Chiêm ngưỡng nhà thờ cao nhất Việt Nam
Một công trình xây dựng nhà thờ Giáo xứ với chiều cao tháp thánh giá 110m, được cho là cao nhất Việt Nam thời điểm hiện tại.
Nhà thờ Giáo xứ Lãng Vân cao khoảng 110m đến đỉnh tháp thánh giá. Ảnh: ND
Giáo xứ Lãng Vân nằm trên địa bàn xã Gia Lập ( huyện Gia Viễn, Ninh Bình) được khai sinh vào năm 1885 với tước hiệu Đức Mẹ vô nhiễm. Xứ có khoảng 3.500 người, trong đó chừng 1.200 hành nghề thợ xây.
Thợ ở đây không làm ăn riêng lẻ mà được phiên chế, tổ chức chặt chẽ thành các nhóm trực thuộc cai mà nổi tiếng nhất phải kể đến cai Thành (ông Nguyễn Xuân Thành – chủ Tập đoàn Xuân Thành) và cai Tuyến Thi. Trong tay cai lớn có cả vài ngàn lao động, trong tay cai bé cũng phải vài ba chục người.
Công giáo toàn tòng 100% cũng là nét rất đặc biệt ở đây. Nhà thờ Lãng Vân hiện tại là một kiến trúc cổ được xây dựng vào khoảng năm 1933.
Theo cha xứ Giuse Trần Công Hoan, nhà thờ này tuy có tới 1.000 chỗ ngồi nhưng vẫn không thể chứa hết số giáo dân của làng nên các lễ lớn phải vẫn bắc rạp, căng phông, rất bất tiện. Thế nên từ lâu, ở đây người ta đã tính phải xây dựng thêm một nhà thờ mới. Ý tưởng đó được ông Nguyễn Xuân Thành, chủ Tập đoàn Xuân Thành (đã được đổi tên thành Thái Group) ủng hộ nhiệt tình.
Ngày 14/1/2015, giáo xứ đã tổ chức thánh lễ làm phép móng và đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ giáo xứ Lãng Vân. Trên quần thể rộng chừng 6ha trước đây là đất trống, là ruộng lúa, bờ mương giờ được tôn cao để dựng lên nhà thờ. Theo tìm hiểu nhà thờ Lãng Vân được xây dựng theo kiến trúc gothic, lấy cảm hứng từ các nhà thờ nổi tiếng ở châu Âu.
Theo thiết kế, nhà thờ Lãng Vân có diện tích khuôn viên 14.200m2, tổng diện tích mặt sàn gần 4.000m2, sức chứa 4.000 – 5.000 người – tương đương với dân số của một xã loại trung bình vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Vì vậy, nhà thờ giáo xứ Lãng Vân được xem là nhà thờ lớn nhất Việt Nam. Tổng chi phí cũng là lớn nhất trong giáo phận. Toàn bộ nguyên vật liệu và phương tiện thi công do Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành tài trợ. Phần nhân công do giáo xứ đảm nhiệm.
Tháp chuông chính cộng cả cây thập tự giá có tổng chiều cao xấp xỉ 110m. Hai tháp phụ cũng có chiều cao tới 60m. Ở tháp chuông chính những cọc nhồi đường kính 1,6m được khoan xuyên qua các tầng đất tới tận lớp đá gốc bên dưới, âm sâu chừng 40 – 50m. Ở khu vực nhà thờ, hệ thống cọc ép bằng bê tông đóng xuống đất đến khi nào không thể tiến được nữa mới thôi. Tại đây, người ta cũng đã hoàn thành toàn bộ mặt sàn rộng hơn một sân đá bóng cỡ vừa.
Có lẽ, nhà thờ giáo xứ Lãng Vân không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Công trình này sẽ góp phần vào sự đa dạng kiến trúc Thiên chúa giáo tại Việt Nam, giúp sự hòa hợp tín ngưỡng giữa các tôn giáo ngày một rõ nét, sự hài hòa giữa phương Đông và phương Tây.
Dưới cung thánh là một hầm lớn với sức chứa 700 – 800 thực khách để tiện cho việc tổ chức đám cưới tránh bày biện bừa bãi trên đường làng, ngõ xóm như hiện nay.
Với hàng trăm ngàn tấn gạch, cát, sắt thép, xi măng đã, đang và sẽ được huy động cho công trình khổng lồ này… ước tính trị giá không dưới 300 – 400 tỉ đồng.
