Chiếc vỏ bao cao su ở trong túi áo chồng
Theo thói quen, Q kiểm tra các túi áo, túi quần của anh trước khi giặt và hôm nay Q đã thấy một thứ mà đáng lẽ không nên thấy – một chiếc vỏ bao cao su.
Tay Q run run khi cầm cái vỏ bao cao su ấy lên, Q đã hy vọng là mình nhìn nhầm, nhưng không… (Ảnh minh họa).
30 tuổi, “gia sản” của Q là một người chồng chăm chỉ làm ăn, một đứa con bé bỏng và một cuộc sống êm đềm. Chồng Q không quá nổi bật như những anh chàng ga lăng, giỏi kiếm tiền khác, anh ít nói, cũng không quá đẹp trai. Hai người yêu nhau 3 năm trước khi quyết định tổ chức đám cưới, vì thế Q cứ nghĩ rằng cô đã hiểu anh đến chân tơ kẽ tóc.
Một lần vài đứa bạn ở công ty bàn nhau về việc các anh chàng làm kinh doanh thường hay có các hoạt động ngoài luồng cùng khách hàng, đám đấy có hỏi Q rằng “là vợ một người làm kinh doanh” thì thế nào? Q chỉ cười nhẹ, chồng Q là nhân viên kinh doanh thật nhưng những hoạt động ngoài luồng như họ kháo nhau thì cô chưa thấy, có khi chỉ là những bữa nhậu triền miên, những ngày về muộn người đầy mùi bia rượu. Anh bảo anh cần Q cảm thông do tính chất công việc và cô cũng thành quen với sự thất thường giờ giấc của anh. Cô không quá lo lắng về chồng bởi vốn Q tin, rất tin anh.
Họ hỏi Q:
“Thế anh chồng có hay về muộn không?”
“Có, tuần cùng phải đôi ba lần về muộn”
“Lúc về muộn anh ấy thế nào?”
“Thì say xỉn bét nhè”
“Đời sống tình dục của anh chị thế nào?”
Video đang HOT
“Q giật mình và ra vẻ không muốn trả lời”
“Chị phải cẩn thận đấy nhé, xem chồng còn ham muốn mình không, nếu không thì chắc chắn có ăn vụng ngoài đường đấy?”
Q chợt giật mình nghĩ lại, đúng là thời gian gần đây hai vợ chồng Q có xao nhãng chuyện chăn gối và cảm xúc khi bên cạnh nhau cũng ít đi. Q thì nghĩ rằng chồng quá mệt mỏi, bản thân mình cũng mệt mỏi với núi việc nhà nên chỉ muốn ngủ luôn khi thả mình xuống giường. Đấy, liệu tháng chỉ đôi lần chung đụng có phải là có vấn đề không? Liệu những lần chung đụng đó đều chóng vánh có phải là vấn đề không? Có lẽ không đâu. Dù vẫn tin chồng và cảm thấy có lỗi với suy nghĩ đó nhen nhóm trong đầu nhưng Q vẫn không khỏi bứt dứt không yên.Một lần, giống như những lần say xỉn khác, chồng Q về nhà lúc khuya và nằm vật xuống giường xem chừng mệt mỏi. Theo phản xạ không điều kiện Q thay đồ cho anh, lấy khăn lau mặt và tay chân rồi đắp chăn cho anh ngủ. Khác với mọi lần lần này Q nhìn anh kỹ hơn trước khi vội vã mang đống đồ nồng nặc các mùi hỗn độn đi giặt. Q ngắm nghía khuôn mặt thân quen ấy, từ khi còn là bạn đến khi yêu nhau rồi thành vợ chồng, khuôn mặt ấy vẫn thế, chẳng mấy thay đổi theo thời gian. Q mỉm cười một chút rồi vội vã mang đống đồ lên sân thượng. Theo thói quen, Q kiểm tra các túi áo, túi quần của anh trước khi giặt và hôm nay Q đã thấy một thứ mà đáng lẽ không nên thấy – một chiếc vỏ bao cao su. Tay Q run run khi cầm cái vỏ bao ấy lên, Q đã hy vọng là mình nhìn nhầm, nhưng không…
Cả đêm hôm đó Q không ngủ được cứ quay lại nhìn khuôn mặt anh lúc ngủ mà dấy lên những ấm ức không yên, lẽ nào điều mọi người vẫn nói là sự thật, lẽ nào anh có thể làm như vậy với Q. Nhưng dù sao cái gì đến đã đến, Q quyết định rằng phải làm rõ mọi thứ với anh trước khi tiếp tục cuộc sống chung này. Vì thế ngay sáng ngày hôm sau khi anh thức dậy, Q đã chờ anh ở bàn ăn với một thái độ rất nghiêm túc.
