bây giờ.
Văn hóa nói chung lẫn giới sáng tạo ở Sài Gòn đang phát triển rất nhanh trong suốt 10 năm qua, đây là lúc để bùng nổ những ý tưởng mới, xây dựng những mô hình văn minh hơn. Cả team của Boule đều thấy ngay ở đây, ngay lúc này, thời điểm đã đến, và tụi mình biến những ý tưởng trong đầu thành sự thật với There VND Then như mọi người đã thấy.
Bản thân là một người trẻ và có sự tìm hiểu về giới trẻ, anh nhận xét gì về giới trẻ Việt? Đặc biệt là về phong cách sống lẫn thời trang?
Ơ nói thật là Boule thấy bản thân đã hơi già và lạc hậu nếu so với thế hệ trẻ, thế hệ sáng tạo ở Việt Nam bây giờ rồi. Nhưng có lẽ nhờ thái độ luôn muốn thử, muốn học, muốn trải nghiệm những ý tưởng mới đã giúp mình ít nhất vẫn còn... trẻ trong tâm hồn haha. Mình hay nhìn vô anh Việt Max, nghĩ về độ tuổi của anh và tự nhủ rằng chỉ cần bạn luôn tích cực, mới mẻ từ suy nghĩ thì dù có bao nhiêu tuổi bạn vẫn sẽ làm ra được những thứ hay ho cho cộng đồng.
Boule nhìn thấy được tiềm năng vô hạn của người trẻ Việt Nam, và mình tin để phát triển được tiềm năng này, chúng ta phải có thêm những cái đầu "điên rồ" như anh Việt Max, sẵn sàng sống đúng bản chất, dẫn dắt giới trẻ, tạo nên những làn sóng văn hóa tích cực.
Sống, làm việc và tiếp xúc với môi trường nước ngoài từ nhỏ nhưng khi về Việt Nam, mình thấy các tài năng trẻ từ nhà thiết kế thời trang, nhạc sĩ, ca sĩ, videographer hay vũ công... đều "đỉnh" không kém bạn bè quốc tế. Chỉ có điều mọi người chưa khai phá hết bản thân và đem mình "show" cho thế giới thấy. Mình muốn là một người khai phá. Khởi đầu có thể không dễ dàng nhưng hi vọng sẽ là một cách để giúp những tài năng trẻ tự tin hơn.
Điều thú vị nhất mà anh thấy ở thị trường Việt Nam, cụ thể là Sài Gòn là gì?
Đó là ở đây bạn có thể làm bất kì thứ gì bạn muốn. Sự sáng tạo và phát triển dường như không có giới hạn ở vùng đất này.
Có thể nói There VND Then là mô hình đầu tiên về street-wear được làm công phu và tỉ mẩn như thế dành cho giới trẻ Việt. Làm một thứ mà chưa ai làm bao giờ, anh đã gặp những khó khăn nào?
Nếu mà thật lòng thì cái gì cũng khó hết haha. Học về sự khác biệt văn hóa và cách để giải quyết từng vấn đề nhỏ đều là thử thách với mình. Ngay từ đầu Boule đã xác định sẽ cố gắng hoàn thành mọi thứ mà không đặt quá nhiều kì vọng hay định kiến để mọi thứ dễ dàng hơn trong quá trình. Thích ứng với một môi trường mới đã khó, đừng nói đến việc phải sống sót và phát triển. Cái tôi cá nhân cũng là rào cản lớn nữa.
Trong những năm vừa qua tại Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện các khu tổ hợp mua sắm, dù quy mô không thể bằng There VND Then nhưng cũng tạo được sức ảnh hưởng nhất định. Boule nghĩ rằng "đứa con" của mình có điểm gì đặc biệt hơn so với những mô hình khác?
Mỗi một mô hình đều có cái hay và những hạn chế riêng, Boule không sành sỏi đến mức có thể đưa ra những nhận xét hay so sánh giữa There VND Then với bất kì mô hình nào.
