Chiêm ngưỡng kiến trúc kinh điển và kỳ vĩ trên 5 đỉnh núi thiêng mà người Phương Đông quen tên
5 ngọn núi linh thiêng, không những hùng vĩ về cảnh sắc, in đậm văn hóa truyền thống Trung Quốc..
Mà còn rất đỗi thân quen với triết lí của người Phương Đông bởi sự huyền diệu của tôn giáo và đất trời.
Trung Quốc là một trong những quốc gia rộng lớn nhất thế giới với địa hình đa dạng, phức tạp, không những có những dòng sông nổi tiếng như Dương Tử, Hoàng Hà mà còn sở hữu các dãy ngọn núi cao hiểm trở mang cảnh sắc độc đáo. Trong số đó, Ngũ Nhạc danh sơn – 5 ngọn núi nằm ở 5 vị trí đặc biệt quan trọng (với 4 hướng chính và một ngọn núi nằm ở trung tâm) của đất nước Trung Hoa cổ xưa.
Ngũ Nhạc danh sơn không chỉ có cảnh sắc hùng vĩ mà còn gắn liền với nhiều truyền thuyết và giai thoại hấp dẫn nhuốm màu sắc thần bí, cụ thể là Phật giáo và Đạo giáo. Theo thần thoại Trung Quốc thì Ngũ Nhạc chính là 5 ngọn núi thiêng vì được xem là tượng trưng cho thân thể và đầu của vị thần đầu tiên sáng tạo ra thế giới, khai thiên lập địa, khai sáng vạn vật, phân tách âm và dương để tạo ra Trái Đất và bầu trời của Trung Hoa. Vị thần đó tên là Bàn Cổ (Pangu).
Ngoài ra, tên gọi các ngọn núi cũng, được gọi theo hướng tương ứng mà chúng tọa lạc như là Hằng Sơn phía Bắc – Bắc nhạc, Hành Sơn phía Nam – Nam nhạc, Thái Sơn phía Đông – Đông nhạc, Hoa Sơn phía Tây – Tây nhạc và Tung Sơn ở Trung tâm – Trung nhạc.
Đông Nhạc – Thái Sơn
Tên núi gắn liền với câu ca dao mà ai cũng từng nghe từ thuở bé thơ: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Tương truyền rằng sau khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, đầu, thân và tứ chi biến thành Ngũ nhạc, Thái Sơn chính là đầu của Bàn Cổ hóa thành nên đứng đầu Ngũ nhạc. Nằm ở phía Đông, Thái Sơn trong văn hóa truyền thống Trung Hoa là khởi nguồn của vạn vật, là hóa thân của Thần linh, là biểu tượng của sinh và tái sinh. Đây là nơi đón nhận nguồn linh khí đầu tiên đến từ phía mặt trời mỗi sớm mai.
Thái Sơn được gắn liền với mặt trời mọc, là biểu tượng cho sự ra đời và sự hồi sinh.
Núi Thái Sơn nằm ở tỉnh Sơn Đông – Trung Quốc với tổng diện tích 426 km. Người xưa gọi núi này là Cột chống trời. Nó có tên là Đông Nhạc – là thánh địa của Đạo gia và là nơi tế lễ của các triều đại hoàng đế Trung Hoa. Thái Sơn được liên hệ với bình minh – sự tái sinh và với người Trung Hoa cổ thì đây là ngọn núi linh thiêng nhất, được xếp thứ 1 trong 5 ngọn núi “cao” nhất.
Chính vì cảnh quan tráng lệ mà nơi đây đã được chọn làm cảnh quay chính của hai bộ phim “Tây Du ký” và “Ỷ Thiên Đồ Long Ký.”
Theo sử sách ghi chép từ khi Tần Thủy Hoàng lên núi Thái Sơn, đến đời vua Càn Long, thì có tới 12 vị hoàng đế Trung Quốc lên núi tế trời. Đền Đại ở dưới chân núi là nơi diễn ra lễ tế trời và tế thần Thái Sơn xưa kia. Rất nhiều tao nhân mặt khách cũng đã đến thưởng ngoạn phong cảnh và đã để lại rất nhiều bút tích ở đây. Tiêu biểu như Khổng Tử, Đỗ Phủ…
Sử sách ghi chép Tần Thủy Hoàng từng lên núi Thái Sơn, sau này cũng có tới 12 vị hoàng đế Trung Quốc lên núi tế trời.
Ở Thái Sơn có 3 đạo cùng tồn tại là Đạo Lão, Đạo Phật, Đạo Khổng – ba trụ cột chính của nền văn hóa lâu đời Trung Quốc và đó cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt thú vị của núi Thái Sơn so với 4 ngọn núi còn lại.
