Chiếc thuyền rách
Chị Hạnh Dung kính mến! Tôi 37, anh ấy 45 tuổi, cả hai đều có gia đình coi như hạnh phúc.
Chúng tôi quen nhau từ 20 năm trước qua thư, lúc đó tôi chỉ là cô nữ sinh, tương lai còn mờ mịt. Mặc dù chưa gặp mặt nhau nhưng tình cảm tôi dành cho anh ngày càng sâu nặng, nhưng tôi sợ mình không xứng với anh nên đã nói câu giã từ. Tôi vào đại học theo ngành mà anh từng khuyên, dù tôi chẳng thích. Chia tay sáu năm, tôi mới đủ tự tin gặp mặt anh nhưng anh đã có vợ con. Sau đó tôi cũng lập gia đình.
Cuộc sống với bao nhiêu lo toan nhưng tôi vẫn không thể nào quên được anh. Vừa qua, tôi tìm được số điện thoại của anh, chúng tôi liên lạc lại với nhau. Tôi chỉ nghĩ đơn giản tìm anh xem cuộc sống của anh bây giờ ra sao. Không ngờ gặp lại, tình cảm 20 năm trong tôi trỗi dậy. Tôi càng bất ngờ hơn khi anh nói suốt 20 năm qua anh muốn nói với tôi lời yêu nhưng không dám vì anh ví mình như con thuyền rách không dám chở tôi đi cùng, bây giờ nói ra thì đã quá muộn màng.
Anh còn muốn chúng tôi gặp nhau, nhưng làm sao được, chúng tôi đều là những người có trách nhiệm, có giáo dục, không thể nào bước qua lễ giáo và lương tâm. Chúng tôi quyết định coi nhau như tri kỷ, nhớ nhau hay có chuyện gì trong cuộc sống thì liên lạc qua điện thoại. Không được bao lâu, vợ anh phát hiện, cấm anh liên lạc với tôi, nhưng chỉ vài ngày, chúng tôi lại tìm gặp nhau. Vợ anh lại biết và lại cấm, nhưng tình cảm giữa chúng tôi hình như càng gắn bó hơn.
Tôi lo ngại, định chia tay nhưng anh cho rằng chúng tôi hoàn toàn trong sáng, không làm gì có lỗi với gia đình thì không việc gì phải sợ. Anh nói rằng đã tìm tôi cả một đời rồi, giờ gặp lại sẽ không dễ dàng chia tay được. Anh còn nói tôi hãy cho anh cơ hội và thời gian để chứng minh tình yêu anh dành cho tôi. Nhưng, lần thứ ba vợ anh biết, chính anh là người nói chia tay. Tôi đồng ý vì đây là cách giải thoát tốt nhất cho cả hai. Tuy nhiên, tôi thật sự rất buồn, rất muốn gọi điện hỏi thăm anh, thậm chí còn có ý nghĩ là sẽ đến nơi anh ở, chỉ để nhìn thấy anh. Tôi phải làm sao đây, chẳng lẽ chúng tôi thật sự vĩnh viễn không được liên lạc với nhau, chẳng lẽ chỉ như thế cũng có tội?
Chị Thanh mến,
Video đang HOT
Người ta hay nói “tình cũ không rủ cũng tới”. Tình yêu âm thầm, không thành lại càng có sức hút rất lớn với người trong cuộc khi có điều kiện liên lạc lại với nhau sau một thời gian dài. Chị hỏi “Chẳng lẽ chỉ như thế cũng có tội?”. Sao lại không có tội khi cả hai đều đã có gia đình mà vẫn bày tỏ sự yêu đương, mong nhớ nhau. Ít ra cũng là đã ngoại tình tư tưởng.
Chị không thấy anh ấy còn đang muốn gặp nhau, muốn “cho anh cơ hội và thời gian để anh chứng minh tình yêu anh dành cho tôi”? Làm sao để chứng minh những điều đó khi không gặp gỡ? Chính chị cũng đã muốn tìm gặp dù là “chỉ để nhìn thấy anh”. Nếu còn kéo dài việc liên lạc với nhau thì khao khát gặp nhau trực tiếp của hai người sẽ ngày một lớn và đến lúc nó lấn át tất cả và cuốn cả hai theo nó. Chị đừng chủ quan mà nghĩ mình có thể cưỡng lại được.
