Chiếc ví là khởi nguồn của tiền tài, dọn dẹp và sắp xếp ví theo cách này sẽ giúp bạn tạo ra các khoản tiền trong tương lai
Hành động dọn dẹp lại chiếc ví sẽ giúp bạn giảm bớt được nhiều khoản chi không cần thiết, từ đó tiết kiệm được tiền.
Để trở thành người “có tiền”, khoan hãy bàn đến những phương pháp quản lý tài chính có phần “cao siêu”. Các cố vấn tài chính Nhật Bản khuyên rằng hãy bắt đầu con đường làm giàu của bạn bằng việc sắp xếp lại chiếc ví thân quen!
Sắp xếp tốt ví tiền của bạn ngày hôm nay sẽ tạo ra các khoản tiết kiệm trong tương lai
Ví là nơi mỗi người cất giữ tiền bạc, thẻ ATM, thẻ tín dụng… Do đó nó cũng là kênh khiến cho tiền bạc dễ dàng bị lãng phí nhất.
Nói hoa mỹ thì chiếc ví chẳng khác gì một tấm gương phản chiếu thói quen tiêu tiền của chủ nhân.
Người sở hữu chiếc ví lộn xộn thường sử dụng tiền của họ một cách bừa bãi. Ngược lại, người có chiếc ví ngăn nắp, gọn gàng, không để quá nhiều đồ vật thường là người biết quý trọng tiền bạc. Họ có kế hoạch mua sắm rõ ràng, chỉ mua những đồ vật cần thiết.
Hẳn nhiều người sẽ cho rằng một chiếc ví tiền lộn xộn hay ngăn nắp chẳng nói lên điều gì. Thực tế nếu bạn biết sắp xếp tốt ví tiền trong hiện tại thì tương lai bạn sẽ có những khoản tiết kiệm đáng kể đấy!
Trong ví chỉ nên để 5 chiếc thẻ
Không hiếm người có những chiếc ví rất dày, trong đó đựng kha khá thẻ thành viên của cửa hàng các loại, những tấm card visit của chủ cửa hàng ấy, thậm chí cả xấp dày biên lai, hóa đơn thanh toán …
Ví của bạn có đang trong tình trạng như vậy hay không? Nếu có, hãy lập tức bắt tay vào chỉnh lý lại ví tiền của mình đi nhé! Hành động dọn dẹp lại chiếc ví sẽ giúp bạn giảm bớt được nhiều khoản chi không cần thiết, từ đó tiết kiệm được tiền.
Các loại thẻ mà mọi người thường để trong ví có thể kể đến 5 loại thẻ dưới đây. Và số lượng được khuyến cáo bạn nên giữ trong ví như sau:
Thẻ tín dụng – 1 thẻ
Thẻ tích điểm – 3 thẻ
Phiếu giảm giá – 0 phiếu
Chứng minh thư nhân dân (bằng lái xe hoặc giấy tờ tùy thân khác) – cần
Video đang HOT
Thẻ ATM – 0 thẻ
Lợi ích ban đầu bạn có thể nhìn thấy, đó là chiếc ví trở nên gọn gàng, nhẹ nhàng hơn rất nhiều, sau khi đã giảm thiểu số lượng thẻ các loại đến mức tối đa. Vậy tại sao lại là những con số như trên?
Chỉ cần 1 thẻ tín dụng
Khi có nhiều hơn 1 thẻ tín dụng trong ví, bạn sẽ khó mà kiềm chế được ham muốn mua sắm. Do đó hãy lựa chọn thẻ tín dụng của 1 nhà phát hành bạn cảm thấy ưng ý và có chế độ ưu đãi tốt nhất. Tập trung vào một thẻ, số tiền bạn chi tiêu qua thẻ lớn hơn, những ưu đãi nhận được cũng tốt hơn.
Nhiều thẻ tín dụng, bạn khó quản lý, dễ xảy ra tình trạng thanh toán chậm, bị phạt với lãi suất cao. Thậm chí nghiêm trọng hơn có thể trở thành nợ xấu, gây ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính tương lai của bạn. Chỉ dùng 1 thẻ tín dụng là cách tiêu dùng khôn ngoan.
3 thẻ tích điểm thành viên của các cửa hàng
Hiện nay đa số cửa hàng và các loại dịch vụ đều phát hành thẻ tích điểm cho các thành viên. Nhưng bạn càng giữ nhiều loại thẻ này trong ví thì bạn sẽ càng có tâm lý thế này: “À mình có thẻ thành viên ở đây, dạo quanh một lát xem thế nào, mua sẽ được tích điểm đấy”.