“Em cần nói chuyện với anh?”
Thoáng chút ngạc nhiên nhưng chồng Q cũng trả lời:
“Em sao thế, anh phải đi làm sớm hôm nay”
“Dù anh có bận việc gì cũng phải bỏ hết, em cần nói chuyện, ngay bây giờ”
Thấy thái độ có phần cứng rắn của Q nên anh cũng dịu xuống và ngồi vào bàn:
“Có chuyện gì xẩy ra với em vậy?”
Q đang ngồi đây, nắm chặt cái vật chết tiệt trong tay và thoáng suy nghĩ hay là cứ coi như không biết gì, hay là mặc kệ bởi “đàn ông ai mà chẳng vậy” và bởi còn con, còn bố mẹ, còn mọi người, nhưng hơn ai hết Q hiểu rõ bản thân mình rằng Q sẽ không thể tiếp tục một cuộc sống dối trá chính mình như thế.
“Đây là cái gì? Em cần lời giải thích”
Anh hơi ngạc nhiên và dừng lại một chút ngập ngừng, Q nghĩ anh đang tìm cách bao biện nên Q nghiêm mặt và nhìn thấu vào mắt anh. Nói thật Q đang cố mong anh có một lý do nào đó cho thấy rằng Q đã nhầm, nhưng làm gì có lý do nào giải thích nổi đây ???
“Anh xin lỗi, chỉ là anh quá say”
“Cô ta là ai?”
“Anh không biết tên, cô ta ở quán… mà anh hay tới, cô ta cố tình…”
Q thấy một cái gì đó ứ nghẹn nơi cổ họng và bóp nghẹt trái tim mình, đáng lẽ nước mắt cần trào ra để gột rửa nhưng không thể, Q cứ ngồi đó trân trối, mông lung vô định. Có lẽ nào điều này lại xảy ra với mình? Q chẳng mong muốn một cuộc sống cao sang, chỉ đơn giản là một cuộc sống được yêu thương, tôn trọng. Thế mà…
Định buột miệng hỏi câu “Đây là lần thứ mấy của anh?” nhưng không cần nữa, có lẽ Q đã có câu trả lời rồi. Đứng dậy và đi thẳng vào phòng chốt chặt cửa, Q cần ở một mình. Q thấy anh đi lại, gõ cửa vài lần rồi thôi. Dù sao thì lúc này Q không muốn giáp mặt anh, không muốn nhìn vào mắt anh, càng không muốn…chạm vào anh.
Mấy ngày sau đó trôi qua trong nặng nề dù núp dưới vỏ bọc bình thường. Thế nhưng Q thật sự không biết mình phải làm thế nào. Cuộc đời Q đã phủ một lớp màu xám và trái tim có một vết cứa đau rát. Tiếp tục thế nào đây? Q biết rằng cô có thể bỏ qua tất cả những điều tồi tệ đó để giữ gìn mái ấm gia đình cho đứa con thơ, để không phủ nỗi lo lắng lên ánh mắt cha mẹ nhưng điều cô lo sợ nhất đấy là làm sao cô có thể chạm vào anh, trong cô giờ chỉ còn lại là nỗi ghê sợ…
Theo Afamily
Con dâu thích đẻ
Cuối tuần gia đình anh con trai về chơi, cô con dâu hí hửng tiết lộ chuẩn bị bỏ "kế hoạch" để sinh thêm đứa nữa: "Phải cố kiếm đứa con gái cho nó tình cảm, gần mẹ, chứ hai thằng giặc chán chết". Bà đi xuống bếp mới khẽ buông tiếng thở dài.
Ngày con dâu sinh thằng cháu đích tôn, khỏi phải tả ông bà mừng thế nào. Bốn tháng nó ở cữ là ngần ấy ngày bà cất công phục dịch, cơm bưng nước rót...
Đến khi nó trở lại thành phố công tác bà bùi ngùi tạm biệt ông để theo chúng. Ông ở nhà một mình ăn uống thất thường thiếu người bầu bạn sớm hôm nên sức khỏe cứ đuối dần, rồi bệnh cao huyết áp được dịp tác oai tác quái. Thằng bé được hơn tuổi, sau lần ông phải vào viện cấp cứu thì bà ngỏ ý khuyên chúng thuê người hoặc cho con đi học để bà còn về chăm ông. Song chúng bàn nhau cai sữa thằng bé rồi cho về với bà luôn. Bà nhận lời vì thương các con còn ở trọ vất vả, thôi đỡ chúng một tay, để chúng còn tập trung làm kinh tế, kiếm lấy căn nhà mà trú mưa...
