Chiếc trống Đông Sơn duy nhất ở địa đầu Đông Bắc
Đó là trống Quảng Chính ở vùng biên tỉnh Quảng Ninh. Cho đến nay, đây là chiếc trống Đông Sơn duy nhất đào được ngay trong lòng đất tỉnh này.
Trống được phát hiện trên một quả đồi không tên đang được trồng chè, có độ cao so với mặt ruộng xung quanh khoảng 10m, được người dân của Hợp tác xã Quảng Lễ, xã Quảng Chính, huyện Quảng Hà (nay là huyện Hải Hà, Quảng Ninh) tìm thấy ở độ sâu cách mặt đất chừng 50cm.
Trống Quảng Chính. Ảnh: Trịnh Sinh
Tôi vẫn nhớ như in chuyến đi nghiên cứu trống Quảng Chính vào năm 1983, khi đó, dấu tích cuộc chiến biên giới còn vương trên đường đi khá nhiều. Nơi đây lại chỉ cách biên giới chừng 20km, nhiều bãi mìn rải đầy vùng biên còn chưa được gỡ. Cảm giác thật bất ngờ khi được thấy chiếc trống đồng tìm được ở một vùng Đông Bắc của Tổ quốc, khi đó còn hoang vu nằm ven bờ vịnh Bái Tử Long thơ mộng, cách biển chừng 3km.
Đây là chiếc trống Đông Sơn còn nguyên vẹn, có nhiều hoa văn đẹp, lại là chiếc trống tìm thấy ở vùng biên nên không phải ngẫu nhiên mà được công nhận là Bảo vật quốc gia tại Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 15-1-2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Trống có dáng thấp, rìa mặt chưa chờm ra khỏi tang, tang nở, lưng hình chóp cụt, chân choãi. Đường kính mặt 39,5cm, chiều cao 30cm, đường kính chân 54cm, nặng 12,7kg. Trống có 2 đôi quai kép trang trí hoa văn thừng. Giữa mặt trống được trang trí hình ngôi sao nổi có 16 cánh nhọn. Quanh ngôi sao còn có các vành hoa văn 4 con chim dang cánh bay theo chiều kim đồng hồ, cánh chim xòe rộng, đuôi hình tam giác, mỏ dài. Làm nền cho vành hoa văn chim bay là các hoa văn hình học như hoa văn răng cưa.
Tang trống có băng hoa văn hình thuyền. Hình ảnh 4 chiếc thuyền nối đuôi nhau, mũi và đuôi thuyền cong vút. Trên mỗi thuyền có 4 người đang ngồi, tay cầm mái chèo. Riêng người ngồi thứ ba kể từ mũi thuyền có thể là người chỉ huy, không cầm mái chèo.
Lưng trống có vành hoa văn trang trí 12 hình chim đứng. Các con chim trong tư thế sinh động nằm trong các khuôn hoa văn hình chữ nhật. Chiếc trống Quảng Chính khá giống với các trống Đông Sơn khác như trống Đồi Ro (Hòa Bình) và trống Làng Vạc I (Nghệ An).
Trống Quảng Chính được các nhà khảo cổ học định niên đại vào khoảng thế kỷ III trước Công nguyên.
Video đang HOT
Không chỉ là chiếc trống đồng được trang trí hoa văn đẹp, trống Quảng Chính còn cho chúng ta biết được nhiều điều về lịch sử mảnh đất và con người Quảng Ninh từ cách đây hơn 2.000 năm. Trống không phải là hiện vật trôi dạt theo sông, suối từ phương Bắc sang đến vùng này, mà trống được chôn trên đồi cao một cách có chủ ý. Có hai khả năng trống được chôn: Một là trống được chôn theo người chết với chức năng là đồ tùy táng, chia của cho người chết; hai là trống được chôn trong quãng thời gian người xưa không sử dụng. Thư tịch và tài liệu dân tộc học cho thấy nhiều tộc người coi trống như vật thiêng, chỉ khi nào lễ hội, năm mới thì đem ra đánh. Ngoài thời gian đó, trống được đem chôn cất trong rừng sâu chờ đến mùa lễ hội sau.
Trống Quảng Chính do cư dân Đông Sơn đúc và sử dụng, mang đầy đủ các đặc trưng mỹ thuật và kỹ thuật của nền văn hóa Đông Sơn và khác với các trống đồng muộn hơn ở bên kia biên giới. Điều đó chứng tỏ, địa bàn vùng Hải Hà, Quảng Ninh xưa đã là nơi cư ngụ và khai phá của cư dân Đông Sơn. Trống Quảng Chính như một dạng “cọc mốc chủ quyền vùng biên” của văn hóa Đông Sơn.
