Chiêm ngưỡng bộ sưu tập mô hình ô tô, xe máy tiền tỷ
Anh Phạm Mạnh Linh mất 28 năm săn lùng từ nhiều nước trên thế giới để sở hữu bộ sưu tập hơn 400 mô hình ô tô, xe máy các loại của các hãng xe nổi tiếng.
Trong căn phòng riêng, anh Phạm Mạnh Linh (quận Đống Đa, Hà Nội) trưng bày hơn 400 mẫu mô hình các loại xe ô tô, mô tô, xe máy được anh sưu tập suốt 28 năm qua.
Anh Linh cho biết bản thân là người mê tốc độ nên có niềm yêu thích với xe ô tô, mô tô từ ngày còn bé. Chính việc yêu thích những chiếc xe thật đã đưa anh đến với việc sưu tập các mô hình.
Năm 1994, khi còn là sinh viên đại học, anh lần đầu nhìn thấy mô hình chiếc xe Kawasaki ZX-9R model 1994, sự yêu thích đã khiến anh dành dụm tiền để mua chiếc mô hình đầu tiên của mình. “Thời điểm ấy, tôi mua chiếc mô hình Kawasaki ZX-9R model 1994 với giá 70.000 đồng. Đấy là một số tiền lớn với một người chưa đi làm như tôi”, anh Linh chia sẻ
Ít năm sau, khi tốt nghiệp đại học đi làm, có thời gian đi du lịch, tiếp xúc với nhiều loại xe mô hình khác nhau, điều kiện kinh tế cho phép anh bắt đầu mua những mô hình xe mà mình thích. Anh Linh nói bản thân yêu thích các phiên bản xe thật, tuy nhiên không có điều kiện để sở hữu những bản siêu xe trị giá hàng triệu đô. Anh tìm đến thú chơi mô hình để có thể sở hữu những chiếc siêu xe thu nhỏ.
Hiện tại anh Linh sở hữu nhiều mô hình của các hãng xe nổi tiếng như Ferrari, Porsche, BMW, Bugatti, Lamborghini, Ducati… Các mô hình có tỷ lệ 1:18, 1:10, 1:12. Mỗi mô hình của anh Linh có giá giao động từ vài ba trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng.
Video đang HOT
Theo anh Linh để có thể sở hữu trong tay hơn 400 mô hình xe các loại, anh đã phải nhờ bạn bè xách tay từ nước ngoài, bản thân đi du lịch tìm mua, số còn lại được anh đặt trên các sàn thương mại điện tử, từ các phiên đấu giá tại Mỹ, Anh, Đức…
Một trong những chiếc mô hình làm anh Linh nhớ nhất là chiếc MotoGP Yamaha YZR M1 2007 của tay đua Valentino Rossi. Anh Linh nói và cho biết mất gần một năm mới có thể sở hữu chiếc mô hình này trong tay dù đã đấu giá thành công. Anh kể, khi liên hệ với người bán, họ không giao dịch gửi hàng về Việt Nam, nên để có thể nhận được mô hình, anh phải nhờ bạn ở bên Mỹ cho địa chỉ, sau đó mô hình được gửi từ Anh qua Mỹ, và đến gần 1 năm sau từ Mỹ mới vận chuyển về Việt Nam.
Trong ảnh là mô hình giá trị nhất mà anh Linh sở hữu: chiếc Pagani Zonda Cinque 2012, Metallic Red, phiên bản giới hạn. “Mô hình này chỉ có 20 chiếc được sản xuất trên toàn thế giới. Tôi đang sở hữu chiếc số 17, xe được đặt mua tại Đức. Giá của nó hơn 20 triệu đồng”, anh Linh nói.
Ngoài sở thích sưu tập mô hình xe đua, xe mô tô, ô tô, anh Linh còn sắm thêm cho mình hàng trăm mô hình mũ bảo hiểm, mô hình người để trang trí cho bộ sưu tập của mình thêm sinh động.
Đáng chú ý là bộ sưu tập mô hình mũ bảo hiểm của tay đua nổi tiếng thế giới Valentino Rossi – người Italy, với 9 lần vô địch thế giới. Những chiếc mũ bảo hiểm mô phỏng của tay đua Valentino Rossi được anh mua với giá từ 700.000 – 2 triệu đồng.