Chị cũng đừng nghĩ chuyện hai người quan tâm đến nhau không ảnh hưởng đến hai gia đình. Sự quan tâm và thời gian hai người dành cho nhau cũng chính là sự quan tâm và thời gian hai người “đánh cắp” của gia đình, bởi lẽ ra những điều đó phải được dành cho chồng/vợ và cho con. Vui buồn với nhau giữa hai người cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của cả hai khi về với gia đình, chắc chị cũng thấy rõ điều đó. Đó là chưa kể nếu cũng như vợ anh ấy, chồng chị phát hiện sự thật thì gia đình chị sẽ thế nào? Chắc khó lòng mà có lần hai, lần ba như anh ấy đang gặp.
Chị cũng thấy, nói yêu đương thì tha thiết biết bao nhưng khi vợ làm dữ là anh ấy cũng đành phải lên tiếng chia tay. Cái gọi là tình yêu của anh ấy chỉ đơn giản đến vậy thôi, đâu to tát, sâu đậm như chị nghĩ. Về phía chị, chắc cũng như thế thôi, sẽ ngoan ngoãn chấp nhận cắt đứt khi chuyện vỡ lở.
Thực tế chua chát là vậy đó chị! Ngày xưa anh ấy tự ví mình là chiếc thuyền rách không thể chở chị theo thì nay, cho dù có là một chiếc thuyền lành lặn, chiếc thuyền ấy cũng đã và đang chở người khác, không có chỗ cho chị. Vì thế, tiếc nuối làm gì đám tro tàn của hai mươi năm cũ. Hãy mạnh mẽ mà dứt khoát, dành tâm sức ấy mà lo cho chồng con.
Theo Baophunu
Có cách nào thay đổi sự ích kỷ và độc đoán của chồng tôi?
Đã quá nửa đêm nhưng tôi không thể nào chợp mắt được. Đã sống với nhau nửa cuộc đời, đến nay tôi mới hiểu được sự ích kỷ, gia trưởng và độc đoán đến tàn nhẫn của chồng.
Chúng tôi cưới nhau đã được hơn hai mươi năm. Từ khi cưới nhau, mỗi năm tôi chỉ có thể về thăm bố mẹ đẻ khoảng 2 -3 lần vào những dịp nghỉ lễ hoặc gia đình có việc mặc dù nhà tôi chỉ cách nhà ông bà chưa đến 20 km. Mỗi lần về thăm nhà, chồng tôi không cho tôi ngủ lại qua đêm. Anh yêu cầu tôi phải về ngay để chăm sóc chồng con, trông nom nhà cửa.
Ảnh minh họa
Mỗi khi tôi có thắc mắc về chuyện được về thăm bố mẹ ít thì anh tỏ ra không hài lòng và luôn nói rằng: "Lấy chồng ăn phận nhà chồng. Nếu muốn ở nhà chăm sóc bố mẹ thì lấy chồng làm gì?" Những lúc ấy tôi cũng chỉ biết cúi đầu im lặng bởi trong suy nghĩ của tôi, anh cũng có cái lý đúng.
Tuy nhiên, điều tôi cảm thấy bức xúc và tủi thân chính là sự hờ hững của anh đối với gia đình tôi. Cả năm anh cũng không đến thăm hỏi gia đình vợ một lần. Với anh, quan niệm "dâu con rể khách" luôn đúng. Anh thường bảo "việc bên nhà em đã có các bác, các cậu lo, em không phải thò tay vào làm gì, nó nát nhà ra. Việc của em là ở cái gia đình này. Còn chuyện gia đình em, em không có quyền và không có trách nhiệm phải lo lắng nữa."
Có lẽ, những bức xúc, tủi hờn đó cũng chỉ thoáng qua và mau chóng tan biến với những lo toan của cuộc sống nếu không có một sự kiện động trời xảy ra. Bố và em trai tôi gặp tai nạn giao thông rất nặng. Cả hai người đều phải nằm điều trị ở bệnh viện Việt Đức với những chấn thương nặng ở đầu và cột sống. Chi phí viện phí và các dịch vụ khác không hề nhỏ khiến gia đình tôi lao đao. Mẹ và anh trai tôi chạy ngược chạy xuôi để vay tiền nhưng cũng không đủ. Đã thế, hai người nằm bệnh viện lại ở hai khoa khác nhau, nhà lại ít người nên chỉ có mỗi mẹ và chị dâu tôi ở đấy chăm còn anh trai thì chạy đi chạy về, vừa lo tiền lại lo cám tấm lợn gà ở nhà.