Mặt trống Quảng Chính. Ảnh: Trịnh Sinh
Vào thời gian trống Quảng Chính được đúc, nước ta đang trong thời kỳ Hùng Vương. Khi đó, địa bàn vùng biển Đông Bắc nước ta đang nằm trong một bộ của các Vua Hùng và có tên là bộ Ninh Hải. Có khả năng vào thời này, vùng biển Đông Bắc nước ta đã có nhiều xóm làng người Việt cổ sinh sống bằng nghề nông và nghề đánh bắt hải sản. Vịnh Bái Tử Long và Hạ Long đã từng là nơi cư dân sinh sống vào thời đại đồ đá mới trong các nền văn hóa Hạ Long, Cái Bèo vào khoảng cách đây 4.000 năm. Điều này chứng tỏ vùng Đông Bắc nước ta đã có người Việt cổ sống liên tục từ trước, trong thời kỳ đúc trống và cho đến tận ngày nay.
Gần 40 năm về lại nơi tìm được trống Quảng Chính, tôi mới thấy đất Quảng Ninh thay đổi đến không ngờ. Con cháu cư dân làm ra chiếc trống Quảng Chính đã xây dựng một mảnh đất du lịch với các vịnh biển đẹp nhất hành tinh, với nhà cao tầng san sát. Chiếc trống Quảng Chính đã được mang về Bảo tàng Quảng Ninh trưng bày, một bảo tàng đẹp và hiện đại, cũng nằm ven bờ vịnh. Chiếc trống đã là một “cột mốc” đáng nhớ trong lòng người dân vùng mỏ, giàu tiềm năng kinh tế và cũng giàu tiềm năng lịch sử.
Giáo sư Trịnh Sinh
Cận cảnh vẻ đẹp gợi cảm chết người của loài rắn độc
Những con rắn độc đáng sợ này sở hữu vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa nhưng đồng thời cũng độc địa như quỷ dữ, có thể giết người trong chớp mắt.
Nhiếp ảnh gia người Indonesia, Aditya Permana đã chụp được loạt hình ảnh cận cảnh đẹp tuyệt mỹ của những con loài rắn độc đáng sợ với một ống kính macro, khiến người xem không khỏi rùng mình khi thưởng thức.
Do sử dụng phương pháp chụp ảnh macro, nhấn mạnh vào chủ thể của bức ảnh, làm mờ gần như hoàn toàn nền phía sau, qua những bức ảnh của Aditya Permana, người xem thấy được tường tận vẻ đẹp chi tiết của những con rắn độc này.
Trong thế giới tự nhiên hoang dã có một quy luật bất thành văn, những loài động vật nào càng có màu sắc rực rỡ lại càng độc, đặc biệt là loài rắn.
Chính vì thế, vẻ đẹp của loài rắn chính là vẻ đẹp chết chóc. Một con rắn sở hữu màu sắc rực rỡ đồng nghĩa với việc nó sở hữu nọc độc cực mạnh.
Bị đánh giá là loài động vật gian ác, nham hiểm, không từ mọi thủ đoạn để sinh tồn, những con rắn thường khiến người đời khinh ghét.
Tuy vậy, người ta không thể phủ nhận được nét đẹp quyến rũ, gợi cảm của loài động vật máu lạnh này. (Nguồn Sina)
Mang một lớp vảy óng ánh sắc xanh và đôi mắt nâu tuyệt đẹp, con rắn này khiến tất cả những sinh vật khác quanh nó trở nên lu mờ. (Nguồn Sina)
Cận cảnh một con rắn nâu sở hữu bộ vảy có hoa văn độc đáo và nọc độc chết người. (Nguồn Sina)
Ảnh chân dung một con rắn độc của nhiếp ảnh gia Aditya Permana thể hiện chi tiết vẻ đẹp ít người biết của nó.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Sửng sốt với nghĩa địa mộ thân cây gỗ lim nguyên vẹn từ 3.000 năm trước ở Hưng Yên Lớp vải, cói và lớp bồi đã tạo ra vỏ bọc xung quanh xác chết cứng, chắc chắn, yếm khí chẳng khác gì các xác ướp Ai Cập. Chẳng ai rỗi rãi thống kê, so sánh xem nhà khảo cổ nào ở nước ta đào được nhiều mộ thân cây khoét rỗng nhất, tuy nhiên, trong những ngày lang thang theo ông Tăng...