Sở hữu trong tay bộ mô hình trị giá hàng tỷ đồng, anh Linh chia sẻ để bảo quản mô hình có tuổi thọ được lâu dài, anh thường xuyên phải sử dụng điều hòa để duy trì nhiệt độ, độ ẩm trong phòng để làm chậm quá trình phai màu, bong tróc của sơn. Định kỳ một năm 2 lần, anh Linh sẽ vệ sinh cho hơn 400 mô hình của mình. Anh Linh cho biết phải mất đến 2 tuần để có thể vệ sinh tất cả số mô hình. “Vì công việc bận rộn nên tôi tranh thủ buổi tối và ngày cuối tuần để vệ sinh. Từng mô hình sẽ được quét bụi, dùng dầu bóng chuyên dụng để lau, sau đó được cất gọn gàng vào tủ, hộp kính để tránh bám bụi”.
Có trong tay hơn 400 chiếc xe mô hình, tổng trị giá khoảng 1 tỷ đồng, chủ bộ sưu tập kể, nhiều người khi biết anh chi số tiền lớn để sở hữu số mô hình đã cười anh vì bỏ tiền mua những món “đồ chơi trẻ em”. Nhưng người đàn ông này hoàn toàn vui vẻ với sở thích của mình, vì với anh những người không chơi mô hình sẽ không thể hiểu được giá trị của món đồ. “Mọi người nghĩ nó là một món đồ chơi, nhưng không phải, đây là một phiên bản xe thu nhỏ giống hệt xe thật từ nội đến ngoại thất và sẽ có giá trị kinh tế tăng dần theo thời gian nếu kinh doanh. Bản thân tôi vì yêu thích nên chỉ muốn có thêm chứ không có ý định buôn bán”, anh Linh cười nói.
Anh Mạnh Linh chia sẻ trong tương lai vẫn sẽ mở rộng bộ sưu tập của mình, tìm thêm những mẫu xe mới, đẹp, độc và lạ để làm phong phú bộ sưu tập. Chủ bộ sưu tập cho biết sẽ làm riêng một căn phòng để có thể trưng bày hết những mô hình mình có.
Vỡ mộng vì lan đột biến: Vay lãi chạy theo giờ vứt xó không ai mua
Lan đột biến một thời từng khuynh đảo cả thị trường với những giao dịch tiền tỷ, thậm chí cả chục tỷ hay vài chục tỷ đồng một giỏ lan đột biến.
Nhiều người thấy lời cao lập tức lao vào thị trường này. Có những người còn vay lãi, cầm cố nhà cửa để chơi lan đột biến. Thời gian đầu, không thể phủ nhận lan đột biến đã đem lại tiền lãi khổng lồ, không ít người phất lên như diều gặp gió, thậm chí mua được xe, tậu được nhà. Tuy nhiên, vì thị trường lao dốc quá nhanh khiến các chủ vườn lan đột biến điêu đứng.
Cây lan đột biến gene Bảo Duy giá 12 tỷ đồng và cây lan đột biến Da Vàng giá 10 tỷ đồng.
Từng được định giá 4 tỷ đồng giờ cả vườn lan bỏ xó
Thông tin đăng tải trên báo Lao động cho hay ông Hà Văn T. (phường Thái Bình, TP. Hòa Bình) bắt đầu chơi lan đột biến từ năm 2020. Từng là chủ một cơ sở hàn sắt, nhôm kính, sau lần tình cờ hàn khung sắt cho 1 vườn lan ông biết đến lan đột biến và bắt đầu tìm hiểu về nó.
Ban đầu ông T. chỉ tò mò mua về trồng thử nhưng chỉ sau 6 tháng, khi bán đi ông lãi cả nửa tỷ đồng. Thấy lời cao, ông T. lập tức cầm cố mảnh đất vay hẳn 1 tỉ đồng đầu tư vào lan đột biến. Vườn lan của ông từng được định giá lên tới 4 tỷ đồng. Từ một thợ hàn nhôm kính ông được ví như một đại gia lan tại TP. Hòa Bình. Thời điểm lan đột biến còn sốt trên thị trường, một giỏ lan của ông có người trả tới 2 tỷ đồng nhưng vì nghĩ nó còn tăng giá nên ông không bán.
Ông T. bên những chậu lan từng có giá tiền tỷ giờ phải vứt xó một góc.
Vậy nhưng tới hiện tại tất cả đã chỉ còn là hồi ức. Vườn lan của ông nay vứt xó cũng không ai hỏi mua. " Lúc thị trường lan lao dốc, mình tức tốc rao bán vội, bán lỗ mà cũng chẳng ai mua, để thì mất công chăm sóc. Trong khi tiền lãi ngân hàng tháng nào cũng phải trả, đúng là tiến không được, lui cũng chẳng xong", ông T. chia sẻ với Lao động.
