Chiếc váy đơn giản gái Pháp đều có: Từ Hè sang Đông đều có cách mix tuyệt đẹp
Váy lụa hai dây là một trong những kiểu váy được gái Pháp yêu thích nhất.
Cây viết về thời trang Marissa Cox đã có hơn 8 năm sinh sống tại Paris, vậy nên cô đã thấm nhuần phong cách thời trang Pháp, đồng thời học hỏi được rất nhiều bí kíp mặc đẹp từ phụ nữ nơi đây.
Marissa Cox chia sẻ: “Tôi nhận ra rằng người Paris có gu chọn những món đồ mốt bền vững theo năm tháng, và hiếm khi chạy theo thời trang nhanh (thuật ngữ chỉ các kiểu quần áo bắt kịp xu hướng nhanh chóng). Họ có thiên hướng thích đồ vintage và quần áo cũ đã qua sử dụng, rồi mix chúng theo style hợp thời”.
Cây viết về thời trang Marissa Cox.
Phụ nữ Pháp đã truyền cảm hứng cho Marissa Cox xây dựng style đơn giản, bớt “gắng gượng” hơn so với trước kia. Và giờ thì, Marissa Cox ưu tiên đầu tư cho các món đồ basic, không bao giờ lỗi thời, và có thể mặc đi mặc lại không chán, đó là: blazer đen, quần jeans, trench coat và không thể thiếu đi một chiếc slip dress, hay có thể được gọi là váy lụa hai dây.
Marissa Cox cũng nhấn mạnh rằng, váy lụa hai dây chính là món thời trang mọi phụ nữ Pháp đều diện. Với chất liệu vải lụa nhẹ nhàng, bóng bẩy, slip dress sẽ tôn lên đường cong của vóc dáng, vẻ quyến rũ theo đó mà tăng thêm. Slip dress là một item có thiết kế không hề cầu kỳ, nhưng lại gây ấn tượng mạnh mẽ ở sự sang trọng, tinh tế. Chỉ xoay quanh mẫu váy này, gái Pháp có rất nhiều phiên bản để lựa chọn, từ trang nhã như váy lụa đen, nâu hay xanh navy, cho đến tươi tắn, trẻ trung như slip dress màu xanh pastel, vàng nhạt hay màu hồng ngọt ngào.
Nhờ thiết kế giản đơn mà tinh tế, slip dress không chỉ hợp diện vào mùa hè, mà còn có thể mix&match thành nhiều kiểu trang phục hút mắt vào mùa đông. Chưa hết, với slip dress, chị em sẽ tạo nên những outfit dạo phố trendy nhưng khi cần lên đồ trang trọng, kiểu cách một chút để đi dự tiệc, váy lụa hai dây cũng là một lựa chọn lý tưởng để hoàn thiện phong cách. Và để biết được khả năng “thiên biến vạn hóa” của váy lụa hai dây, chị em hãy tham khảo 5 gợi ý mix đồ dưới đây của Marissa Cox nhé!
Váy hai dây lụa blazer là combo sẽ giúp chị em ghi chọn điểm thanh lịch và tinh tế. Đôi sandal dáng mule không chỉ hợp với sự nhẹ nhàng của outfit, mà còn cho hiệu quả tôn dáng tốt. Chốt lại bộ đồ, Marissa Cox đã diện một chiếc túi xách quai ngắn nên trông càng sang chảnh, sành điệu.
Combo áo len oversized váy slip dress layer bên trong trông ấm áp và rất dịu dàng, tinh tế. Chị em cũng sẽ không lo bị dìm chiều cao khi diện combo này nhờ phom dáng gọn gàng của mẫu váy. Đôi loafer kết hợp quá ăn ý với outfit, giúp bộ đồ thêm thời thượng, thanh lịch.
Áo trench coat khoác ngoài slip dress là một sự kết hợp hoàn hảo. Diện combo này thì nàng nào cũng trở nên sang trọng, đầy nữ tính. Để giữ ấm tốt hơn, hãy đi một đôi boots cao cổ nhé! Kiểu giày này cũng giúp nâng tầm cả bộ đồ.
Phụ nữ Pháp đã truyền cảm hứng cho Marissa Cox xây dựng style đơn giản, bớt “gắng gượng” hơn so với trước kia. Và giờ thì, Marissa Cox ưu tiên đầu tư cho các món đồ basic, không bao giờ lỗi thời, và có thể mặc đi mặc lại không chán, đó là: blazer đen, quần jeans, trench coat và không thể thiếu đi một chiếc slip dress, hay có thể được gọi là váy lụa hai dây.