Mình chỉ muốn nói là tụi mình - tất cả những người xây dựng nên các tổ hợp đều có chung một tình yêu dành cho thị trường, cho thời trang dù nó không hề "dễ xơi" như mọi người vẫn nghĩ. Nếu không có những người, những mô hình đi trước thì ý tưởng của tụi mình cũng sẽ khó đến được với số đông như ngày hôm nay.
Giới trẻ Việt có quan tâm đến streetwear nhưng dễ dàng nhận thấy những local brand đang chiếm 1 thị trường khá lớn, Boule và ekip của mình sẽ làm thế nào để thu hút sự chú ý và thay đổi mindset của các bạn trẻ trong việc chi tiền cho những thương hiệu quốc tế?
Công bằng mà nói thì Boule nghĩ sự xuất hiện của các local brand rất có ý nghĩa - điều đó cho thấy rằng thị trường đang phát triển từ cả người mua lẫn người bán. Một thị trường mà đâu đâu cũng là hàng nhập khẩu, là sản phẩm của người nước ngoài đem về thì chán lắm. Bản thân của There VND Then là một "local business" vậy nên mình cũng không có vấn đề gì với những thứ mang tính địa phương.
Các mô hình như There VND Then tạo ra cơ hội, cho người tiêu dùng thêm nhiều sự lựa chọn và thậm chí là giúp thị trường có tính cạnh tranh hơn. Boule nghĩ đó là những tác động tốt và cần được khuyến khích phát triển mạnh.
Tụi mình cố gắng đem đến dịch vụ và sản phẩm tốt nhất cho mọi người, đây mới là điều quan trọng hơn so với những nhãn mác quốc tế hay địa phương.
Nhìn chung các sản phẩm tại There VND Then có mức giá khá cao, không phải người trẻ nào cũng có thể thoải mái mua sắm. Boule nghĩ sao về khả năng chi tiêu của giới trẻ Việt, và bao nhiêu phần trăm người trẻ có thể chạm đến mức giá này?
Đây là một trong những câu hỏi đầu tiên tụi mình tự hỏi khi bắt đầu xây dựng There VND Then. Thoạt nhìn mọi người có thể nghĩ tụi mình định vị cao và chỉ bán sản phẩm đắt tiền nhưng trên thực tế, khung giá của There VND Then khá đa dạng. Hiện tại item đắt nhất mà tụi mình có là 38 triệu, và giá rẻ nhất là 100k. Mình muốn tạo ra một không gian mà bất kì ai đến cũng tìm thấy một thứ gì phù hợp với túi tiền của họ.
Ngoài việc là một retailer, There VND Then còn mong muốn tạo ra một cộng đồng, một phong cách sống - Boule nghĩ mình sẽ làm điều đó bằng những cách nào?
Từ góc độ cá nhân, Boule nghĩ mọi thứ đều nên bắt đầu bằng một lí do thật lòng và mong muốn gắn kết với một giá trị nào đó. Nó phải lớn hơn cả những mong muốn riêng cho bản thân hay mục tiêu kinh doanh. Mình sẽ không bao giờ quên được những người đã bỏ thời gian và cho mình cơ hội được quan sát, học hỏi và làm theo họ - đó đều là những trải nghiệm tạo nên Boule của ngày hôm nay. Những bạn trẻ trong team There VND Then lẫn những partner của mình đều có chung một tinh thần như vậy. Đó cũng là thứ khiến mình cảm thấy rất háo hức và thôi thúc muốn thực hiện bằng được trong suốt 2 năm qua.
