Chiêm ngưỡng giảng đường đại học đẹp như mơ
Cùng các bạn sinh viên khám phá ngôi trường đẹp như mơ tại Thủ đô Hà Nội, ngắm những góc cực chất trong khuôn viên ngôi trường này.
Nằm ở phía Tây Hà Nội, trường ĐH Phenikaa được đầu tư toàn diện, với gần 4.000 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở vật chất, giảng đường, phòng thí nghiệm, trang thiết bị giai đoạn 2018 – 2021. Khuôn viên trường có nhiều tiện ích và trồng nhiều cây xanh.
Với diện tích 14.000m2, khuôn viên trường được xây dựng hiện đại, tuân thủ những chuẩn mực của kiến trúc quốc tế, với sức chứa lên tới 15.000 sinh viên.
Các mô hình lớp học này đều áp dụng những phương pháp đã được chứng minh, giúp cải thiện hiệu quả học tập.
Với mô hình có tính chủ động và tương tác cao, các lớp học tại đây xoay quanh những cuộc thảo luận chuyên sâu, giải quyết vấn đề, nhập vai, tranh luận và một số hoạt động khác.
Với không gian mở, sinh viên có thể tham gia học nhóm ở mọi nơi trong khuôn viên trường.
Video đang HOT
Với gần 100 phòng thí nghiệm (PTN) phục vụ đào tạo và nghiên cứu như: PTN Internet of Thing (IoT), PTN Điều khiển và Tự động hóa, PTN Vật lý đại cương, PTN Tính toán, PTN Máy tính, phòng học ngoại ngữ tiếng Nhật, tiếng Anh… đã và đang được triển khai đưa vào phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
Sinh viên được truy cập thư viện sách và thư viện điện tử, liên kết với các nhà xuất bản lớn trên thế giới.
Bên cạnh khu giảng đường thì khu tự học, các phòng hội thảo chuyên đề, hội trường được xây dựng khang trang.
Toàn bộ khu giảng đường đại học đẹp như mơ khi về đêm.
với kiến trúc xanh và không gian như một khu resort “sang, xịn, mịn” cùng hàng loạt góc sống ảo đẹp không góc chết. Ký túc xá sinh viên thì được trang hoàng chả khác gì khách sạn!
Từ chàng trai lêu lổng đến chủ nhân lớp học tình thương
Từng theo bạn theo bè lêu lổng, thế nhưng đã 3 năm nay, chàng trai 22 tuổi Phan Trung Hải (Q.7, TP.HCM) thay mẹ đứng lớp học tình thương và bỏ cả công việc lương cao để duy trì được lớp học.
Hải hy sinh tất cả từ thời gian, tiền bạc, công việc và cả tương lai của mình để lo cho các em nhỏ ở lớp học tình thương
Niềm vui bây giờ của Hải không còn là những cuộc tụ tập bạn bè, được đi đến nơi này nơi kia cho thỏa ước mơ tuổi trẻ, mà đơn giản là nhìn thấy các em nhỏ không có điều kiện đến trường vẫn được học con chữ. Và càng hạnh phúc hơn khi giúp các em có được cuộc sống, tương lai ổn định hơn.
Thức tỉnh từ cuốn sách...
Sau thời gian nghỉ dài ngày vì dịch bệnh, lớp học tình thương (P.Phú Mỹ, Q.7) do Phan Trung Hải đứng lớp, đã mở cửa đón các em trở lại. Lớp học này Hải kế thừa từ mẹ cách đây 3 năm và từ đó anh chàng phát triển đưa lớp học đi lên.
Ngoài việc đứng lớp dạy, Hải còn thuê thêm giáo viên về dạy tiếng Anh, Nhật, Hàn... cho các bé với mong muốn có thêm ngoại ngữ sẽ giúp cuộc sống sau này của các em đỡ vất vả. Không những thế, thấy học lực các em không thể học lên cao về văn hóa, Hải kết nối với thầy dạy võ và mỗi tuần 3 ngày đưa đón các em đến lớp để học. Hiện nay đã có 10 em được chọn vào đội tuyển võ của thành phố và sẽ nhận lương mỗi tháng. Đó là điều mà Hải mong muốn để hướng các em đến tương lai ổn định hơn.
Nhìn học sinh ê a đọc bài mỗi ngày và nhìn những thành quả mà Hải gây dựng được cho lớp học, không ai nghĩ trước đây Hải đã từng lêu lổng.
"Ngày xưa mình chơi bời lắm, đi chơi tối ngày, như hôm nay thi thì tối đi chơi đến sáng rồi về đi thi luôn. Lúc đó học đòi theo bạn bè rồi chán học, đỉnh điểm nhất là năm lớp 11, thấy bạn bè ai cũng có xe máy, mà tâm lý của thằng con trai cũng muốn có cho bằng bạn bằng bè. Khi không được mua là bỏ học mấy ngày để đi chơi game, cuối cùng thì ba mẹ cũng phải mua", Hải nhớ lại.
Nhưng đến một ngày, khi Hải đi chơi về khuya, mẹ vẫn ngồi chờ và đưa cho Hải cuốn sách, rồi bảo: "Con đọc cuốn sách này và suy nghĩ đi".