Trên đỉnh núi còn có đền Đại, đầm Vương Mẫu, cửa Nam Thiên, đền Bích Xá, cung Đấu Mẫu, lầu Xích Thiên, 20 quần thể kiến trúc và hơn 2.000 di tích lịch sử văn hóa. Đây đều là các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của Trung Quốc và có giá trị nghệ thuật.
Tây Nhạc – Hoa Sơn
Hoa Sơn là một ngọn núi thuộc đoạn Đông dãy Tần Lĩnh ở phía Nam tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An – cố đô khoảng 100 km về phía Đông. Hoa Sơn nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ và những cung đường nguy hiểm nhất trên thế giới mà không ít người muốn thử sức mình chinh phục.
Danh thắng này được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1990. Hoa Sơn có 5 đỉnh núi chính, đỉnh chính cao 2.083 m, gọi là Thái Hoa Sơn hoặc Tây Nhạc.
Ngọn núi bao bọc bởi toàn đá hoa cương, từ xa nhìn về, hình núi dựng đứng như một bông hoa.
Để lên được đỉnh Hoa Sơn, bạn phải vượt qua những con đường chạy dọc theo sườn núi cao 1.800 m. Sau khi leo xong các bậc thang cheo leo bằng đá, các du khách còn phải bám người vào vách núi để đi men theo hệ thống đường ván bằng gỗ mới có thể lên đỉnh núi.
Đây là con đường được các tu sĩ, tín đồ Đạo Lão xây dựng để đi lên các đền thờ trên đỉnh núi. Với những du khách ưa mạo hiểm thì “con đường ván gỗ trên bầu trời” này là một trải nghiệm vô cùng đắt giá.
Video đang HOT
Có một truyền thuyết kể lại rằng: Hoa Sơn là ngọn núi thiêng cầu tình duyên, rằng đôi lứa yêu nhau nếu về Hoa Sơn sẽ thương nhau bền chặt, kẻ cô đơn sẽ tìm được một mối tình…
Được mệnh danh là đỉnh cao Đạo giáo, 4 đỉnh chính của Hoa Sơn được bao bọc bởi những ngôi đền cổ, là địa điểm cầu nguyện và cúng bái từ ít nhất là thời Tần Thủy Hoàng vào những năm 200 trước Công nguyên. Đường đi lên đỉnh núi tràn ngập những móc khóa tình yêu được móc đỏ rực trên những đoạn dây cáp căng bên vực sâu.
Nam Nhạc- Hành Sơn
Nằm trong khu Nam Nhạc của Ngũ Nhạc cách trung tâm thành phố Hành Dương tỉnh Hồ Nam – Trung Quốc 50 km, Hành Sơn được tạo thành bởi đá hoa cương, vách đá dựng đứng với chiều cao 1.290 m, có hình thù kỳ quái và gồm có 72 đỉnh núi lớn nhỏ.
Truyền thuyết kể rằng ngọn núi này hình thành từ cánh tay phải của Bàn Cổ.
Cách phát âm của 2 ngọn núi Hằng Sơn và Hành Sơn giống hệt nhau, đều là Heng Shan. Để phân biệt chúng, đôi khi người ta gọi Hành Sơn là Nan Heng Shan (Nam Hằng Sơn), Hằng Sơn là Bei Heng Shan (Bắc Hằng Sơn).
Hành Sơn nổi tiếng là ngọn núi của Đạo giáo và Phật giáo.
Hành Sơn nổi tiếng là ngọn núi của Đạo giáo và Phật giáo, tại chân núi Hành Sơn chúng ta có thể chiêm ngưỡng ngôi đền lớn nhất ở miền Nam Trung Quốc, đền thờ Nam Việt.
Hành Sơn khi mùa Đông tuyết phủ trắng thơ mọng đến say lòng người.
Đền thờ lớn nhất của Hành Sơn là đền thờ Nam Việt.
Núi Hành Sơn nổi tiếng thế giới, hội tụ đầy đủ đặc điểm của 4 thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc, với độ cao của đỉnh Chúc Dung, vẻ đẹp của điện Tàng Kinh, chiều sâu của chùa Phương Quảng và vẻ đẹp kỳ bí của động Thủy Hàn. Trên núi còn có các chùa khác như chùa Trung Liệt, đình Bán Sơn, đài Ma Kính, cửa Nam Thiên, chùa Quảng Tế, đỉnh Hoa Sen, chùa Chúc Thánh và nhiều danh lam khác.
Bắc Nhạc – Hằng Sơn
Hằng Sơn còn gọi là Nguyên Nhạc hay Thường Sơn, nằm ở huyện Hồn Nguyên tỉnh Sơn Tây – Trung Quốc, giáp với Nội Mông Cổ, thuộc vùng cao nguyên khô hạn, quanh năm nắng gió, cát bụi. Tương truyền rằng vua Thuấn khi đi tuần thú tới đây đã phong Hằng Sơn là Bắc Nhạc.
