Chiêm ngưỡng cây sưa được ví như vàng ròng ở Thủ đô Hà Nội
Cặp cây sưa hơn trăm năm tuổi, thân cây to bằng hai người ôm được trồng trong khuôn viên của đình Quán Giá.
Theo khảo sát của phóng viên, tại Hà Nội, ngoài cây sưa 130 năm tuổi ở Chương Mỹ vẫn còn nhiều “cụ sưa” đang được người dân trông nom, bảo vệ. Trong ảnh là cây sưa hơn 100 năm tuổi ở ngôi đình Quán Giá, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội.
Cây có chiều cao khoảng 15m, đường kính thân cây hơn 1m, to bằng vòng tay của hai người ôm. Cây sưa đỏ này nằm ngay trước đình Quán Giá, tán sum suê, lá xanh tốt.
Theo lãnh đạo UBND xã Yên Sở, hiện tại, trong đình có gần 10 cây gỗ sưa, trong đó có 4 cây to. Tuy nhiên, đặc biệt nhất là hai cây gỗ sưa to nhất ở đình có tuổi đời hơn 100 năm tuổi nằm ngay sát đường đi. Hiện tại, chính quyền và người dân vẫn đang trông nom, chăm sóc.
Ông Nguyễn Văn Kỳ, ở thôn 5, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức (Hà Nội, thủ từ đình Quán Giá cho hay, những năm giá gỗ sưa sốt (2010, một số đối tượng đến thôn trộm gỗ sưa và bị nhân dân phát hiện truy đuổi nên bỏ chạy. Kể từ đó, công an xã lập chốt ngay cạnh đình bảo vệ cây.
Theo ông Kỳ, hàng ngày, người dân nơi đây vẫn thường xuyên trông nom, bảo vệ cây gỗ sưa, không có nguyện vọng bán cây. “Thêm nữa, đình Quán Giá được công nhận là di tích lịch sử văn hoá, cấp quốc gia, vì vậy, trong trường hợp chúng tôi muốn bán cây cũng phải được sự đồng ý của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, UBND TP. Hà Nội. Người dân không thể tự quyết việc bán hay không bán”, ông Kỳ chia sẻ.
Cây gỗ sưa có 2 nhánh lớn vươn cao toả bóng cao mát. Khoảng 10 năm trở lại đây, gỗ sưa được coi như báu vật, giá bán đắt hơn vàng ròng. Sưa lớn, sưa bé đều được thương lái lùng mua ráo riết. Loại lõi nhỏ có giá bán 3-5 trăm ngàn đồng/kg, loại lâu năm có giá 40-50 triệu đồng/kg. Cũng chính vì vậy mà người dân ở thôn 5 quý cây sưa và ví như vàng ròng.
Loại gỗ sưa chủ yếu được thương lái thu mua sau đó xuất sang Trung Quốc để làm đồ thờ cao cấp…
Cây sưa không bị mối mọt, sâu héo nên phát triển tốt, nhiều cành non mới mọc.
Đây là cây sưa đỏ thứ 2 ở đình Quán Giá cũng có tuổi đời trên 100 năm tuổi. Cả hai “cụ sưa” này đều được trồng trước đình, ngay cạnh đường đi của thôn.
Cây gỗ sưa này cũng có chiều cao khoảng gần 15m, thân cây có đường kính khoảng gần 1m, tán cây rộng, lá xanh tốt. Theo Thủ từ của đình Quán Giá, vài năm trước cũng có nhiều thương lái đến xem cây sưa, chụp ảnh nhưng rồi sau đó họ lên ô tô rời đi, không trả giá mua.
Một số cây sưa nhỏ mới được người dân trồng trước khuôn viên của đình.
Đình Quán Giá được công nhận di tích lịch sử văn hoá, cấp Quốc gia năm 1991. Trải qua thời gian, nhưng ngôi đình vẫn giữ được nét cổ kính, nguyên vẹn. Đình thờ anh hùng dân tộc Lý Phục Man – một danh tướng đã có công phò giúp Vua Lý Nam Đế chống quân xâm lược phương Bắc từ thế kỷ thứ VI để lập nên nhà nước Vạn Xuân.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Vì sao gỗ sưa được coi là loại gỗ vương giả, đắt hơn vàng ròng?
Gỗ sưa lâu năm, lõi to được săn lùng như báu vật, có giá lên đến 40-50 triệu đồng/kg lõi.
Gỗ sưa được săn lùng và thu mua với giá cao.
Mới đây, giới buôn gỗ đang xôn xao về chuyện cây sưa trên 130 tuổi ở làng Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ được UBND Hà Nội đồng ý cho bán đấu giá. Thời điểm sưa sốt giá, cây sưa này từng được thương lái định giá tới 100 tỷ đồng.
Nhiều người thắc mắc, tại sao gỗ sưa lại có giá trị cao như vậy?
