Chiếc vòng tâm linh của người Vân Kiều
Bao đời nay người Vân Kiều ở phía tây Quảng Bình luôn giữ tinh thần phóng khoáng, sẵn sàng nhường cơm áo với người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Duy có một tín vật họ chỉ sẻ chia với người trong nhà, đó là chiếc vòng mã não.
Theo quan niệm của bà con, vòng mã não chính là nơi ngự trị của thần trường thọ, no ấm, may mắn, được xem là chiếc vòng “hộ mệnh” của người Vân Kiều. Tự bao đời, chiếc vòng mã não tâm linh này đã trở thành người bạn tri kỉ, chứng kiến những bước thăng trầm trong cuộc sống mỗi người Vân Kiều.
Ngày từ khi chào đời, những cô bé Vân Kiều đã được đeo chiếc vòng này. Trong một nghi lễ truyền thống của dòng tộc, sau khi già làng mời các vị thần về ban phước lành, cô bé được ông bà đeo lên cổ chiếc vòng với một hạt mã não nhỏ xíu. Từ đây, như nhiều đứa trẻ khác, những cô bé Vân Kiều đã có một vị thần bổn mệnh của riêng mình.
Chiếc vòng mã não cũng là tín vật không thể thiếu trong lễ cưới của người Vân Kiều. Ngoài những tặng phẩm truyền thống, họ hàng nhà trai cần chuẩn bị ít nhất một chiếc vòng mã não để đôi bạn trẻ làm của hồi môn. Tùy vào điều kiện từng gia đình, chiếc vòng có thể gồm 3 hoặc 5 hạt trên một xâu, kết thành nhiều chuỗi. Về phần mình, gia đình nhà gái dẫu khó khăn đến đâu cũng phải có 1 hoặc 2 hạt mã não để làm quà chúc phúc cho con.
Theo quan niệm, hễ thiếu nữ nào nhận chiếc vòng mã não của người khác giới nghĩa là trái tim đã có chủ. Thế nên, dẫu người con gái đó có là bông hoa rừng đẹp nhất thì những kẻ si tình cũng không dám buông lời tán tỉnh. Vì lý do này các bậc cha mẹ người Vân Kiều luôn căn dặn con em phải suy nghĩ thật kỹ khi nhận chiếc vòng mã não của ai đó.
Vòng cườm (vòng mã não) của người phụ nữ Vân Kiều. Ảnh: báo Quảng Bình.
Trong tiềm thức, người Vân Kiều luôn tin rằng, thần may mắn, no đủ, trường thọ chỉ phù trợ ai có đá mã não. Khi một người từ trần, họ sẽ mang theo chiếc vòng gắn bó nhất với cuộc đời mình sang thế giới bên kia. Hạt mầm ấm no, hạnh phúc sẽ mọc lên từ viên đá mã não, vỗ về người đang sống. Những chiếc vòng còn lại sẽ được trao cho con cháu trong gia đình.
Thông thường, việc chọn người xứng đáng để trao chiếc vòng linh thiêng này được cân nhắc rất kỹ. Khi trao kỷ vật, nàng dâu sẽ được chú ý nhiều hơn cả cô con gái. Bởi theo quan niệm truyền thống, nàng dâu chính là người quyết định sự sinh sôi của cả dòng tộc. Người con gái dẫu chung huyết thống nhưng khi lấy chồng thì trở thành con nhà người khác.
Chiếc vòng mã não gói gọn nhiều giá trị của người Vân Kiều. Mỗi dịp lễ lạt, người phụ nữ Vân Kiều thường lấy các loại trang sức được cất giữ ra giới thiệu với con cháu. Mỗi chiếc vòng mã não, khuyên tai, vòng bạc đều gắn với một câu chuyện về cuộc đời của người phụ nữ.
Video đang HOT
Trước kia người ta thường nhìn vào chiếc vòng mã não để đoán định địa vị một ai đó. Những người giàu sang, có quyền lực thường lùng tìm chiếc vòng có hạt mã não đẹp, độc đáo nhất để trưng diện. Theo các nghệ nhân nổi tiếng với nghề chế tác trang sức truyền thống, những hạt mã não có màu phớt đỏ hoặc trắng sữa với nhiều lớp đồng tâm quanh một điểm được xem là của hiếm. Người ta phải xuống vực sâu hoặc đào trong lòng núi mới có thể tìm thấy. Thế nên, nhiều gia đình giàu sang sẵn sàng đổi cả con trâu bạc để “tậu” về chiếc vòng quý.
