Chiêm ngưỡng 10 thắng cảnh được hình thành từ muối
Sau khi ghé thăm những địa danh này chắc chắn bạn sẽ thấy muối không chỉ là gia vị mà còn là một chất liệu tự nhiên hình thành nên những kỳ quan thế giới hay những hầm mộ bảo quản xác chết.
Dưới đây là 10 điểm đến được hình thành từ muối bạn không nên bỏ qua:
1. Sân golf của quỷ, thung lũng Chết, Vườn quốc gia Califonia, Mỹ
Nó có cái tên như vậy xuất phát từ những thay đổi thường xuyên về địa hình. Sân golf này được hình thành cách đây vài năm sau khi nước bốc hơi và để lại một chảo muối rộng. Bề mặt của nó không phù hợp với bất kỳ loại golf nào, vì vậy người ta nói rằng “chỉ có ma quỷ mới có thể chơi golf ở đây”.
2. Hang 3N- Hang động muối lớn nhất thế giới, Qeshm, Iran
Đây là một trong những hang động muối hiếm hoi và vẫn còn tồn tại. Muối đi vào hang động thông qua các vết nứt. Vào mùa khô hang động khá khô ráo và rất nguy hiểm trong mùa mưa với những trận lũ quét.
3. Hang động Catedral de Sal de Zipaquira, Colombia
Catedral de Sal de Zipaquira được hình thành từ mỏ muối hoạt động vào năm 1950 và đã bị đóng cửa cho tới khi được xây dựng lại vào năm 1991. Hang động này rộng khoảng 75m và cao 25m và có sức chứa 10.000 người. Một số hang động nhỏ được đào xung quanh hang động chính. Các hang động nhỏ tượng trưng cho cuộc sống của Chúa Kito từ khi sinh ra cho đến khi qua đời.
4. Cánh đồng muối Salar de Uyuni, Bolivia
Đây là cánh đồng muối lớn nhất thế giới, được đặc trưng bởi khoảng cách nhiệt độ giữa ngày và đêm. Cánh đồng muối này biến thành một sa mạc lớn trong mùa mưa với một khách sạn làm bằng muối tự nhiên ở chính giữa. Nó cũng được bao quanh bởi cảnh quan tuyệt đẹp bao gồm Laguna Verde và Laguna Colorado.
5. Hang động Kitum, núi Elgon, Kenya
Video đang HOT
Kitum hình thành khi người Ai Cập cố gắng tìm kiếm kim cương và vàng trên núi lửa. Động vật đã thường xuyên ghé thăm hang động vào ban đêm để liếm muối. Một đàn voi đã lao vào hang động một cách không kiểm soát dẫn tới cái chết của nhiều công nhân đang lao động. Hang động cũng liên quan tới virus Marburg năm 1987.
6. Hồ muối Spiral Jetty, Utah, Mỹ
Spiral Jetty được xây dựng vào năm 1970 bởi Robert Smithson vào mùa khô và sau đó biến mất vì bị ngập nước vào mùa mưa. Nó xuất hiện trở lại một lần nữa vào năm 2004 nhưng sau đó lại bị ngập sâu hơn.
7. Mỏ muối Detroit, Mỹ
Mỏ muối này được cho là có trước cả thời kỳ khủng long. Hiện nay, mỏ có đủ không gian cho người lao động ăn và thậm chí hút thuốc. Mặc dù đã được phát hiện khoảng 400 triệu năm trước và muối đã từng được khai thác ở đây nhưng hiện nay nó chỉ được sử dụng như một con đường.
8. Hồ muối ở bán đảo Yucatan, Mexico
Những con sóng đập mạnh vào bờ và để lại những cồn cát ở độ sâu hơn 200m dưới mực nước biển đã tạo ra hồ muối ở vịnh Mexico. Nước ở đây rất mặn, chỉ có một số vi khuẩn và vi sinh vật có thể sinh sống. Sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời nếu bạn lần đầu tiên đặt chân đến đây.