Có đứa cháu vàng bạc ở cùng cũng khuây khỏa, vui cửa vui nhà tuy nhiên bà đến phát ốm bởi thằng bé nghịch ngợm mò mẫm khắp nơi nên chẳng thể rời mắt. Cứ phải theo sát nó từng bước cho đến khi nó lên giường đi ngủ. Quay cuồng săn sóc một già một trẻ bà cảm nhận rõ sức lực mình đang yếu mòn dần đi, nhưng vẫn phải cố.
Nuôi nó lên ba tuổi, bụ bẫm thông minh thực sự là kỳ công lớn của ông bà. Bởi bố mẹ nó ỷ ông bà có lương hưu nên tiền gửi tháng có tháng không, tháng may ra về được hai lần hú hí, dí dủm với con một tí rồi lại vội lên đường, có biết gì về những vất vả nuôi con. Những khi nó mọc răng, tiêm phòng hay ốm sốt, còn bình thường vẫn sợ cháu nóng, lạnh nên bà luôn phải choàng dậy sờ tay chân và lưng nó thành ra nhiều đêm mất ngủ...
Ông bà hệt cặp vợ chồng bận con mọn, cha già con cọc, như bị khóa chân, muốn đi chơi, thăm viếng ai đó mà không tài nào thu xếp được mà đi.
Niềm vui con cháu giờ thực sự như là gánh nặng.
Đến khi thằng bé được hơn ba tuổi thì chúng đón về cho đi học, để lại cho ông bà khoảng chông chênh phải lâu sau mới có thể hồi phục. Giai đoạn vất vả cực nhọc nhất thì ông bà hứng cả rồi, giờ chúng nuôi nhàn tênh, con dâu còn hỉ hả với bạn "nuôi con đơn giản" bà nghe mà ấm ức. Nhất là khi con dâu bụng lại lùm lùm nói: "Phải đẻ tiếp thôi cho nó có anh có em".
Lịch sử lặp lại, bà lại xách đứa cháu hơn tuổi về nuôi, lần này bà đã mang cảm giác mình không tải nổi, xương khớp thì cứ ngày một rệu rã, có lần bế nhấc thằng bé mà không tài nào đứng lên, ông nhìn thấy lại tập tễnh ra đỡ cho.
Thi thoảng ông bà ca cẩm về bệnh tuổi già mà chúng vô tư lờ đi. Rồi còn "cao tay" hơn khi thê thảm kể lể "Bọn con đang lo trả nợ mua chung cư, phải làm cật lực kiếm tiền. Mà mang đi gửi thương lắm, họ chẳng có tình thương và trách nhiệm đâu, chẳng gì bằng ông bà ruột thịt, thôi thì bọn con cố gắng dù có thương nhớ nó lắm nhưng vẫn phải nén ở trong lòng..."
Bà đành im lặng. Chúng đã có lời nhờ, thoái thác sao đành.
Để rồi đứa này cũng hơn ba tuổi thì chúng đón về. Bà còn chưa kịp thở, giờ nó lại có ý định tiếp tục quàng thêm cái ách nữa, cứ nghĩ đến những tháng ngày như bị "cầm tù" bà lại thấy bất an, bà thấy mình như thế là quá "ngược đãi" bản thân để rồi đánh đổi lại là sự ích kỷ của con cái, khiến chúng chưa hiểu được rằng nuôi một đứa trẻ nên người đâu đơn giản, đâu phải chỉ là chăm bẵm cho ăn, còn phải dạy dỗ, đầu tư tiền bạc, dành nhiều thời gian cho nó...
Bà bàn với ông lần tới chúng về bà sẽ nói hết, không thể vì cả nể mà làm khổ cả hai cái thân già. Nếu nó quyết đẻ thêm thì nhớ tính việc thuê người, bố mẹ già rồi, đã sức cùng lực kiệt.
Theo VNE
Em vẫn chờ Lần đầu gặp anh, tôi đang loay hoay với chiếc xe máy hết xăng. Mồ hôi rịn trên trán, bộ đồng phục đỏ bó sát cùng đôi giày cao gót khiến bước chân tôi nhức nhối, lại phải dắt thêm chiếc xe nặng nề. "Chào cô, tôi sẽ mua xăng hộ, hãy tấp xe vào lề và chờ năm phút nghen!", chả hiểu...