Bên cạnh đó, không ít hộ dẫu hoàn cảnh khó khăn cũng cố mua bằng đủ số vòng mã não cho từng thành viên trong gia đình, đặc biệt là người con gái mới lớn. Để giải thích cho điều này, người Vân Kiều chia sẻ, trước kia cô gái nào không có vòng mã não đẹp thì ít người theo đuổi. Thậm chí, đến lúc lập gia đình nếu người ấy không có được nhiều chuỗi vòng giá trị thì cũng chẳng được kính trọng. Đơn giản vì bà con cho rằng, các vị thần không kề bên, phù trợ thì cô gái ấy khó làm tròn nghĩa vụ của một người vợ, người mẹ.
Ngày nay, tuy giá trị vật chất đã giảm đi đáng kể nhưng chiếc vòng mã não vẫn mang “sức mạnh tinh thần” rất lớn. Nhiều phụ nữ lớn tuổi không bao giờ bỏ chuỗi mã não ra khỏi người. Họ cho rằng thứ trang sức này có hồn vía. Thế nên, khi không đeo nữa, người cao tuổi sẽ rất dễ bị ốm. Bên cạnh đó, nếu ai dại dột cho người khác mượn chiếc vòng mã não thì sự sang giàu, quyền quý sẽ tiêu tan.
Đặc biệt, người Vân Kiều rất kiêng kỵ việc đánh mất hoặc để vòng mã não bị sứt mẻ. Họ tin, nếu điều ấy xảy ra, mọi tai ương sẽ giáng xuống gia đình. Thế nên mỗi khi thấy vòng mã não bị rạn nứt, sứt mẻ, bà con thường nhường chuỗi vòng đó cho người nghèo, xem như làm phúc để hy vọng giảm bớt sự xui rủi. Sau đó, họ sẽ tức tốc làm lễ cúng, xin thay thế bằng một chuỗi mã não mới để thay đổi vận mệnh.
Với niềm tin sâu sắc, người Vân Kiều luôn chọn mã não làm tặng phẩm quý dâng lên thần rừng, thần đất, thần nước… Trong các nghi lễ lớn, chuỗi vòng mã não luôn được đặt ở mâm chính. Chiếc vòng được chọn để cúng tế nhất thiết phải đẹp mắt, được xâu chuỗi cầu kỳ. Người dân nơi đây tin rằng, các vị thần khi nhận được món quà giá trị này sẽ hào phóng ban tặng mưa thuận, gió hòa để bà con có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Theo VNE
Vụ giết 5 phu trầm: Vây ráp rừng Ma
Rừng Ma Nơi 5 phu trầm bị giết
Rừng Ma, nơi những sát thủ không ghê tay giết chết 5 phu trầm cũng là nơi "rừng thiêng" theo quan niệm của người dân tộc Vân Kiều. 7 ngày ròng nếm mật, nằm gai trong khu rừng Ma linh thiêng, ban chuyên án mang bí số 313G đã bắt gọn 2/3 sát thủ máu lạnh.
Rừng Ma: "Đi dễ khó về"
Ngay sau khi ban chuyên án mang bí số 313G được lập, các điều tra viên, trinh sát công an, bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị nhận định, rất nhiều khả năng hung thủ đang lẩn trốn trong khu rừng Ma. Điều này khiến việc truy lùng thủ phạm giết 5 phu trầm gặp nhiều khó khăn bởi rừng Ma (thuộc bản Tà Rùng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) là nơi người Vân Kiều an táng cho người chết trong dòng họ. Họ bảo vệ rừng Ma để bảo vệ đời sống tâm linh, bảo vệ phần hồn của mình. Đây được coi như là khu rừng kì bí, khiến biết bao người nghe đến đều cảm thấy rờn rợn. Khu rừng này đã trở thành chốn thiêng ít người đặt chân tới.
Theo tục an táng của người Vân Kiều, sau khi chôn cất người chết xong, người thân trong gia đình không bao giờ quay lại ngôi mộ đó. Người Vân Kiều quan niệm rằng, ngôi mộ của người chết trong rừng Ma là chốn linh thiêng, không ai được đào bới, cải táng.
Hiện trường nơi 5 phu trầm bị giết, chôn chung dưới hố trong rừng Ma
Rừng Ma cũng được bà con người Vân Kiều quan niệm là nơi không được tùy tiện vào. Trong những trường hợp bất đắc dĩ, nếu muốn vào rừng Ma thì phải sắm lễ cho giàng (già làng) cúng tế... Người nào tự ý vào rừng Ma mà không xin phép trước sẽ bị làng dùng luật lệ phạt nặng.
Khu rừng Ma còn có địa hình hoang sơ, hiểm trở, "đi dễ khó về". Ban chuyên án đã cử nhiều mũi trinh sát với gần 100 cán bộ, chiến sĩ phối hợp vây ráp khu vực này để truy bắt những kẻ gây án.