Chắc chắn là bạn không thể thường xuyên mua sắm ở tất cả các cửa hàng, do đó số điểm tích được cũng không mang lại hiệu quả. Khi ấy bạn đã phạm phải 1 sai lầm mua sắm, đó là nghĩ đến số điểm tích được trước khi xem xét nhu cầu tiêu dùng. Hãy làm ngược lại, cân nhắc đến nhu cầu sử dụng hàng hóa trước, sau đó mới suy xét đến phương diện tích điểm.
Hãy lọc trong đống thẻ tích điểm của bạn 3 thẻ thường xuyên dùng đến nhất, là những địa chỉ mua sắm phù hợp cả về giá cả và chất lượng. Còn lại có thể bỏ đi. Từ đó hiệu quả tích điểm càng cao mà bạn không bị rơi vào tình trạng dạo phố mua sắm tùy hứng.
Đi họp được nhận 200.000 đồng, đại học Văn hóa TP.HCM bị thanh tra
Với nhiều khuyết điểm về quản lý tài chính, trường đại học Văn hóa TP.HCM vừa bị cơ quan chủ quản thực hiện thanh tra, chỉ ra sai phạm.
Nhập nhèm thu chi, không đúng quy định
Ngày 24/4, đại diện Văn phòng bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) xác nhận với PV Người Đưa Tin Pháp luật, về việc ban hành kết luận thanh tra đối với trường đại học Văn hóa TP.HCM theo thẩm quyền.
Văn bản số 196/KL-TTr kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý tài chính và quản lý, sử dụng tài sản công; trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2018-2019 tại trường đại học Văn hóa TP.HCM được ký bởi ông Phạm Cao Thái, Chánh Thanh tra bộ VH,TT&DL.
Trường đại học Văn hóa TP.HCM thu tiền thế chân thư viện đối với sinh viên năm 1 và hoàn trả khi người học tốt nghiệp. (Ảnh: Nguyễn Thành Nhân).
Theo đó, nhà trường phải nộp số tiền hơn 250 triệu đồng vào ngân sách nhà nước vì đây là khoản thu không hợp lý. Trong đó, có việc thu phí sử dụng thư viện, thu phí thế chân sử dụng thư viện.
Mặc dù trường đã dừng việc thu các khoản phí này và hoàn trả cho những sinh viên đã nộp nhưng có nhiều sinh viên không đến nhận. Khi đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, tài khoản của nhà trường còn dư số tiền 258 triệu đồng.
Kết luận thanh tra yêu cầu lãnh đạo trường đại học Văn hóa TP.HCM chỉ đạo nộp ngân sách Nhà nước đối với khoản thu này. Cụ thể là 159 triệu đồng tiền thu sử dụng thư viện và 99 triệu đồng khoản thu thế chân sử dụng thư viện.
Đơn vị này cũng chi nhiều khoản trái quy định như hệ số tính thu nhập tăng thêm, bao gồm cả nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý và phụ trách đoàn.
Cụ thể, về công tác quản lý tài chính và quản lý, sử dụng tài sản công, nhà trường quy định hệ số tính thu nhập tăng thêm bao gồm cả nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý và phụ trách đoàn chưa đúng quy định của bộ Tài chính và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Quy định trích quỹ khen thưởng, phúc lợi 25% (quy chế 2019) chưa đúng quy định tại khoản 4 mục VIII Thông tư số 71/2006 của bộ Tài chính.
Quy định chi họp các cuộc họp do ban Giám hiệu triệu tập và chủ trì (quy chế 2019) như họp giao ban, họp tập thể lãnh đạo, họp thi đua... với số tiền chi cho người chủ trì 200.000 đồng; thành viên và chuẩn bị nội dung 150.000 đồng là không có căn cứ.
Chi tiêu không theo pháp lý
Trong quy chế chi tiêu nội bộ của trường đại học Văn hóa TP.HCM chưa quy định rõ các khoản chi theo từng nguồn kinh phí; các khoản chi, mức chi đối với các hoạt động của trung tâm Ngoại ngữ, Tin học và đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
Chưa kể, nhà trường còn có các khoản chi khác chưa đúng tính chất nguồn kinh phí như chi thực hiện cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng từ nguồn kinh phí thường xuyên, nguồn thu dịch vụ.
Năm 2019, đại học Văn hóa TP.HCM chi tiền vượt giờ giảng năm học 2017 - 2018 từ quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp. Một số khoản chi cũng không quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, không có căn cứ pháp lý như thù lao thu học phí, tiền họp trong giờ hành chính...
Nhiều khoản chi tại trường Đại học Văn hóa TP.HCM không đúng quy định. (Ảnh: Nguyễn Thành Nhân).
Về chứng từ kế toán, giấy đề xuất làm thêm giờ chưa thực hiện làm theo từng ngày có nhu cầu làm thêm giờ. Trường chưa xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với việc mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất nhỏ theo quy định tại Thông tư số 58 năm 2016 của bộ Tài chính.