Cả nhà cứ loạn cả lên trước tai nạn bất ngờ ấy. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm cả về tiền bạc và thời gian để chăm sóc bố và em nhưng anh không đồng ý. Anh cho rằng, nếu cần, anh cả đã hỏi vay tiền, anh ấy không hỏi vay tức là anh ấy không cần nên tôi không phải nhanh nhảu kiểu "chó chạy trước cày". Còn về chuyện tôi đi chăm bố và em nằm bệnh viện, anh kiên quyết phản đối vì còn phải ở nhà để phục vụ mấy anh em trong họ đang sửa sang lại nhà thờ vào dịp cuối năm. Anh cho rằng, mọi chuyện của gia đình đã có anh cả và mẹ tôi lo là đủ rồi, đó không phải là việc của tôi.
Tôi kiên quyết đi ra bệnh viện để chăm sóc bố và em thì nhận được "tối hậu thư" của anh rằng: nếu chọn việc về với gia đình mình thì không có chồng con, còn nếu muốn có chồng có con thì phải về ngay.
Nhận được tin nhắn của anh, tôi như rụng rời chân tay. Lòng thương bố, em phải chịu đau đớn trên giường bệnh, thương mẹ và anh méo mắt lo tiền chạy chữa cho bố khiến nước mắt tôi cứ tràn ra. Sao chồng tôi có thể vô cảm và độc đoán đến vậy!
Tôi có nên bỏ gia đình mình lại bệnh viện để về lo lắng cho gia đình nhà chồng? Tôi quá hoang mang không biết nên làm gì. Liệu có cách nào làm thay đổi được những suy nghĩ ích kỷ và độc đoán của chồng tôi không?
Chào chị Chị là người phụ nữ giàu tình cảm, sống có trách nhiệm với gia đình và người thân. Suốt những năm qua chị đã dồn hết tâm huyết của mình vào việc chăm sóc chồng con và lo liệu chu toàn mọi việc trong gia đình chồng. Đó là nỗ lực và sự cố gắng không mệt mỏi của chị mà chồng chị cần phải ghi nhận, trân trọng. Vậy thì bây giờ việc chị dành thời gian, công sức, tiền bạc để lo liệu, quan tâm cho những người ruột thịt đang hoạn nạn của mình cũng là điều hợp tình, hợp lý chị ạ. Ai sinh ra cũng có cha mẹ, anh chị em ruột thịt và việc quan tâm, lo lắng cho những người thân của mình vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền chính đáng của mỗi con người.
Chồng chị đã xử sự thiếu tình người khi cấm đoán chị thực hiện bổn phận người con trong gia đình. Anh ấy cũng như nhiều người trong xã hội hiện nay vẫn còn mang nặng suy nghĩ, quan niệm cổ hủ khi cho rằng " xuất giá tòng phu" , " thuyền theo lái gái theo chồng" , quan niệm này ép buộc người phụ nữ sau khi lấy chồng phải toàn tâm toàn ý lo cho gia đình chồng và không được phép chăm lo cho gia đình bố mẹ đẻ nữa. Đây là điều hết sức bất công với người phụ nữ và khiến họ bị thiệt thòi khi phải hy sinh rất nhiều tình cảm với những người ruột thịt sau khi lập gia đình. Để thay đổi suy nghĩ ích kỉ này của chồng chị cần phải có thời gian chị ạ.
Điều quan trọng là chị cần lên tiếng và không nên im lặng cam chịu như những năm qua nữa. Chồng chị cần hiểu rằng việc bên nhà anh ấy hay bên nhà chị đều quan trọng như nhau và việc chị lo liệu cho bố mẹ đẻ không đồng nghĩa với việc chị bỏ bê gia đình như anh ấy nghĩ. Hơn nữa nếu là người chồng tốt, có trách nhiệm anh ấy nên giúp đỡ, hỗ trợ để chị làm tròn bổn phận người con hiếu thảo trong gia đình. Chị có thể tìm đến những người thân hiểu chuyện trong gia đình chồng để có thể nhờ họ phân tích, tác động giúp anh ấy thay đổi tích cực. Trước mắt chị hãy cố gắng giữ tinh thần bình tĩnh sáng suốt để có thể lo liệu cho bố và em trai đang ốm đau. Chúc chị nhiều sức khoẻ và nghị lực để vượt qua giai đoạn thử thách này. Thân mến.
Theo VNE
Có chồng... vẫn muốn sở hữu anh Hơn mọi sự trông đợi, anh mang đến cho tôi cảm giác đầy lửa và nóng bỏng đam mê Tôi vốn chẳng bao giờ thích xem bói toán nhưng nể cô bạn thân tôi đã đi xem. Ngay khi bước vào phòng, cô thầy bói trẻ, ăn mặc rất mốt, nhìn tôi và thở dài:"Chị ơi, chị đừng đi với người ta nữa,...