Video đang HOT
Cho đến thời điểm hiện tại,nhà thờ Ulm Minster ở thành phố Ulm, nước Đức vẫn là nhà thờ cao nhất thế giới, khoảng 160m. Công trình này cũng giữ luôn kỷ lục xây dựng lâu vào dạng nhất nhì khi bắt đầu khởi công năm 1377 mà đến tận năm 1890 mới hoàn thành, vắt qua nhiều thế kỷ.
Dưới đây là một số hình ảnh về nhà thờ Giáo xứ Lãng Vân mà PV đã ghi lại được:
Đường vào nhà thờ Giáo xứ Lãng Vân. Ảnh: ND
Hình ảnh nhà thờ Giáo xứ Lãng Vân cũ được xây dựng từ năm 1933. Ảnh: Xóm Nhiếp ảnh
Mô hình nhà thờ Giáo xứ Lãng Vân được thiết kế để xây dựng mới. Ảnh: ND
Hình ảnh nhà thờ nhìn từ ngoài đường vào. Ảnh: ND
Nhà thờ được xây dựng bao quanh là các hộ gia đình giáo dân. Ảnh: ND
Mặt tiền nhà thờ có hướng nhìn ra phía xa cánh đồng. Ảnh: ND
Với chiều cao 110m khiến một người đứng lọt thỏm. Ảnh: ND
Bên trong là thánh đường khổng lồ. Ảnh: ND
Với những cây cột bê tông cốt thép với đường kính nhiều người ôm. Ảnh: ND
Nhà thờ có thế lưng tựa vào dãy núi đá phía sau gần đó. Ảnh: ND
Và nổi trội hẳn so với các công trình xung quanh và bao quát cả khu vực. Ảnh: ND
Theo thanhtra.com.vn
Làm giàu ở nông thôn: Nuôi lợn cho ăn hoa quả, nhân sâm
Sướng như lợn không phải chuyện đùa mà là có thật - tại các trang trại phóng viên NTNN ghi nhận, lợn được chăm sóc tận tình bằng các loại thảo dược, nhân sâm, thảo quả và được nghe nhạc êm ái.
Nuôi lợn bằng... trà xanh
Dưới chân núi Sắng, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình có một trang trại độc đáo. Ở trang trại rộng 8ha, canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ của EU, khung cảnh đẹp như tranh này, những con lợn hương thuần chủng được ăn trà, uống trà, tắm trà... và đươc thư giãn bằng những điệu nhạc du dương hòa cùng tiếng chim hót, suối reo.
Trang trại của ông Thục là một trong những trang trại chăn nuôi lợn độc đáo ở Nam Định. Ảnh: Đăng Hải
Trang trại núi Sắng tọa lạc trong một thung lũng bình yên, bao bọc xung quanh là những ngọn núi cao xanh ngắt cỏ cây, mây bay sương phủ và nguồn nước suối tinh khiết trong mạch núi đá ngầm chảy ra hòa với đầm Vân Long mênh mông.
Chị Nguyễn Hồ Diệp Hà, 34 tuổi, vốn yêu thích phương thức làm nông nghiệp của Nhât Bản, đã cùng nhóm bạn đầu tư trang trai nuôi lơn trà xanh độc đáo "có một không hai" này. Khi phóng viên đến, các công nhân của trang trại đang leo núi để hái trà về cho lợn ăn. Chẳng mấy chốc họ đã hái được đầy một gùi trà xanh mướt, non mơn mởn. Về đến trang trại cũng là lúc đến giờ tắm cho đàn lợn. Tại trang trại, các công nhân đun nước tắm lơn, trong nước không chỉ có trà xanh mà còn có thêm sả, lá bưởi, lá tía tô. Sau khi có nước tắm, công nhân của trang trại dùng máy bơm từ bể tắm cho các con lợn trong chuồng.
Điều đặc biệt nữa là xung quanh chuồng lợn nào cũng treo các giỏ cây thảo dược có tác dụng hút khí độc và xua đuổi côn trùng. Toàn khu chuồng trại còn được lắp hệ thống loa, từng thời điểm trong ngày bật lên những giai điệu êm ả để đàn lợn nghe và thư dãn.
Khu vực ngoài cùng là sân chơi để lợn ra tắm nắng. Khu vực chuồng trại được ngăn thành 40 ô, mỗi ô nuôi từ 10-12 con lợn; khu chăn nuôi dành cho lợn từ 1-5 tháng tuổi, và khu xuất chuồng cho lợn từ 6-7 tháng tuổi. Lợn được nằm trên lớp đệm lót trấu, mùn cưa, tưới chế phẩm EM của Nhật Bản giúp toàn bộ chất thải được vi sinh vật có lợi phân hủy hết.