Video đang HOT
Marissa Cox cũng nhấn mạnh rằng, váy lụa hai dây chính là món thời trang mọi phụ nữ Pháp đều diện. Với chất liệu vải lụa nhẹ nhàng, bóng bẩy, slip dress sẽ tôn lên đường cong của vóc dáng, vẻ quyến rũ theo đó mà tăng thêm. Slip dress là một item có thiết kế không hề cầu kỳ, nhưng lại gây ấn tượng mạnh mẽ ở sự sang trọng, tinh tế. Chỉ xoay quanh mẫu váy này, gái Pháp có rất nhiều phiên bản để lựa chọn, từ trang nhã như váy lụa đen, nâu hay xanh navy, cho đến tươi tắn, trẻ trung như slip dress màu xanh pastel, vàng nhạt hay màu hồng ngọt ngào.
Nhờ thiết kế giản đơn mà tinh tế, slip dress không chỉ hợp diện vào mùa hè, mà còn có thể mix&match thành nhiều kiểu trang phục hút mắt vào mùa đông. Chưa hết, với slip dress, chị em sẽ tạo nên những outfit dạo phố trendy nhưng khi cần lên đồ trang trọng, kiểu cách một chút để đi dự tiệc, váy lụa hai dây cũng là một lựa chọn lý tưởng để hoàn thiện phong cách. Và để biết được khả năng “thiên biến vạn hóa” của váy lụa hai dây, chị em hãy tham khảo 5 gợi ý mix đồ dưới đây của Marissa Cox nhé!
Váy hai dây lụa blazer là combo sẽ giúp chị em ghi chọn điểm thanh lịch và tinh tế. Đôi sandal dáng mule không chỉ hợp với sự nhẹ nhàng của outfit, mà còn cho hiệu quả tôn dáng tốt. Chốt lại bộ đồ, Marissa Cox đã diện một chiếc túi xách quai ngắn nên trông càng sang chảnh, sành điệu.
Combo áo len oversized váy slip dress layer bên trong trông ấm áp và rất dịu dàng, tinh tế. Chị em cũng sẽ không lo bị dìm chiều cao khi diện combo này nhờ phom dáng gọn gàng của mẫu váy. Đôi loafer kết hợp quá ăn ý với outfit, giúp bộ đồ thêm thời thượng, thanh lịch.
Áo trench coat khoác ngoài slip dress là một sự kết hợp hoàn hảo. Diện combo này thì nàng nào cũng trở nên sang trọng, đầy nữ tính. Để giữ ấm tốt hơn, hãy đi một đôi boots cao cổ nhé! Kiểu giày này cũng giúp nâng tầm cả bộ đồ.
Vào những ngày trời không quá lạnh, chị em khoác ngoài slip dress một chiếc áo sơ mi là rất hợp lý. Combo này phóng khoáng, chuẩn mốt và trở nên ấn tượng hơn nữa nhờ đôi sandal đế thô.
Bạn có thể hoàn thiện được style bụi bặm, trẻ trung với slip dress, chỉ bằng cách layer bên ngoài một chiếc áo khoác denim. Marissa Cox còn khéo tăng vẻ ấn tượng, trendy cho bộ đồ bằng cách quàng một chiếc áo len “hờ hững” lên vai.
Gợi ý địa chỉ mua váy hai dây lụa
Pop Birdy
The Delia
Ngập tràn bãi rác thời trang
Quần áo kém chất lượng từ mô hình thời trang nhanh được vận chuyển đến những nơi xa xôi, tạo nên các bãi rác khi chúng không thể tái sử dụng.
Theo CBS News , sự phát triển mạnh mẽ của thời trang nhanh tại Mỹ đang tạo nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực thông qua hoạt động từ thiện. Quần áo cũ từ Mỹ được vận chuyển đến những quốc gia xa xôi, làm xuất hiện nhiều bãi rác đồ cũ tràn ngập các khu chợ và bãi biển.
Tiêu thụ quần áo toàn cầu tăng vọt
Những thương hiệu thời trang nhanh thúc đẩy mọi người mua quần áo nhiều hơn. Số lượng quần áo người Mỹ mua đã tăng gấp 5 lần trong vòng 3 thập kỷ qua. Tuy nhiên, mỗi món đồ chỉ được mặc trung bình 7 lần. Điều này dẫn đến số lượng quần áo cũ bị loại bỏ ngày càng nhiều.
