Chiếm đoạt tiền của hơn 500 người, 4 giám Xử lý vụ việc ở Đồng Tâm không nên nghiêng theo hướng trừng trị!MB24 lãnh án
Trao đổi với báo giới sáng nay, Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhận định, với vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm, cơ quan chức năng nên quyết định hình thức xử lý theo hướng giáo dục là chính, không nên nghiêng theo hướng trừng trị.
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. (Ảnh: Đàm Duy)
Khi đối thoại với người dân Đồng Tâm, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung có cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự người dân. Nay cơ quan điều tra khởi tố vụ án khiến người dân và dư luận khá bất ngờ, ông nghĩ sao về quyết định này?
- Vấn đề khởi tố hay không khởi tố vụ án phải dựa trên cơ sở pháp luật. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bất kể đó là cơ quan, tổ chức nào, đều phải bị xem xét, không có trường hợp đặc biệt và ngoại lệ. Còn đứng về mặt pháp luật, chúng ta cũng có quy định tình tiết giảm nhẹ, miễn trừ trách nhiệm hình sự trong những trường hợp cụ thể.
Trên cơ sở đó, căn cứ tính chất mức độ hành vi vi phạm, cơ quan chức năng quyết định xử hay không, miễn hay không, xử nặng hay nhẹ? Trong pháp luật hình sự, ban đầu cơ quan chức năng khởi tố nhưng sau đó có thể miễn trách nhiệm hình sự, có thể xử nhưng cho hưởng án treo, hay xử phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ. Vấn đề quan trọng nhất là thực thi pháp luật cho đúng, cho phù hợp.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bắt tay người dân Đồng Tâm. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Video đang HOT
Là đại biểu Quốc hội, ông có chia sẻ gì với người dân trong vụ việc ở Đồng Tâm?
- Tôi rất chia sẻ tâm tư của nhân dân và cử tri, vì khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, nhân dân cho rằng hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức bị coi là tội phạm. Ở góc độ ĐBQH, là người từng làm việc trong lĩnh vực pháp luật, tôi tin rằng pháp luật sẽ có sự nhân đạo, công bằng đối với người vi phạm nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, với những người ăn năn hối cải, người tự nguyện sửa chữa khắc phục hậu quả cũng như tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm.
Như vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm, theo tôi nên quyết định hình thức xử lý ở mức độ giáo dục là chính, không nên nghiêng theo hướng trừng trị. Làm như vậy cũng vẫn đảm bảo đúng theo quy định của Bộ luật hình sự, bởi trong luật có quy định về trường hợp miễn trừ, giảm nhẹ, chuyển hình phạt hoặc áp dụng hình phạt nhẹ nhất.
Ông bình luận gì với bản cam kết viết tay mà Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký với người dân Đồng Tâm thời điểm tháng 4.2017?
- Thực ra vào thời điểm nhất định, lời hứa của người có trách nhiệm có thể nói là phù hợp với hoàn cảnh và tình hình. Tuy nhiên trong quá trình xem xét đánh giá vụ việc, cơ quan chức năng thấy có dấu hiệu của hành vi vi phạm thì phải giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Bên hàng lang Quốc hội sáng cùng ngày, trả lời báo chí, ĐB Lưu Bình Nhưỡng – Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (người cùng ĐB Dương Trung Quốc về Đồng Tâm lắng nghe, trò chuyện với bà con) cho biết, ông có nhiều cảm xúc sau khi nghe thông tin cơ quan điều tra khởi tố vụ án ở Đồng Tâm. “Lúc đầu tôi nghĩ không có việc khởi tố mà chỉ đưa ra xem xét vấn đề”- ĐB Nhưỡng đánh giá. Tuy nhiên, ĐB Nhưỡng cho cũng cho rằng, việc xem xét trên bình diện pháp luật là cần thiết và phải được xem xét một cách công bằng theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền và trách nhiệm của tất cả các tổ chức và cá nhân. Ông mong người dân Đồng Tâm bình tĩnh, vì về nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật. Nếu có sự kiện pháp lý xảy ra, các cơ quan chức năng sẽ xem xét, căn cứ vào mức độ cụ thể để có quyết định hợp lý, có lý, có tình. Là người có mặt trong cuộc đối thoại giữa Chủ tịch Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm, ông Nhưỡng cho biết, trong văn bản do Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm thay mặt nhân dân Đồng Tâm trình bày, điều đầu tiên có nội dung nhân dân Đồng Tâm nhận lỗi và mong Đảng và Nhà nước cứu vớt. “Đây là điều khiến chúng ta suy nghĩ. Các cụ nói đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Thứ hai là phải xem xét nguồn cơn dẫn tới việc phản ứng của người dân. Họ không tự mình gây ra việc xáo trộn mà mong muốn yên ổn làm ăn. Vì vậy, theo tôi những vấn đề này cần được xem xét một cách thấu đáo” – ĐB Nhưỡng phân tích.