9. Hầm mộ muối ở Paris, Pháp
Đó là một ngôi mộ tập thể, nơi hàng triệu người đã bị chôn vùi. Nó thường được gọi là Empire of Death (Lãnh địa chết) và sọ người được sắp xếp theo hình dạng khác nhau như khuôn mặt, thánh giá và trang trí tường. Đó là một khung cảnh đáng sợ đối với những người yếu tim.
10. Hầm mộ Capuchin, Sicily, Ý
Đây là nơi thực sự khủng khiếp, bên trong hầm mộ là vô số xác chết, có những xác chết còn đang phân hủy và những bộ xương có mùi khủng khiếp. Mặc dù vậy vẫn có khá nhiều người ghé thăm hầm mộ này.
Theo Khampha
Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam
Nhìn từ trên cao, các cung đường thuộc tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai dài 245 km như con sông nhỏ chảy dài tới vô tận, xung quanh là đồng ruộng, đồi núi xanh mát, bao la.
Đường Bình Minh (hay còn gọi là đường 27 m) là một trong những lối lên xuống tại điểm đầu của cao tốc dài nhất Việt Nam từ thành phố Lào Cai đến Hà Nội.
Đây là một trong những dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất Việt Nam nối hai đầu Hà Nội và Lào Cai, lần lượt đi qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái. Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A. Đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100 km/h và đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai có 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 80 km/h.
Nhìn từ trên cao có thể thấy đoạn đường km 237 thuộc xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng (giáp với địa phận thành phố Lào Cai) đã chạy giữa quả núi vừa được xẻ ngang.
Có nhiều đoạn đi men theo sườn đồi, một bên vách, bên vực.
Đây là lần đầu tiên giao thông Việt Nam có một dự án đường cao tốc đi qua địa hình, địa chất rất phức tạp: xây dựng xuyên từ đồng bằng lên vùng núi Tây Bắc, với nhiều đồi núi và vượt qua hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô. Tổng cộng có 120 cây cầu lớn, nhỏ nằm dọc tuyến.
Hình ảnh ở nút giao với đường liên xã hướng ra quốc lộ 279 tại địa phận huyện Văn Bàn (Lào Cai).
Đi từ huyện Văn Yên (Yên Bái) đến Lào Cai sẽ gặp một đoạn hầm xuyên núi.
Hầm dài 530 m cao 9 m, bề rộng 14 m, được thắp điện 24/24h.
Nhìn từ trên cao, cao tốc uốn lượn cong cong cùng dòng sông Hồng tạo nên một quang cảnh đẹp kỳ vĩ nơi núi rừng Tây Bắc.
Nhiều tài xế khi đi qua con đường này trong ngày đầu thông xe toàn tuyến (21/9) đều bày tỏ sự ngỡ ngàng bởi chỉ trong thời gian 5 năm dự án có quy mô và khối lượng công việc khổng lồ như vậy đã hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng triệu người dân có nhu cầu lưu thông giữa các tỉnh miền núi phía Bắc.
Dự án đã nhận được sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải. Trong quá trình thi công, nhiều kỹ sư, tư vấn giám sát, giám đốc điều hành, nhà thầu... không đủ năng lực đã bị thay thế, điều chuyển công việc.
Trước đó, công trình có tới hơn 25.000 hộ dân thuộc diện ảnh hưởng, phải di dời, giải phóng mặt bằng, xây dựng gần 100 khu tái định cư, áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho 17.000 hộ dân.
Tuyến đường này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng... cho khu vực Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Giao thông thuận lợi còn là lợi thế của Lào Cai để tăng cường thu hút đầu tư từ các địa phương khác. Kể từ nay đường sắt Hà Nội - Lào Cai chủ yếu tập trung chuyên chở hàng hóa. Ngành du lịch của các địa phương này cũng kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều khách hơn so với trước đây.
Theo Zing
Thung lũng Bắc Sơn: Thiên đường xanh của Việt Nam Mới đây, Bắc Sơn đã được chuyên trang du lịch When on Earth ca ngợi là thiên đường xanh của Việt Nam. Thung lũng Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội 160km về phía Bắc, ở độ cao từ 500-1200m so với mực nước biển. Về phía Bắc, thung lũng Bắc Sơn giáp huyện Bình Gia, phía đông là Văn Quán,...