Không chỉ vậy, hiện tại lan đột biến thậm chí còn rẻ hơn lan thường. Ông T. hiện cũng chỉ giữ lại vài giỏ làm kỷ niệm còn lại đều vứt xó một góc. Khi nào may mắn gặp được khách sưu tầm mới bán được 4 - 5 triệu/giỏ.
Từng được mua về với giá 120 triệu đồng, giỏ lan có tên gọi Hồng Yên Thủy này giờ chỉ để treo bờ rào.
Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều bạn bè, đối tác của ông T., có người còn nợ tới 3-4 tỷ đồng. Thậm chí gia đình lục đục, vợ chồng thường xuyên cãi vã vì ôm mộng làm giàu với lan đột biến. Ông T. cũng chính thức quay về nghề làm nhôm kính, để kiếm tiền trả nợ.
Từng mua nhà, tậu xe nhờ lan đột biến cũng tới vỡ nợ
Anh N.T.H. ở Hòa Bình cũng dấn thân vào con đường chơi lan đột biến. Thông tin trên Lao động cho hay cuối năm 2018, anh được tặng một giỏ lan đột biến mang về trồng rồi nhân giống ra bán được 300 triệu đồng. Thấy lời lãi cao, người đàn ông đã vay 200 triệu đồng để đầu tư làm hẳn một vườn lan. Anh cũng nhập nhiều loại giống khác nhau cho khách hàng lựa chọn.
Từng mua được nhà, được xe nhờ lan đột biến nay anh H. phải ôm nợ 1 tỷ đồng.
Thời điểm lan đột biến sốt trên thị trường anh cũng từng kiếm được 3 tỷ đồng nhờ giao dịch một giỏ Hồng Yên Thủy. Từ đó có thể mua được nhà, tậu được xe ô tô. Tuy nhiên, thị trường lan đột biến dần lao dốc vào đầu năm 2022 khiến anh H. trở tay không kịp.
Cả vườn lan đột biến trị giá gần 5 tỉ đồng của anh phải tháo bỏ hoàn toàn bị vì không đủ tiền công chăm sóc, phân bón... Tới thời điểm hiện tại, người đàn ông phải gánh nợ lên tới 1 tỷ đồng.
Các chủ vườn đại hạ giá lan đột biến cũng chẳng có ai hỏi mua.
Phải bán cả nhà vì lan đột biến
Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, anh Bùi Đức H. (trú tại phường Hữu Nghị, TP. Hòa Bình) chia sẻ với Lao động cho hay giữa năm 2021, anh từng mua một giỏ lan đột biến giá 900 triệu đồng. Tới giờ bán 1 triệu đồng cũng không ai thèm mua. Vì vào thị trường sau nên anh bị lỗ nhiều hơn người khác đến mức phải bán cả nhà để trả nợ.
"Số tiền tiết kiệm bao năm cũng nướng hết vào lan đột biến, căn chung cư 2 vợ chồng tích góp mua cho con vừa phải bán đi để trả nợ, vợ chồng tôi cũng thường xuyên cãi nhau chỉ vì chuyện này" - anh H. buồn rầu chia sẻ với Lao động.
Anh D.P, chủ một vườn lan đột biến tại TP Quảng Ngãi đang chăm sóc vườn lan của mình.
Người đàn ông cũng cho hay có những vườn lan lớn họ đã từng lãi cả tỷ, thậm chí trăm tỷ nên không bị thiệt hại nhiều. Còn những người bước chân vào thị trường khi lan đột biến đang lao dốc, chơi kiểu "cò con" như anh gần như mất trắng. Tới thời điểm hiện tại, lan đột biến chỉ có giá vài trăm nghìn đồng. Với các dòng có tiếng tắm như: Bạch Tuyết, Hồng Yên Thủy... thì cùng lắm được giá từ 5-10 triệu đồng.
Một vườn lan tại H. Yên Thủy (Hòa Bình) hiện tại đã đóng cửa bỏ hoang
Loạt cảnh tượng bi hài về cuộc sống của tân sinh viên những ngày đầu xa nhà Cuộc sống của tân sinh viên có những lúc thú vị thế này đây. Tiết mục "dọn cả nhà" lên phòng trọ chưa bao giờ hết hot. Một buổi mua sắm "sương sương" của tân sinh viên. Tủ lạnh mới sử dụng được ít ngày đã lăn ra "báo". Cuộc sống sinh viên kinh tế eo hẹp, phải tập tiết kiệm từ cái...