Loại gỗ vương giả
Ngày 10/10, trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Hiệp - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thực vật Việt Nam cho răng, gô sưa co chât lương tôt, đương vân đep, mui thơm tư nhiên nên đươc đinh gia cao.
"Sưa co hai loai la sưa trăng va sưa đo. Sưa đo co gia tri cao hơn nhơ mau gô va hương thơm, gô sưa đo co vân bôn măt, mui thơm thoang như hương trâm, trong khi sưa trăng chi co vân hai măt va cung không co mui thơm", ông Hiệp nói.
Trươc kia ơ Trung Quôc, chi co nhưng gia đinh vua chua, quyên thê mơi dám dùng cac đô vật lam tư gô nay.
Nhiều nơi phải căng dây thép gai, lắp camera theo dõi để phòng chống "sưa tặc".
Thậm chí, nhiều tin đồn cho rằng, ngươi Trung Quôc xưa thương dung gỗ sưa lam chât ươp xac trong cac lăng mô, hay làm đồ thơ cung, phong thuy nhưng theo ông Hiệp, hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào về công dung nay cua gô sưa.
Ông Hiệp cũng cho hay, sưa đo đươc liêt vao nhom 1A nghiêm câm khai thac, mua ban vi muc đich thương mai. Hiện gỗ sưa trong tự nhiên rất khan hiếm và dễ mất trộm. Ơ môt sô nơi, người dân bảo vệ sưa rất nghiêm ngặt bằng cách túc trực đêm ngày hoặc căng dây thép gai, lắp camera theo dõi.
Gân đây, nhiêu đia phương ơ Viêt Nam đang thư nghiêm viêc nhân rông diên tich trông gô sưa tư nhiên. Tuy nhiên, gỗ sưa phải mất hàng chục tới hàng trăm năm mới có giá trị sử dụng.
Việc cây sưa được trồng nhiều và phát triển rất tốt nên ông Hiệp tin rằng, trong thời gian tới, luật pháp cũng sẽ "nới" việc khai thác, mua bán gỗ sưa.
Vân gỗ sưa đẹp như nhan sắc hoa hậu
Ông Nông Văn Thắng (SN 1955) - người được mệnh danh là "vua sưa đất Bắc", đang sở hữu vườn sưa hơn 2.000 gốc ở huyện Hàm Yên, Tuyên Quang cho hay, hiện nay, dù đã hết sốt nhưng gỗ sưa trên thị trường vẫn có giá rất cao so với các loại gỗ khác.
Vườn sưa hơn 2.000 cây của ông Thắng dưới chân thung lũng ở Tuyên Quang.
Riêng về phần lõi, lõi sưa đỏ có đường kính từ 10-15cm có giá 2-3 triệu/kg; loại lõi 15cm trở lên có giá hơn 10 triệu/kg, loại lõi 40cm trở lên có giá 40-50 triệu/kg.
Giải thích về việc sưa có giá cao, ông Thắng cho hay, trước đây, sưa có giá không cao nhưng khoảng 10 năm trước, thương lái Trung Quốc săn lùng và mua sưa rầm rộ. Cung không đủ cầu ắt giá được đẩy lên rất cao.
"Về mặt tâm linh, người ta đồn nhiều về công dụng của gỗ sưa nhưng chưa ai kiểm chứng được. Còn riêng về mặt thẩm mỹ, tôi có thể khẳng định, vân gỗ sưa đẹp tuyệt vời. Bạn hãy tưởng tượng, vân gỗ sưa đẹp như nhan sắc của hoa hậu, nhìn rồi không muốn rời mắt đi.
Tôi đã từng chiêm ngưỡng bộ bàn ghế làm từ gỗ sưa, trông bề ngoài rất bình thường và cũng không bề thế nhưng có giá lên đến hàng chục tỷ. Đó là giá trị của vân gỗ sưa đỏ", ông Thắng chia sẻ.
Ông Thắng bên một cây sưa hơn 10 năm tuổi, có giá bán khoảng 400 triệu đồng.
Về cây sưa ở làng Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), ông Thắng cho hay, ông đang rất mong chờ đến buổi đấu giá và dự định sẽ rủ những người trong hiệp hội trồng sưa ở Tuyên Quang xuống Hà Nội xem.
Ông Thắng cho rằng, dù cây sưa đã có dấu hiệu mục ruỗng nhưng đó chỉ là phần vỏ, còn phần lõi của cây không bao giờ bị mục. Ông cũng định giá cây sưa trên 130 tuổi ở làng Phụ Chính chỉ rơi vào khoảng 50 tỷ chứ không đến 100 tỷ.
Theo Danviet
Kiểm lâm nói về quy trình bán đấu giá "cụ sưa" từng được trả giá 100 tỷ đồng Cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính được toàn quyền quyết định việc khai thác, bán cây gỗ sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng. Cây sưa tại chùa Phụ Chính từng được trả giá 100 tỷ đồng. Mới đây, UBND TP Hà Nội có văn bản đồng ý cho người dân ở xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ bán đấu giá...