Boule muốn There VND Then sẽ là một không gian sáng tạo và cân bằng được các yếu tố như bán lẻ, dịch vụ, ăn - uống. Bước vào đây bạn có thể trải nghiệm được cái vibe mà không nhất thiết phải là một khách hàng bỏ tiền ra để mua đồ. Cả team thường có những buổi nói chuyện nho nhỏ nhưng thẳng thắn về tất cả những gì đang xảy ra, ngay cả khi nó là những chủ đề khó hiểu. Bên cạnh đó, tụi mình may mắn khi có nhiều bạn bè làm việc trong lĩnh vực sáng tạo, thiết kế. Họ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, góc nhìn của bản thân, về việc họ đã làm nên những thứ có giá trị như thế nào, cách họ biến sở thích và đam mê trở thành một sự nghiệp vô giá.
Anh có thể chia sẻ một chút về người đồng sáng lập cũng như ekip những cá nhân đứng sau There VND Then không? Họ là ai, họ mong muốn đem đến điều gì và thể hiện điều gì qua dự án này?
Người bạn đó là Huy Dieu - một cộng sự, đồng thời là đồng sáng lập There VND Then. Huy là một người mà mình rất nể và yêu quý. Nếu không có người bạn này thì mình không biết làm sao mọi thứ có thể trở thành hiện thực như ngày hôm nay. Điểm chung của tụi mình trong công việc đó là luôn thúc đẩy nhau tiến về phía trước bất kể tình huống có xấu như thế nào đi chăng nữa.
Boule yêu thích điều gì nhất ở Sài Gòn? Và ngoài There VND Then thì đâu là những địa điểm mà anh lui tới nhiều nhất?
Phải thú nhận là Boule không ra ngoài nhiều lắm. Ngoài cửa hàng, văn phòng và nhà thì nơi duy nhất mà bạn tìm thấy mình là sân banh. Boule đã tìm thấy tình yêu với thành phố này khi tự tay lái xe đến một nơi nào đó thay vì bước lên một chiếc xe để được chở đi. Mình chỉ thật sự khám phá và trải nghiệm Sài Gòn theo một cách hoàn toàn khác thì leo lên xe và rong ruổi. Khi lái xe, bạn không còn bị phân tâm bởi những tin nhắn hay email công việc. Đó là lúc duy nhất mình không phải suy nghĩ quá nhiều thứ và đắm chìm trong mớ bòng bong đó.
Được biết sau chi nhánh đầu tiên tại số 99 Nguyễn Huệ thì trong thời gian tới, There VND Then sẽ có chi nhánh thứ 2?
Mục tiêu của mình là phát triển và mở rộng There VND Then. Tuy nhiên chi nhánh 99 Nguyễn Huệ sẽ luôn nhận được sự quan tâm và chăm chút đúng mực. Khi nào mọi thứ ổn thỏa thì Boule sẽ đích thân thông báo đến mọi người.
Hình dung của anh về There VND Then trong 5, 10 năm tới là gì?
Mình còn chưa mường tượng được đến năm sau nó sẽ ra sao nữa. Không phải vì nhận diện thương hiệu hay giá trị cốt lõi của There VND Then sẽ thay đổi vì nó giống như DNA vậy.
Tuy nhiên cách mình chia sẻ và phát triển về không gian vật lý (physical space) còn phụ thuộc vào những thứ bên trong nó và vị trí/ con người của tụi mình ở từng thời điểm. Nếu được thì 5 năm sau mình và bạn lại đi uống cà phê để nhìn lại nhé?
Cảm ơn anh rất nhiều về cuộc trò chuyện này.
Theo Helino
Blogger người nước ngoài ghép ảnh cầu Vàng Đà Nẵng với Sapa để câu like, khi bị dân mạng Việt vào góp ý lại còn khiêu khích vì "tôi thích"! Hiện vụ việc đang được chia sẻ khắp mạng xã hội vì hành động "xấu xí" của anh chàng người nước ngoài này. Cầu Vàng là điểm tham quan mới nổi ở Đà Nẵng và được rất nhiều du khách trong nước cũng như quốc tế tìm đến. Trên các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội, người ta đều nhắc đến...