Nhiều người Mỹ quyên góp quần áo không còn mặc nữa cho tổ chức từ thiện với hy vọng chúng sẽ được tái sử dụng. Thế nhưng, thời trang nhanh phát triển với tốc độ kinh ngạc kéo theo sự sụt giảm về chất lượng của vải vóc, quần áo. Ngày càng ít trang phục cũ có thể được bán lại. Thay vào đó, hàng triệu sản phẩm may mặc đã qua sử dụng được vận chuyển đến các quốc gia nghèo mỗi năm.
Thời trang nhanh tạo ra các sản phẩm may mặc chất lượng kém. Ảnh: ABC News.
Đồng sáng lập kiêm giám đốc của OR Foundation - Liz Ricketts - nói với CBS News : "Bất cứ thứ gì họ không thể bán trong cửa hàng tiết kiệm, họ đều gửi vào thị trường cứu cánh (nơi diễn ra các hoạt động vận chuyển đồ cũ đến những quốc gia xa xôi)".
Nhà thiết kế thời trang kiêm giám đốc dự án tại Or Foundation - Samuel Oteng - chia sẻ: "Thời trang nhanh phát triển theo hướng tạo nên quần áo giá rẻ. Và Mỹ là nơi xuất khẩu nhiều quần áo cũ hơn bất kỳ quốc gia nào trên Trái Đất".
Ác mộng quần áo cũ kém chất lượng từ các nước phương Tây
Tại chợ Kantamanto ở Ghana, mỗi tuần có khoảng 15 triệu mặt hàng quần áo đã qua sử dụng từ các nước ở châu Âu, Bắc Mỹ và Australia. Trong khi đó, dân số của Ghana khoảng 30 triệu người.
Kantamanto là chợ quần áo cũ lớn nhất ở Ghana. Nó nằm ngay trung tâm thủ đô Accra. Chợ Kantamanto có đầy đủ các loại quần áo may sẵn, phụ tùng xe cộ, đồ trang trí nhà cửa và giày dép. Mọi thứ tạo cho khu chợ vẻ ngoài sầm uất và hầu như không có chỗ trống.
Hàng ngày, xe tải chở các kiện quần áo cũ, được gọi là Obroni Wawu đến chợ từ rất lâu trước bình minh. Hàng trăm kiện hàng được bọc trong bao tải màu cam nổi bật. Một số người với tấm bìa hồ sơ trên tay, kiểm tra hàng hóa và gửi đi.
Trong ngôn ngữ Ghana, Obroni Wawu có thể được dịch nghĩa thành "quần áo của người da trắng đã chết".
Khi làn sóng quyên góp đồ cũ từ phương Tây hình thành đầu tiên vào những năm 1970, người dân địa phương ở Ghana không thể tin rằng những bộ quần áo chất lượng cao như vậy lại được tặng miễn phí. Vì vậy, họ cho rằng người chủ cũ của chúng đã qua đời.
Quần áo "Obroni Wawu" rất phổ biến ở Ghana và nhiều quốc gia Tây Phi. Ảnh: ABC News.
Xa hơn Ghana, kiện quần áo cũ được chuyển đến các nước như Burkina Faso hoặc Bờ Biển Ngà. Phần lớn đồ cũ vẫn được đưa đến chợ Kantamanto. Hơn 5.000 gian hàng trang phục cũ tạo thành mê cung tại chợ.
Các kiện hàng Obroni Wawu được mua bởi người buôn bán, kinh doanh ở chợ. Họ không biết có gì trong đó. Họ đem quần áo cũ đi giặt sạch, may vá, nhuộm màu và phục hồi lại những gì có thể trên quần áo. Từ đó, món đồ mang sức sống mới để dễ thu hút người mua.
Che đậy việc gây ô nhiễm môi trường thông qua từ thiện
Theo nhà thiết kế thời trang Samuel Oteng, việc làm mới quần áo cũ ngày càng khó khăn vì chất lượng kém của các sản phẩm thời trang nhanh.
"Trước đây, người dân thường có quần áo chất lượng tốt, nhưng bây giờ có rất nhiều rác. Tôi cảm thấy chất thải được tạo ra nhiều hơn từ mô hình thời trang nhanh. Mọi thứ được sản xuất quá mức. Cuối cùng, quần áo chỉ được mặc trong vòng 2 tuần và sau đó bị vứt bỏ. Thay vì ở Mỹ, chất thải thời trang được chuyển đến đây - chợ Kantamanto", Oteng cho biết.
