Chiêm ngưỡng bộ bàn ghế chạm 12 con giáp lớn nhất VN
Bộ bàn ghế chế tác từ gốc gỗ sao, chạm 12 con giáp đang trưng bày tại chùa Linh Phước, TP. Đà Lạt được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là lớn nhất Việt Nam.
Chùa Linh Phước hay còn được gọi là chùa “ve chai” từ lâu là điểm đến tham quan của đông đảo du khách khi đến TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ngoài lối kiến trúc đậm bản sắc Á Đông, ngôi chùa này độc đáo bởi hầu hết bề mặt các công trình được khảm sành, sứ hay mảnh chai.
Chùa có những công trình chính như Chánh điện, Hoa long viên, toà Linh tháp cao 7 tầng, điện thờ 324 tượng phật Quán thế âm bồ tát, tượng bồ tát quán thế âm cao 17 mét được kết từ 2 tấn hoa bất tử…
Tại phòng trưng bày đặc biệt của chùa còn có nhiều cổ vật, đá phong thuỷ, đồ gỗ nghệ thuật.
Trong đó nổi bật là bộ bán ghế chế tác từ gốc gỗ sao chạm 12 con giáp được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận vào ngày 29/5/2014. Bộ bàn ghế này chiếm diện tích khá lớn trong phòng trưng bày. 5 băng ghế, mỗi chiếc được chế tác từ gốc gỗ sao nguyên khối, đặt quanh chiếc bàn.
Chiếc bàn nổi bật với hình ảnh đầu con rồng ngoi lên, thân rồng quấn quanh bàn. Điểm đặc biệt của chiếc bàn này là từ gốc gỗ sao nguyên khối, các nghệ nhân đã chế tác 12 con giáp bên hông.
Con chuột (tý)
Con trâu (sửu)
Con cọp (dần)
Video đang HOT
Con thỏ (mão)
Con rồng (thìn)
Con rắn (tỵ)
Con ngựa (ngọ)
Con dê (mùi)
Con khỉ (thân)
Con gà (dậu)
Con chó (tuất)
Con heo (hợi)
Nhiều du khách ngạc nhiên trước bộ bàn ghế đồ sộ này.
Theo Anh Phương (Infonet)
Ngôi chùa độc đáo khó bỏ qua khi đến đón Tết ở Đà Lạt
Chùa Linh Phước (còn được gọi là chùa Ve chai) là ngôi chùa bề thế có kiến trúc rất độc đáo, cùng nhiều điều thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm Đà Lạt dịp Tết.
Chùa Linh Phước nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 8 km. Ngôi chùa này còn mang tên chùa Ve chai do được xây dựng từ những mảnh sành sứ hay vỏ chai. Ngôi chùa bao gồm nhiều tòa tháp liền kề, như tòa chánh điện cao 5 tầng, bao gồm điện thờ Tổ và thập bát La Hán Đường, tòa Đại Bi.
Cạnh tòa chánh điện là Long Hoa Viên, với tạo hình rồng uốn lượn chiếm trọn khuôn viên. Khu vực này cũng được bày bán một số loại đặc sản Đà Lạt cho du khách.
Bên trong chánh điện, phần tường và trần đều được dán các mảnh sành, sứ trang trí với nhiều họa tiết, hoa văn độc đáo, cầu kỳ.
Phần mái của mỗi tòa có những chi tiết, đặc trưng riêng. Những bông hoa sen được tạo hình từ mảnh ve chai sành sứ nhưng không thiếu đi sự thanh mảnh, tinh tế.
Mỗi tầng của các tòa tháp được xây dựng nhiều cửa, hướng tầm nhìn sang các tòa tháp khác.
Tạo hình kỳ lân với nhiều màu sắc, mọi đường nét được chăm chút tỉ mỉ.
Du khách có thể bắt gặp rất nhiều các hình tượng trong tứ linh: long, lân, quy, phụng được tạo hình sinh động, độc đáo mà ít có ngôi chùa nào sánh được về độ "lạ".
Tháp chuông gồm 7 tầng. Càng lên tầng cao, bậc thang đi lên càng thu nhỏ. Ở tầng thứ hai, nhà chùa chuẩn bị sẵn giấy, bút để Phật tử ghi lại những tâm nguyện và dán lên chiếc chuông. Đa số du khách, Phật tử đến đây đều dành thời gian để viết một vài dòng cầu nguyện lên đó.
Một trong những góc nhìn khi đứng trên tòa tháp chuông với cảnh thiên nhiên yên bình của xứ sở ngàn hoa.
Đây là điện thờ 324 tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra, tòa này còn có nhiều tượng sáp mô phỏng chân dung các vị sư thầy.
Khu vực tầng hầm của tòa tháp thờ Quan Thế Âm Bồ Tát là khu rừng thiêng, và công trình tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam.
Với hình ảnh rùng rợn kết hợp cùng âm thanh sống động, công trình này nhằm răn dạy con người tu dưỡng đạo đức, sống hướng thiện để khi mất đi không rơi vào 18 tầng địa ngục đầy đau đớn.
Nguyễn Thao
Theo Zing
Lên Đà Lạt ngắm mai anh đào nở rộ mùa xuân Những cành mai anh đào ửng hồng trong cái lạnh của thành phố hoa khiến du khách đầy lưu luyến. Trước khi khởi hành, bạn nên chú ý mang đồ dùng cá nhân gọn nhẹ, chuẩn bị 2-3 áo khoác (hiện tại, thời tiết Đà Lạt khá lạnh). Xe máy: Kiểm tra lốp, nhớt và các phụ tùng khác. Nên: Châm nhớt, lắp...