Chiêm ngưỡng đèo Thung Khe đẹp kì vĩ đến bất ngờ
Đèo Thung Khe hay còn gọi là đèo Đá Trắng, nằm trên tuyến quốc lộ 6 nối giữa Tân Lạc và Mai Châu, Hòa Bình. Đây là cung đèo khá nổi tiếng bởi vẻ đẹp thiên nhiên, quanh năm phủ một lớp tháng xoá như tuyết.
Đèo Thung Khe hay còn gọi là đèo Đá Trắng, nằm trên tuyến quốc lộ 6 nối giữa Tân Lạc và Mai Châu, Hòa Bình. Đây là cung đèo khá nổi tiếng bởi sự hiểm trở, vẻ đẹp thiên nhiên, và có hẳn một khu chợ nhỏ trên đỉnh đèo, vừa là điểm dừng chân thú vị vừa là nơi ngoạn cảnh rất lý tưởng.
Sở dĩ có thêm tên đèo Đá Trắng vì sau khi mở đường, đá vôi sạt xuống trắng xóa cả một vách núi, đi từ xa đã có thể trông thấy. Đèo Thung Khe uốn lượn qua những triền núi thấp, cảnh sắc thay đổi không ngừng với chập chùng đồi núi và những thung lũng xanh bất tận, điểm tô bản làng thanh bình, yên ả.
Ngay đỉnh đèo Thung Khe lại có một khoảnh đất lớn nằm lấn ra phía vực, bốn màu trắng xoá bởi bột đá vôi.
Tại con đèo nối giữa Hoà Bình đi các tỉnh Sơn La, Điện Biên… chỉ có đá và cỏ dại ít người sinh sống tạo nên không gian vô cùng hoang sơ.
Nhiều bạn trẻ không quên dừng lại tại con đèo tuyệt đẹp này chụp ảnh “check in”.
Những tảng đá trắng xóa tạo ra những góc ảnh như ở châu Âu.
Video đang HOT
Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, đèo Đá Trắng hút khách bởi vẻ đẹp hùng vĩ và đặc biệt.
Từ đây, bạn còn có thể trải mắt ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng phía dưới với vẻ thơ mộng …
Du khách khi qua đèo, nếu có nhiều thời gian dừng chân sẽ có thể trải nghiệm đủ 4 mùa trong năm. Buổi sớm trời se lạnh, buổi trưa nắng vàng, chiều về gió nhẹ như trời thu và khi tối đến sương mù.
Từ Hà Nội, bạn đi thẳng quốc lộ 6 lên thành phố Hòa Bình, đi khoảng 40 km nữa là đến chân đèo đá Trắng.
Trên đỉnh đèo là chợ đèo Thung Khe chỉ bán ngô luộc là chủ yếu, để cánh lái xe đường dài ghé ăn lót dạ. Sau này, nhiều khách du lịch đi ngang thường dừng chân ngắm cảnh, thưởng thức chút quà quê dân dã, nhờ đó mà sản vật bày bán cũng dần trở nên phong phú, đa dạng.
Theo dantri.com
NHÀ NÔNG KHUYẾN NÔNG Các homestay đều "cháy" phòng, nông dân lại được dịp hốt bạc
Các homestay dọc tuyến đường 6 lên đất Tây Bắc đều đã cháy phòng. Các ông chủ, bà chủ homestay được phen hốt bạc. Hình thức nghỉ dưỡng gần gũi, thân thiện này đã và đang mở ra cánh cửa làm giàu cho nhiều nông dân.
Bất chấp trời trở lạnh, đợt rét đậm kéo dài, du khách ở khắp nơi vẫn ùn ùn đổ về đất Tây Bắc trong những ngày nghỉ dài. Nhà nhà lên đường, dường như nghỉ tết mà ở nhà giờ đây là chuyện lạ vậy. Bắc máy điện thoại, liên hệ với mấy ông chủ homestay (nhà nghỉ cộng đồng) để đặt phòng, câu trả lời nhận được đều giống nhau: Hết phòng rồi anh ạ.
Anh Tráng A Chu, ông chủ của homestay A Chu ở bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đang tất bật chuẩn bị hàng nông sản phục vụ 60 khách đến nhà trong dịp nghỉ lễ dài ngày này.
Từ Hòa Bình đến Sơn La, Điện Biên, Yên Bái... các chủ homestay đều tất bật mở cửa đón khách. Mấy năm gần đây, cứ vào các dịp nghỉ lễ tết dài ngày là ngày mà họ thu tiền. Không một phòng nào còn trống. Chị Sùng Y Múa - chủ homestay ở xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình chia sẻ, khách đã đặt phòng trước cả tháng. Chỉ tiếc, khu nghỉ của gia đình mình còn nhỏ quá. Không chỉ ngày nghỉ mà ngay cả ngày thường, khách cũng đến thường xuyên.
Khung cảnh yên bình, đầm ấm ở các nhà nghỉ cộng đồng.
Các nhà nghỉ cộng đồng do bà con nông dân ở khắp các vùng mở ra, giờ lại đang là ngành "hót" vì du khách lựa chọn nhiều. Khách đến nhà được chủ nhà đón tiếp nồng hậu như thành viên của gia đình. Hơn nữa, hình thức du lịch mộc mạc này là cơ hội để du khách hiểu hơn về phong tục tập quán của địa phương.
Khung cảnh nên thơ ở các khu nghỉ dưỡng do chính người nông dân tạo dựng.
Anh Tráng A Chu - một chàng trai người Mông cũng đã mạnh dạn làm du lịch được 5 năm nay. Như bao mùa nghỉ lễ khác, năm nay, gia đình anh cũng không còn một chỗ trống nào để đón khách. 60 người đã đặt kín phòng. Giờ cả nhà anh đang căng mình ra để chuẩn bị đồ ăn, nước uống phục vụ khách trong dịp Tết.
Du khách đến thăm được chủ nhà đón tiếp nồng hậu.
Cạnh nhà anh Chu cũng có 5 homestay nữa cũng đã kín phòng. Bà con người Mông ở nơi đây đã nhanh nhậy trong việc chuyển dịch sang làm ngành công nghiệp không khói. Giờ đây bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La được du khách lựa chọn là điểm dừng chân lý tưởng. Lên cao nguyên, du khách được hưởng trọn vẹn một kì nghỉ đầy lãng mạn và ấm cúng.
Góc lãng mạn, yên bình dành cho du khách.
Việc bà con nông dân mở cửa đón khách du lịch cũng là kênh tiêu thụ nông sản nhanh và được giá nhất. Rau cải, su su, bắp cải trồng trên nương, gà, lợn trong chuồng. Khách có nhu cầu là bà con bán và phục vụ bữa ăn tại chỗ. "Từ ngày làm du lịch, nhà tôi không phải mang nông sản ra chợ bán nữa. Có bao nhiêu, du khách cũng mua hết. Cả nhà đều có việc làm và có thu nhập", anh Tráng A Chu chia sẻ.
Cảnh chiều buông ở bản.
Du khách nhàn tản quốc lệ trên con đường bản.
Du khách được phục vụ chu đáo.
Các homestay bồng bềnh trong sương chiều.
Theo danviet.vn
Thỏa thích khám phá các đặc sản vùng cao dọc quốc lộ 6 Những dò lan rừng khoe sắc, mớ cải mèo xanh mướt, túm mắc khén thơm lựng và vô số các đặc sản Tây Bắc khác được bày bán dọc quốc lộ 6, đoạn qua đèo Thung Khe (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình). Nằm ở vị trí giữa huyện Mai Châu và Tân Lạc, đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng (Hòa Bình)...