Ở thủ đô Accra (Ghana), vỉa hè đặc kín người bán hàng rong. Hàng loạt quần áo cũ được gấp lại hoặc treo lên để bán. Tại Accra, có khoảng 60 container quần áo đã qua sử dụng được chuyển đến mỗi tuần.
Công việc hối hả của những thương nhân tại chợ Katamanto không đủ để giảm bớt tình trạng dư thừa quần áo do người phương Tây "nghiện" thời trang nhanh.
Những nhà nhập khẩu chi lên đến 95.000 USD cho một kiện quần áo nhưng không biết bên trong có gì. Chỉ khi kiện hàng được mở ra, người ta mới biết được chất lượng của quần áo. Nếu đồ cũ ở trạng thái tốt, lợi nhuận thu được tăng lên đến 14.000 USD. Tuy nhiên, mua phải quần áo bị rách, ố vàng hoặc lỗi thời, nhà nhập khẩu đã "đốt tiền" của họ.
Emmanuel Ajaab là một trong những nhà nhập khẩu quần áo cũ nổi bật ở chợ Kantamanto. Tại đây, các thương nhân trẻ, thậm chí là bạn bè có thể trở thành đối thủ cạnh tranh khốc liệt mỗi khi kiện hàng mới được chuyển đến. Bởi vì nếu không nhanh tay giành được những bộ quần áo đẹp nhất, họ sẽ không kiếm được tiền.
Ajaab cho biết: "Trước đây, kinh doanh quần áo diễn ra thuật lợi. Nhưng giờ đây, nhiều đồ cũ chất lượng kém được đưa đến châu Phi, đến Ghana. Tình trạng rất tệ".
Các nhãn hiệu quen thuộc có thể bắt gặp trong kiện hàng đồ cũ ở cửa hàng của Ajaab như Suzanne Grae, Target, Zara, Billabong, Just Jeans... Rất ít món đồ có thể bán lại. Trong số 180 chiếc áo khoác mùa hè trong kiện hàng, 85 chiếc không thể bán được vì cổ áo dính đầy mồ hôi, thiếu nút áo, vết bẩn dính trên tay áo...
Ajaab buồn bã chia sẻ: "Đó là sự xúc phạm. Giả sử bạn dùng tiền để mua kiện hàng này, làm thế nào bạn sống sót được?".
Ajaab tiêu tốn 90 USD cho một kiện hàng, nhưng số quần áo bán được chỉ trị giá 20 USD. Phần còn lại được chuyển đi cùng với rác.
Quần áo không thể bán được trở thành rác và gây nên thảm họa môi trường. Ảnh: ABC News.
Uớc tính khoảng 40% kiện quần áo được gửi đến Ghana không thể tiêu thụ sẽ được đưa vào các bãi chôn lấp.
Theo ABC News , trên bờ đầm phá Korle ở thủ đô Accra, có một bãi rác khổng lồ cao khoảng 20 m. Hầu hết trong số đó là quần áo cũ. Ước tính khoảng 60% đồ cũ không thể tái sử dụng tạo nên bãi rác. Những sản phẩm này không bao giờ được mặc lại vì chất lượng kém.
Khi trời mưa, quần áo không đến tay người mua hàng sẽ theo dòng chảy trôi ra biển, tạo nên những "mạng nhện" khổng lồ trên cát, đe dọa sự sống của sinh vật và môi trường biển. Bão nhiệt đới cuốn quần áo vào mạng lưới cống rãnh. Vải dệt tổng hợp có thể mất hàng trăm năm để phân hủy. Chúng gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước của thành phố, dẫn đến ngập lụt.
Giám đốc quản lý chất thải của Accra Metropolitan Assembly - Solomon Noi - đã gửi thông điệp đến Mỹ: "Hãy đối mặt với nó. Đừng che giấu dưới hình thức quyên góp quần áo đã qua sử dụng. Và sau đó các bạn chuyển chúng đến đây, gây nên vấn đề cho chúng tôi".
Bãi rác chứa hàng chục nghìn tấn quần áo cũ bị vứt bỏ Hàng năm, khoảng 40.000 tấn quần áo cũ, trang phục không bán được bị đổ vào bãi rác ở Chile. Theo thời gian, số lượng này ngày càng tăng cao. SCMP đưa tin một núi quần áo bị vứt bỏ đã tạo nên cảnh tượng kỳ lạ ở Atacama, Chile. Nơi đây trở thành sa mạc khô hạn nhất thế giới và đang...