Sáu tháng một lần, các đệm lót sinh học này lại được lấy ra làm phân hữu cơ, thay lớp mới. Chính vì thế mà trang trại luôn sạch sẽ, không có mùi hôi của chất thải và không có ruồi, muỗi.
Ngoài tiêm phòng ngừa, trang trai còn sử dụng nhiều thảo môc như tía tô, kinh giới, gừng, sả... để làm thuốc chữa bệnh cho đàn lợn. Những vườn cây thuốc Nam được trồng thành từng thửa lớn. Ngoài việc chữa bệnh cho lợn, vườn cây này còn tạo cảnh quan đẹp cho trang trại.
Chị Hà cho biết, thức ăn của lợn trà xanh được làm từ các loại hạt, củ như cám của các loại đậu nành, ngô, lúa... Đồng thời, một tuần vài lần, trang trại thu mua lá trà xanh của người dân địa phương thu hoạch từ trên núi, ủ rồi đưa vào kết hợp với các loại chế phẩm khác tạo ra thức ăn cho lợn. Ngoài ra, trà xanh cũng được sử dụng để làm nước uống cho lợn với lượng vừa phải. Chúng giúp lợn giảm stress, cân bằng lượng cholesterol trong máu, cơ thể lợn sẽ không tiết ra những chất độc.
Cho lợn ăn sâm, thảo quả...
Thoạt nghe tưởng là một trang trại của đại gia thừa tiền thích chơi ngông nhưng đó là trang trại nuôi lợn bằng thảo dược của ông Nguyễn Văn Thục - chủ trang trại chăn nuôi lợn thảo dược Hiền Thục ở xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Theo ông Thục, bí quyết tẩm bổ cho lợn bằng thảo dược, nghe nhạc trữ tình để cho ra thực phẩm hảo hạng đã chinh phục những người sành ăn nhất.
Vào trại lợn mà chẳng thấy tiếng kêu eng éc chối tai, chỉ thấy tiếng nhạc dìu dặt khắp nơi. Dù đàn lợn lên tới cả ngàn con nhưng trong trại luôn phảng phất hương hoa lan, hương hồng nhung, hương bưởi dịu thơm.
Mô hình nuôi lợn hữu cơ được ông Thục gây dựng suốt hai thập kỷ. Không giống thức ăn đạm bạc của loài lợn Móng Cái, lợn rừng; cũng chẳng phải thức ăn công nghiệp tẩm kháng sinh, hóa chất giúp tăng trọng nhanh của các trang trại lợn công nghiệp; "ẩm thực" dành cho những chú lợn tại trang trại Hiền Thục tự phối trộn các thành phần rất đặc biệt.
Ngoài cám ngô, cám gạo, đậu tương, cá khô (cung cấp năng lượng, protein và đạm tự nhiên thiết yếu cho vật nuôi), ông Thục bổ sung thêm nhiều loại thảo dược thiên nhiên trong khẩu phần ăn hàng ngày của đàn lợn như: Đẳng sâm, khổ sâm, kim ngân, quế chi, thảo quả, bỗng rượu... và chế phẩm men vi sinh EM. Loại thức ăn này có tác dụng phòng chống các bệnh về đường hô hấp, rối loạn tiêu hoá, trợ tim và tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng tối ưu nhất. Nhờ vậy, suốt hơn 20 năm qua, chuồng lợn của gia đình ông không không phải sử dụng bất cứ liều thuốc kháng sinh hoá học nào.
Mỗi khu chuồng đều có những chiếc loa thùng. Hàng ngày, buổi sáng từ 7 đến 10 giờ và buổi chiều từ 14 đến 17 giờ, ông Thục phát nhạc cho lợn nghe. Vị trại chủ này tự hào rằng, thịt lợn anh tạo ra thuộc loại ngon nhất tỉnh, bởi chúng được nuôi từ 100% thức ăn tự nhiên. Mỗi lứa lợn kéo dài 6-7 tháng thay vì vỗ béo cấp tốc 3-4 tháng đã xuất chuồng như các trang trại lợn công nghiệp khác. Lợn nuôi bằng thảo dược có bì dầy và giòn; màu thịt đỏ tươi do không bị stress. Khi luộc chín, nước vẫn trong vì không tồn dư tạp chất, thịt chắc, ngọt thơm đặc trưng.
Theo Danviet
Gần 6,7 triệu hộ được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 2018 là một năm thành công của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) với tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt trên 16.000 tỷ đồng, vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước. Nợ quá hạn chiếm 0,39% tổng dư nợ, thấp nhất trong toàn hệ thống các tổ...