Chiêm ngưỡng những kỷ lục ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam
Chùa Bái Đính (Ninh Bình) là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam hiện nay đang lưu giữ nhiều kỷ lục Việt Nam, Đông Nam Á và Châu Á.
Chùa Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn (Ninh Bình), cách thành phố Ninh Bình khoảng 15km. Ngôi chùa này nằm ở phía Bắc quần thể Di sản thế giới Tràng An. Với tổng diện tích hơn 500ha bao gồm khu chùa cổ và khu chùa mới, chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Khu chùa Bái Đính cổ có tuổi đời trên 1.000 năm, trong chùa hiện vẫn còn lưu giữ nhiều dấu, chứng tích về thời kỳ phát triển của Phật giáo nước ta dưới các triều vua trị vì tại cố đô Hoa Lư xưa.
Khu chùa Bái Đính mới được khởi công xây dựng từ năm 2003, trên tổng diện tích 80ha với nhiều hạng mục như: cổng Tam Quan nội, ngoại; điện Tam Thế; điện Pháp chủ; điện Quan Thế Âm, Bảo tháp; Tháp chuông… Tại khu chùa Bái Đính mới này đang lưu giữ nhiều kỷ lục Việt Nam, Châu Á và Đông Nam Á như: Hành lang La Hán dài nhất Châu Á, Chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, Giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á…
Chùa Bái Đính không chỉ là niềm tự hào của các tín đồ Phật Giáo Việt Nam, người dân tỉnh Ninh Bình mà còn với người dân cả nước về ngôi chùa “kỷ lục” này.
Để đến được chùa Bái Đính có hai con đường là đi xe điện và đi bộ
Cổng Tam quan ngoại của chùa Bái Đính được đặt dưới thung lũng cạnh một hồ nước lớn mênh mông
Từ cổng Tam quan ngoại muốn vào khu chính của chùa phải đi qua cây cầu bắc qua hồ phóng sinh
Cổng Tam quan nội, nơi đặt hai tượng Hộ pháp (ông Thiện và ông Ác) bằng đồng cao 5.5 m, nặng 12 tấn
Kỷ lục đầu tiên của chùa Bái Đính mà du khách được chiêm ngưỡng là hành lang La Hán dài nhất Châu Á, có 234 gian, dài gần 3km.
Với 500 pho tượng La Hán, đây cũng là ngôi chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam.
Video đang HOT
Những pho tượng La Hán này có chiều cao trung bình hơn 2m, nặng 4 tấn
được làm bằng đá xanh nguyên khối lấy từ Thanh Hóa do các nghệ nhân làng đá Ninh Vân (Ninh Bình) chế tác
Tháp chuông của chùa Bái Đính có 3 tầng mái, mỗi tầng mái có 8 mái ghép lại, tổng cộng là 24 mái với 24 đầu đao cong vút lên
Bên trong tháp chuông có chiếc chuông đồng nặng 36 tấn, đây là “Đại hồng chuông lớn nhất Việt Nam” hiện nay
Pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt, nghìn tay bằng đồng lớn nhất Việt Nam nặng 80 tấn, cao 9,57m
Giếng ngọc trong chùa Bái Đính hiện là giếng ngọc lớn nhất Việt Nam
Tượng phật nặng 100 tấn đặt trong điện Pháp chủ hiện là tượng đồng dát vàng lớn nhất châu Á
Bảo tháp cao tầng nằm trên ngọn đồi lớn, nơi đây đang lưu giữ Xã lợi Phật đưa từ Ấn Độ về
Tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á nặng 100 tấn
Điện tam thế nơi lưu giữ kỷ lục “Bộ tượng Tam Thế” bằng đồng lớn nhất Việt Nam
Ba pho tượng Tam Thế Phật thể hiện quá khứ, hiện tại và tương lai được đúc bằng đồng cao 7.2 m, nặng 50 tấn
100 cây Bồ đề được triết từ Ấn Độ đưa về trồng tại chùa Bái Đính.
Mỗi cây bồ đề đều được một lãnh đạo Đảng, Nhà nước trồng và gắn bảng tên vào bia đá.
Bái Đính là ngôi chùa trông nhiều bồ đề nhất nước ta hiện nay.
Với tổng diện tích 539 ha cả chùa cổ và mới, Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam.
Một trong những bằng Kỷ lục Việt Nam được công nhận treo trong khuôn viên chùa Bái Đính.
Bùi Thái Bá
Theo dantri
Hai kỷ lục trường thọ của Việt Nam được xác lập kỷ lục châu Á
Trong năm 2014, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức xác lập thêm 12 kỷ lục của Việt Nam mới, nâng tổng số kỷ lục châu Á của Việt Nam lên 69 kỷ lục, trong đó có "Cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam" và "Cặp vợ chồng cao tuổi nhất".