Theo Danviet
Bộ Công an đang rà soát quá trình tố tụng trong vụ Đồng Tâm
Trả lời câu hỏi của báo chí về vụ việc ở Đồng Tâm, người phát ngôn Chính phủ cho rằng: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về vụ việc Đồng Tâm, Bộ Công an đã thực hiện hết sức nghiêm túc để kiểm tra, rà soát lại toàn bộ trong quá trình tố tụng, từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam một số người tại xã Đồng Tâm.
Chiều ngày 4.5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, báo chí đã đặt câu hỏi xung quanh vụ việc xảy ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Vụ việc xảy ra từ ngày 15 - 22.4 là rất đáng tiếc. Theo ông Dũng, vấn đề mấu chốt là năm 1980, nguyên Thủ tướng Chính phủ Đỗ Mười đã ký quyết định giao cho Bộ Quốc phòng với diện tích 208 ha ở xã Đồng Tâm và một số huyện xung quanh để xât dựng sân bay Miếu Môn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết về vụ việc ở Đồng Tâm.
Năm 1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình đã quyết định giao mốc giới cho Bộ Quốc phòng. Đến năm 2014, UBND TP. Hà Nội có quyết định giao và đo toàn bộ mốc giới khu vực đất đó.
Việc đo có chênh nhau 28,7 ha, từ đó người dân xã Đồng Tâm cho rằng 28,7 ha là diện tích đất nông nghiệp. Do đó có sự tranh chấp và giải quyết không thấu tình đạt lý của huyện Mỹ Đức, Hà Nội."
"Trực tiếp Chủ tịch UBND TP. Hà Nội được Ban Bí thư, Thủ tướng giao nhiệm vụ đối thoại trực tiếp với nhân dân xã Đồng Tâm. Đây là cuộc đối thoại hết sức trách nhiệm và trách nhiệm của Hà Nội cũng đã công bố thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất đai của huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Vẫn theo người phát ngôn Chính phủ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về vụ việc Đồng Tâm, Bộ Công an đã thực hiện hết sức nghiêm túc để kiểm tra, rà soát lại toàn bộ trong quá trình tố tụng, từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam một số người tại xã Đồng Tâm.
Thượng tướng Bùi Văn Nam - Thứ trưởng Bộ Công an bổ sung thông tin vụ việc ở Đồng Tâm.
"Hiện nay, TP. Hà Nội đang giao cho các cơ quan chức năng thành phố và Bộ Công an tiếp tục thực hiện việc này.
Tinh thần của chúng ta là rất minh bạch, công khai, nếu chúng ta sai thì nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nếu như huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm có sai phạm trong vấn đề quản lý, sử dụng đất đai, trong quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo theo kiến nghị 47 điểm của nhân dân xã mà không thể hiện trách nhiệm của cơ quan công quyền thì sẽ được xem xét" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Trả lời bổ sung thêm, Thượng tướng Bùi Văn Nam - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: Bộ trưởng Bộ Công an đã ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra về việc thi hành pháp luật và quy định của Bộ Công an về vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm.
"Hiện Đoàn thanh tra đang làm việc, kết quả thanh tra như thế nào chúng tôi sẽ báo cáo và thông tin rõ" - Thượng tướng Bùi Văn Nam nói.
Theo danviet
Từ vụ việc Đồng Tâm: Nguyên tắc Nhà nước và nhân dân "cùng thắng" "Có thể nói sự mâu thuẫn, xung đột trong đời sống xã hội lúc nào cũng có. Nhưng vấn đề đặt ra là phải quản lý, giải tỏa những mâu thuẫn, xung đột ấy khi chúng còn chưa đến mức căng thẳng hoặc đối đầu, nghĩa là chưa "nóng". Một chính quyền làm được như thế, mới chứng tỏ được là có năng...