Việc theo dõi quản lý, xử lý các khoản công nợ của trường Đại học Văn hóa TP.HCM cũng vướng nhiều bất cập. Nhà trường cho một số đối tượng tạm ứng tiền nhưng kéo dài từ năm 2015 đến nay vẫn chưa hoàn ứng.
Một số đối tượng khác đã kết thúc năm tài chính chưa hoàn ứng, nhưng trường vẫn tiếp tục cho tạm ứng. Ngoài ra, nhà trường cũng chưa thực hiện đối chiếu xác nhận công nợ với từng đối tượng, có một số công nợ từ nhiều năm trước chưa được xử lý dứt điểm.
Với tài sản công, nhà trường đang sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, cho thuê... là hoạt động không đúng quy định của luật Quản lý, sử dụng tài sản công nên cần phải chấm dứt.
Chấn chỉnh sử dụng tài sản công
Từ những sai phạm đó, Chánh Thanh tra bộ VH,TT&DL đã yêu cầu nhà trường phải có biện pháp chấn chỉnh đối với những tồn tại, thiếu sót và thực hiện đúng các quy định về tài chính, kế toán.
Trường đại học Văn hóa TP.HCM cần chấm dứt các khoản chi không đúng tính chất nguồn kinh phí, các khoản chi không quy định trong quy chế Chi tiêu nội bộ, không có căn cứ pháp lý.
Khuôn viên trường đại học Văn hóa TP.HCM tại cơ sở 1 là địa chỉ 51 đường Quốc Hương, phường Thảo Điền, TP.Thủ Đức. (Ảnh: Nguyễn Thành Nhân).
Đối với việc cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất nhỏ, đề nghị nhà trường sử dụng nguồn quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp. Đơn vị cũng cần có biện pháp thu hồi ngay các khoản tạm ứng, không để các khoản tạm ứng kéo dài.
Bộ yêu cầu vụ Kế hoạch tài chính sớm xem xét đề án Sử dụng tài sản công của trường, tham mưu trình lãnh đạo Bộ có ý kiến để trường có cơ sở thực hiện, chấp hành theo đúng quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ yêu cầu trường phải rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm của trường, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; đúng nội dung chi, đối tượng chi, nguồn chi theo quy định của pháp luật.
Sửa đổi quy định về chi thu nhập tăng thêm, quy định về trích lập các quỹ cho phù hợp với quy định tại Thông tư số 71 năm 2006 của bộ Tài chính. Bổ sung các khoản chi, mức chi đối với các hoạt động của trung tâm Ngoại ngữ, tin học và đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
Trường đại học Văn hóa TP.HCM cũng không được ký mới, không gia hạn các hợp đồng liên kết, cho thuê cơ sở vật chất khi chưa có ý kiến của bộ VH,TT&DL. Nhà trường cần lập đề án tổng thể về việc sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết của đơn vị và báo cáo Bộ phê duyệt.
Trường đại học Văn hóa TP.HCM là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thông tin và du lịch.
Được thành lập ngày 3/1/1976 (theo quyết định của bộ Văn hoá Thông tin miền Nam), nhà trường có tên gọi ban đầu là trường Nghiệp vụ Văn hoá - Thông tin với nhiệm vụ đào tạo trình độ trung cấp, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành văn hóa - thông tin. Đến ngày 30/8/1976, trường đổi tên thành trường Lý luận và Nghiệp vụ II.
Ngày 19/9/1981, trường được đổi tên thành trường Văn hoá tại TP.HCM. Đến 26/4/1995, theo Quyết định số 1787/VH-QĐ của bộ Văn hóa - Thông tin, đơn vị được nâng cấp thành trường cao đẳng Văn hoá TP.HCM.
Ngày 23/6/2005, theo Quyết định số 154/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trường được nâng cấp thành trường đại học Văn hoá TP.HCM, đào tạo trình độ đại học, sau đại học và các trình độ thấp hơn.
Nhà trường đào tạo các ngành như Thông tin - Thư viện, Bảo tàng học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Kinh doanh xuất bản phẩm, Quản lý văn hóa, Văn hóa học và Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Hiện, nhà trường đang triển khai tổ chức đào tạo tại 2 cơ sở tại TP.Thủ Đức, TP.HCM là địa chỉ 51 đường Quốc Hương, phường Thảo Điền và địa chỉ 288 đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long A.
Làm quanh năm nhưng 30 tuổi chẳng có nổi 100 triệu đồng có là vô dụng? Ở độ tuổi 30 trở đi, con người đối mặt với rất nhiều áp lực khi phải lập gia đình, sinh con, ổn định công việc,... Thế nên trong giai đoạn này việc tiết kiệm tiền và "giấu kỹ" trong thẻ ngân hàng cũng là điều nhiều người suy ngẫm. Vậy liệu dành dụm được bao nhiêu ở tuổi này là ổn và...