Theo tín ngưỡng Trung Quốc, Hằng Sơn hình thành từ cánh tay trái của Bàn Cổ.
Các tòa nhà được bố trí dàn trải theo một đường từ Nam đến Bắc và được nâng cao dần lên. Hơn bốn mươi sảnh đường, phòng và gian thờ được chia thành 3 nhóm.
Trên núi có rất nhiều đền chùa, nổi tiếng nhất trong số đó là Chùa Huyền Không (Chùa Treo).
Hằng Sơn là nơi tiếp giáp giữa Trung Nguyên và biên ải năm xưa nên phong cảnh ở đây rất hùng vĩ, với những ngôi chùa được xây dựng ở vị trí hiểm trở và chính vì thế mà kiến trúc xây dựng ở Hằng Sơn là sự giao thoa, kết hợp vô cùng tinh tế của 2 nền văn hóa xưa.
Trung Nhạc – Tung Sơn
Tung Sơn nằm tại Đặng Phong, Trịnh Châu tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Phía Bắc trông ra Hoàng Hà, Lạc Thủy; phía Nam nhìn ra Dĩnh Thủy, Cơ Sơn; phía đông nối với kinh đô Biện Lương của 5 triều đại; phía Tây liền với cố đô Lạc Dương của 9 triều đại. Thế cho nên mới được gọi là “Biện Lạc lưỡng kinh, kì nội danh sơn”, là đệ nhất danh sơn Trung Nguyên.
Điều khiến núi Tung Sơn trở nên nổi tiếng hơn đó là Thiếu Lâm Tự, cái nôi của võ thuật Trung Hoa.
Các núi thiêng của Trung Quốc được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Nhóm núi Ngũ Nhạc là tên gọi cho năm ngọn núi nổi tiếng nhất, gắn liền với lịch sử Trung Quốc qua nhiều triều đại. Chúng cũng gắn liền với tín ngưỡng và thuyết Ngũ Hành của Trung Quốc.
Một trong 5 ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc, nằm tại Đăng Phong, Trịnh Châu, Hà Nam.
Bình Định: Những điểm du lịch tuyệt đẹp làm say lòng du khách
Khung cảnh thiên nhiên đặc biệt, nhiều món ăn hấp dẫn sẽ là địa điểm thích hợp cho những du khách muốn đến Bình Định.
Cù lao Xanh: Cù Lao Xanh còn được gọi bằng cái tên là đảo Vân Phi thuộc xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Không chỉ làm say lòng người bằng biển xanh cát trắng, Cù Lao Xanh còn hấp dẫn bởi "rừng đá" chỉ toàn đá tảng, đá tròn lớn nhỏ đủ hình thù, lạ mắt mà hài hòa đến kì lạ, xếp chồng lên nhau.
Vẻ đẹp Cù Lao Xanh
Trong những hốc đá đêm ngày hứng gió biển, nhiều loài chim quý như nhàn, yến quần tụ làm tổ, sinh sôi nảy nở, hòa tiếng hót cùng tiếng gió vi vu, tiếng sóng tạo nên bản hòa ca tuyệt diệu của biển trời.
Ngoài tắm biển, du khách ghé thăm cù lao này còn có thể lặn ngắm san hô và check-in ngọn hải đăng kiến trúc kết hợp phong cách gothic phương Tây và kiến trúc phương Đông độc đáo.
Trên đảo, ngon nhất, đa dạng nhất và rẻ nhất chính là các món ăn được chế biến từ hải sản, trong đó phải kể đến trứng cá chuồn rán - món ăn xếp vào hàng đặc sản để đãi khách của người dân Cù Lao Xanh.
Hòn Khô: Đảo Hòn Khô, hay còn được biết đến như Cù lao Hòn Khô, nằm trong quần thể 32 hòn đảo gần bờ của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 19km. Hòn Khô xinh đẹp, bình yên, mềm mại chứ không hề khô khan như cái tên của nó.
Hòn Khô cách thành phố Quy Nhơn khoảng 19km.
Để đến được Hòn Khô, từ Quy Nhơn du khách có thể đi xe máy hoặc ô tô qua cầu Thị Nại, băng qua Khu kinh tế Nhơn Hội, đi dọc theo vịnh Mai Hương rồi qua một đoạn đường đèo vài cây số là đến làng chài xã Nhơn Hải. Du khách được đưa đón bằng thuyền hoặc cano từ cảng Nhơn Hải sang đảo và ngược lại.
Tới đây, du khách tận hưởng bầu không khí trong lành. Làm xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống để hòa mình vào thiên nhiên.