Theo đó, kỷ lục "Cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam" - cụ Nguyễn Thị Trù (SN 1893) - được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập vào tháng 7/2014 thông qua "Hành trình Bách niên trường thọ S100 - 2014", được chọn lựa từ danh sách hơn 1.000 cụ trên 100 tuổi do Hội Người cao tuổi các tỉnh thành trong cả nước cung cấp.
Gia đình cụ Trù có 11 người con nhưng đến nay chỉ còn 4 người còn sống. Hiện cụ Trù đang sống tại TPHCM cùng người con trai út (72 tuổi) và gia đình.
"Cặp vợ chồng cao tuổi nhất" là vợ chồng cụ Cao Viễn (SN 1908) và cụ Vũ Thị Hai (SN 1914) tại tỉnh Nghệ An. Hai cụ đều làm nghề nông, đang sống tại làng Phượng Lịch, xóm 2, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Cụ Viễn và cụ Hai sinh được 8 người con và có tất cả 34 cháu nội, ngoại. Trong đó, người cháu nhiều tuổi nhất đã 54 tuổi, cháu ít tuổi nhất là 25 tuổi. Chắt lớn của hai cụ nay đã 27 tuổi và nhỏ nhất là 3 tháng tuổi. Mặc dù tuổi cao nhưng hiện hai cụ còn rất minh mẫn, thích đọc báo, nghe đài và làm thơ.
Cụ bà Nguyễn Thị Trù được xác lập Kỷ lục châu Á.
Ngoài ra, trong năm 2014, "Hành trình Bách niên trường thọ S100 - 2014" cũng đã chính thức công bố các kỷ lục "Cụ ông cao tuổi nhất Việt Nam" là cụ ông Y'N Dông (SN 1898) tại tỉnh Đắk Nông; "Cặp chị em cao tuổi nhất" cho cụ Đinh Thị Xa (SN 1913) và cụ Đinh Thị Long (SN 1921) tại Đồng Nai.
Tháng 11/2014, Tổ chức kỷ lục Việt Nam tiếp tục Công bố "Cặp anh em ruột cao tuổi nhất" là cụ Trần Đình Thăng (SN 1909) và cụ Trần Đình Liên (SN 1912) tại tỉnh Quảng Trị.
Cặp vợ chồng cao tuổi nhất châu Á là cụ Cao Viễn (SN 1908) và cụ Vũ Thị Hai (SN 1914).
Trong năm 2014, Tổ chức Kỷ lục Châu Á đã chính thức xác lập thêm 12 kỷ lục châu Á mới do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề cử, nâng tổng số kỷ lục châu Á của Việt Nam lên 69 kỷ lục.
Những kỷ lục được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập trong năm 2014 gồm: "Người cao tuổi 4 lần chinh phục đỉnh Fansifan" - Cụ ông Huỳnh Văn Ráng, "Bộ sưu tập tem dị hình và chất liệu có số lượng nhiều nhất" - Ông Hàn Tấn Quang, "Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ nu nghiến lớn nhất" - Ông Nguyễn Xuân Hòa, "Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông đúc bằng đồng nguyên khối lớn nhất châu Á" - Ban quản lý Dự án Tôn tạo Yên Tử - Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh & Công ty TNHH Mỹ thuật Xây dựng Hà Nội, "Lá cờ Phật giáo kết bằng hoa tươi lớn nhất châu Á" - Chùa Đại Bi, "Cây xanh có chu vi bộ rễ lớn nhất" - Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư thương mại Nhật Minh, "10 pho đại sách lớn nhất lưu danh các Anh hùng Liệt sĩ Việt Nam" - Chùa Ba Vàng và Tạp chí Trí thức & Phát triển....
Năm 2014, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức gia nhập Liên minh Kỷ lục Thế giới (World Kings), đồng thời, chính thức lập hồ sơ và đề cử xác lập 5 giá trị kỷ lục thế giới đầu tiên của Việt Nam gồm: Đề cử nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam, Áo dài và nón lá Việt Nam, 3 đặc sản Việt Nam, đề cử 2 bộ sưu tập tiêu biểu của Việt Nam, 2 món ăn tiêu biểu mang tinh hoa giá trị ẩm thực Việt Nam.
Q. Đô
Theo Dantri
Đại lễ Phật đản, những điều có thể bạn chưa biết Những ngày này, Đại lễ Phật đản 2014 đang được tổ chức long trọng, thành kính tại chùa Bái Đính (Ninh Bình) thu hút hàng chục ngàn lượt người tu hành, Phật tử khắp nơi. Hoạt động mừng Đại lễ Phật đản hàng năm Nhân dịp này, chúng tôi trích dịch một số kinh sách, tài liệu cổ, phục vụ bạn đọc đôi...