Hải còn nhớ cuối cuốn sách có nội dung là cánh cửa không bao giờ khép lại, cho dù con có thể đi chơi, bỏ nhà đi nhưng mẹ vẫn ở nhà đợi con về...
Nhờ được học võ, 10 em ở lớp học tình thương sẽ được nhận vào đội tuyển của thành phố - ẢNH: NỮ VƯƠNG
"Sau khi đọc xong cuốn sách, tự dưng mình thấy thương mẹ và có lỗi vô cùng. Thấy mẹ buồn vì mình, rồi mẹ đã gần 60 tuổi mà vẫn hằng ngày đứng lớp dạy miễn phí cho trẻ em nghèo, mình thấy day dứt và quyết tâm bỏ hết tất cả để tập trung vào việc học. Cũng từ đó mình xin được đứng lớp tình thương thay cho mẹ", Hải kể.
Tiết kiệm tất cả để lo cho lớp học
Hải bắt đầu nhận lớp tình thương từ khi học năm nhất Trường cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy II. Để có được lớp học tình thương như bây giờ, Hải phải "đánh đổi" rất nhiều thứ - từ công việc, thời gian, tiền bạc và thậm chí cả tương lai.
Sau 3 năm đứng lớp, cũng là lúc Hải tốt nghiệp và đi làm. Thế nhưng sau khi thử việc 1 tháng và được nhận làm chính thức với mức lương khởi điểm từ 10 - 15 triệu đồng/tháng, Hải đã nộp đơn xin nghỉ việc.
"Vì tính chất công việc của mình là lái tàu biển nên không phải đi một ngày rồi về mà đi mấy tháng liền, mà như thế thì ai lo cho lớp học, rồi tụi nhỏ sẽ thế nào. Nghĩ thế mà mình đã xin nghỉ việc, mặc dù để có được công việc này, mình phải chờ đợi rất nhiều thời gian trước đó", Hải bộc bạch.
Sau khi nghỉ việc, Hải tính đến con đường sẽ học thêm một văn bằng về luật để có thể dễ dàng xin được công việc theo giờ hành chính, như thế mới duy trì được lớp học mỗi chiều tối. Và thậm chí Hải còn nghĩ, nếu không xin được việc thì vẫn có thể đi làm nhân viên giao hàng cũng chẳng sao, miễn có thể duy trì được lớp học.
"Giờ bạn bè của mình thành công cả rồi, có đứa còn làm giám đốc. Nghĩ lại nếu sau này mình phải đi làm giao hàng thì cũng hơi chạnh lòng, nhưng có sao đâu. Với mình bây giờ, niềm vui của những em nhỏ là trên hết. Các em đã quá khổ và thiệt thòi rồi, nên mình không muốn tương lai các em sẽ khổ mãi", Hải trải lòng.
Khi lần đầu hẹn gặp Hải ở quán cà phê, chúng tôi đã cảm nhận được phần nào những hy sinh của Hải. "Thật sự mình không dám vào những quán như thế này, với mình nó xa xỉ lắm. Mình tiết kiệm tất cả để có kinh phí lo cho lớp học", Hải chia sẻ.
Hải cho biết nhiều khi cũng muốn một lần được lên Đà Lạt để đi chơi và chụp hình như những bạn trẻ bây giờ, nhưng nghĩ lại tụi nhỏ ở lớp học tình thương cũng có biết Đà Lạt là gì đâu, cũng có bao giờ được ăn hay uống thức uống chất lượng hơn chút đâu. Nghĩ thế mà Hải chẳng thấy bản thân mình thiệt thòi gì cả.
Vì quyết định ngoài học văn hóa còn cho các em học thêm võ nên mỗi ngày Hải phải đưa đón từng em đến lớp. "Nhiều đêm mình nằm cứ trằn trọc mãi, giờ tụi nhỏ học xong ở lớp học tình thương nhưng không có bằng cấp gì, chỉ có một giấy chứng nhận, nên chỉ có đi theo cái nghề nào đó thì may ra mới có tương lai. Nghĩ mãi rồi cuối cùng nhờ quen với người thầy dạy võ nên kết nối, rồi cũng nhiều em từ đó mà được vào đội tuyển. Như thế các em sẽ có lương hằng tháng và tương lai cũng sẽ ổn định hơn", Hải tâm sự.
Giờ ở lớp học tình thương, Hải dành tiền đi làm thêm lo gần như đầy đủ hết cho các em nhỏ. Từ quần áo mới, bánh kẹo đến việc hớt tóc cho các em và thấy em nào không có xe đi là Hải tìm mua những xe đạp cũ giá tầm 300.000 - 500.000 đồng về tặng cho các em...
Min sở hữu khả năng đặc biệt khiến fan hâm mộ bất ngờ Min trổ tài đọc rap và nói năm ngoại ngữ khác nhau, fan bất ngờ với khả năng nói tiếng Anh lưu loát của cô. Mới đây, Min đã đăng tải một video có tiêu đề Min Speaking Languages & Rap Challenge. Trong đó cô trổ tài nói năm ngoại ngữ, bao gồm tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Hàn và...