Đến với Hòn Khô không thể bỏ qua trải nghiệm lặn ngắm san hô và leo núi. Khi leo đến đỉnh núi mới có thể cảm nhận được sự bao la của biển cả. Và sự hùng vĩ của những vách núi.
Đăc biệt, Hòn Khô là nơi bảo tồn rùa biển. Cứ đến mùa sinh sản là những chú rùa lại vào bãi cát Hòn Khô để sinh nở.
Đến với Hòn Khô không thể bỏ qua trải nghiệm lặn ngắm san hô và leo núi.
Bên cạnh đó, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn quen thuộc của vùng biển nhưng được chế biến với hương vị rất riêng của người dân bản địa như cá mú, cá kình, cá dìa, cá chình biển... Ngoài ra còn có các món ốc, tôm hùm và nhiều hải sản khác.
Hòn Sẹo: Đây là một trong 6 địa điểm có bãi tắm đẹp của Quy Nhơn, nằm ở phía đông thị xã Nhơn Lý, cách đất liền khoảng 5 km.
Nằm giữa mênh mông biển khơi nên cách duy nhất để ra đảo Hòn Sẹo là đi tàu hoặc thuyền, khoảng 20-30 phút.
Nhìn từ xa như một con thuyền khổng lồ
Đến Hòn Sẹo, bạn sẽ được ngắm nhìn bãi đá với đủ hình thù và màu sắc. Những viên đá nằm gối lên nhau được sóng biển mài dũa qua nhiều năm trở nên tròn trịa, bóng mịn.
Cách bãi đá không xa, ở khu vực chân núi có một hang động khá rộng nằm sâu bên trong, bạn có thể dừng chân tại đây để nghỉ ngơi, ăn uống và thư giãn...
Biển nơi đây trong xanh và sạch
Đồi cát Phương Mai : Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 20 km, đồi cát Phương Mai có diện tích lớn với địa hình thoai thoải, uốn cong như hình ảnh một thiếu nữ.
Đồi cát có độ cao trung bình 20-30 m, cũng có nơi cao đến 100 m so với mực nước biển và là một trong những đồi cát cao nhất miền Trung.
Nét đẹp dịu dàng, quyến rũ của đồi cát Phương Mai
Nơi đây mang vẻ đẹp hoang sơ đặc trưng, với những đường vân cát thay đổi liên tục theo chiều gió thổi. Rảo bước trên những hạt cát mềm mịn, vàng ươm trong nắng, bạn sẽ có cảm giác như đang lạc trong một hoang mạc rộng lớn ở nửa kia bán cầu.
Những giây phút bình yên trên đồi cát Phương Mai không chỉ mang đến cho du khách những cảm xúc sâu lắng, những nỗi niềm khó tả mà còn mang đến nguồn cảm hứng mới và những hoạt động vui chơi, giải trí thú vị.
Đồi cát Phương Mai nhìn từ trên cao
Eo Gió: Cách thành phố khoảng 20 km, Eo Gió là một trong những địa danh "must go" khi đến Quy Nhơn.
Eo biển xanh, bao quanh là những dãy núi đá cao với nhiều hình thù lạ mắt khiến khung cảnh nơi đây tráng lệ mà không kém phần lãng mạn.
Eo Gió nhìn từ xa
Ghé Eo Gió vào sáng sớm, bạn có thể ngả lưng trên những phiến đá to, tắm mình dưới ánh nắng ban mai, lắng nghe tiếng sóng biển xô bờ và cảm nhận từng đợt gió mát lành. Bạn cũng có thể thả bước bên cung đường đi bộ ven biển được tạo nên từ hàng nghìn bậc thang xếp dài, nằm giữa lưng chừng núi non hùng vĩ.
Kỳ Co: Địa danh được ví như "Maldives Việt Nam" nằm dưới chân núi Phương Mai, thuộc xã đảo Nhơn Lý, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km.
Vẻ đẹp cầu Hang Yến
Đây là điểm du lịch lý thú với với 2 mặt giáp núi và một mặt giáp biển. Một trong những điểm đặc trưng của Kỳ Co là nước biển ở đây có 2 màu rõ rệt: Gần bờ là màu xanh lam trong vắt, có thể nhìn tận đáy, xa dần nước biển màu xanh đậm như dải lụa nhấp nhô mềm mại.
Nhum biển nướng - món ăn độc đáo tại Kỳ Co.
Khám phá Thái Sơn - ngọn núi huyền thoại vẫn được ví với 'công cha' Nhiều người Việt quen thuộc với tên gọi núi Thái Sơn - vẫn được nhắc tới để so sánh với công cha. Kỳ thực, đây lại là một trong 5 ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc. Trên thực tế, nếu so sánh với đỉnh Fansipan (Việt Nam) cao 3.143 m và "nóc nhà thế giới" Everest cao 8.850 m thì núi Thái...