Kẻ thủ ác sa lưới
Thượng tá Lê Quang Công, Phó trưởng phòng CSHS Công an Quảng Trị chia sẻ: "Sau khi nhận được tin báo từ đồn biên phòng Cù Bai, Công an Quảng Trị đã xác định đây là một vụ trọng án hết sức nghiêm trọng. Lập tức công an tỉnh "tung" quân với nhiều trinh sát và cán bộ điều tra giỏi có mặt tại hiện trường vùng rừng núi nơi gây án để thu thập thông tin ban đầu. Tuy nhiên, do địa hình rừng núi quá phức tạp và tiếp xúc với nhiều dân bản nói tiếng dân tộc nên công tác điều tra gặp rất nhiều khó khăn. Các trinh sát sau nhiều giờ leo núi để vào hiện trường vụ thảm sát đã bị chuột rút, cơ thể bị sưng cứng vì côn trùng cắn và tụt lại phía sau vì đường đi chỉ là dốc cao vực thẳm".
Ban chuyên án mang bí số 313G tiếp cận khu rừng Ma, nơi hung thủ ra tay giết 5 phu trầm rồi lẩn trốn (ảnh cơ quan công an cung cấp)
Thượng tá Công kể, cứ leo dốc, băng rừng chừng được 1 giờ, anh em trong chuyên án đều bị con vắt (như con đỉa) bám vào chân, nách, cắm rút máu đến vài ngày sau vết thương mới cầm được máu. Thức ăn trong những ngày vây ráp khu rừng Ma của ban chuyên án chỉ có mì gói sống và uống nước suối.
Thượng tá Nguyễn Viết Tân, Đồn trưởng Đồn biên phòng Cù Bai (xã Hướng Lập), nói: "Từ khi nhận được thông tin 5 người tìm trầm bị sát hại, 9 giờ sáng 26/3, tôi trực tiếp chỉ huy, cùng 4 đồng đội và người nhà của nạn nhân vào rừng để nắm bắt tình hình và đưa thi thể nạn nhân về quê an táng. Đường đi vách đá dựng đứng, nhiều đoạn đoàn chỉ phải bò chứ không thể đi được. Việc đi bộ vào rừng đã khó đến khi phải gánh thêm thi thể 5 phu trầm ra khỏi rừng lại càng khó khan gấp bội".
Thượng tá Công kể tiếp, từ ngày 26/3 đến 2/4, nhiều mũi công tác đã nhanh chóng vào cuộc. Anh em ai cũng quyết tâm bắt bằng được kẻ thủ ác về quy án, nên mọi khó khăn gian khổ đều cố gắng vượt qua, bám trụ địa bàn rừng núi".
Hung thủ Hồ Văn Công và Hồ Văn Thanh sau khi bị bắt
Khuya 1/4, lực lượng tinh nhuệ của bộ đội Biên phòng, Công an Quảng Trị đã vây ráp, lùng sục từng hang đá, khe suối, gốc cổ thụ khu rừng Ma với nhiều vòng, nhiều lớp. Chó nghiệp vụ được huy động. Lực lượng y tế cũng sẵn sàng... "Do các đối tượng ẩn sâu trong hang đá rừng Ma, nơi ít người vào rừng vì đồng bào Vân Kiều rất kỵ cho người vào khu rừng Ma này nên việc phát hiện đối tượng là vô cùng khó khăn", thượng tá Công chia sẻ.
Suốt đêm ngày mùng 1 và rạng sáng mùng 2/4, từng vòng vây được siết chặt, vị trí hung thủ ẩn nấp cũng dần lộ diện. Khoảng 14 giờ 15 phút ngày 2/4 đối tượng Hồ Văn Công đã bò ra suối lấy nước ở khe Múi đã bị lực lượng của ban chuyên án đang mật phục 313 tóm gọn. "Đến 16 giờ cùng ngày đối tượng Hồ Văn Thanh cũng đã bị lực lượng Biên phòng Quảng Trị ập vào hang đá khống chế, bắt giữ", đại tá Nguyễn Trọng Tiềng, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên Phòng Quảng Trị, người trực tiếp chỉ đạo lực lượng Biên phòng trong chuyên án 313G kể lại.
Hiện lực lượng chuyên án 313G vẫn tiếp tục cử người ém tại các địa bàn trong khu rừng Ma để truy lùng, bắt đối tượng còn lại trong vụ giết 5 phu trầm.
Theo vietbao
Độc đáo phong tục gõ cửa xin lộc đầu xuân Những ngày đầu năm mới, bà con đồng bào Vân Kiều ở phố núi Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) rồng rắn xuống phố gõ cửa từng nhà chúc tết và xin lộc đầu năm. Đây là một tục đã có từ hàng chục năm nay, nét bản sắc riêng của người đồng bào. Họ đi chúc tết để hỏi thăm sức khỏe,...