Chiếc taxi bất ngờ đổi hướng: Câu chuyện kịch tính giữa mẹ chồng và con dâu trong hành trình đi sinh
Chiếc taxi chở tôi đến bệnh viện sinh bỗng ngoặt sang hướng khác, không phải đường đến nơi tôi đã đặt phòng.
Giữa cơn đau thắt dữ dội, tôi cố gắng nhắc tài xế nhưng mẹ chồng nhanh chóng ngắt lời: “Ra trạm xá cho gần, vừa nhanh vừa đỡ tốn kém!”
Ảnh minh họa.
Lời nói lạnh lùng ấy khiến tôi chết lặng. Suốt thời gian mang thai, tôi đã nỗ lực chuẩn bị mọi thứ tốt nhất cho đứa con sắp chào đời. Nhưng trong giây phút cần sự đồng hành và hỗ trợ, tôi lại phải đối mặt với sự toan tính đến khó tin của mẹ chồng.
Cuộc sống trước ngày sinh: Chồng yếu tài chính, mẹ chồng chặt chẽ
Tôi và chồng đều là những người lao động bình thường. Anh không kiếm được nhiều, khiến tôi phải gồng gánh tài chính suốt thai kỳ. Dù sức khỏe yếu, tôi vẫn làm việc chăm chỉ, tiết kiệm từng đồng để có thể sinh con ở một bệnh viện uy tín.
Ban đầu, tôi định sinh ở thành phố, nhưng vì chồng khuyên về quê để có ông bà chăm sóc, không khí trong lành và tiết kiệm chi phí, tôi đành đồng ý. Dẫu vậy, tôi không tiếc tiền đăng ký phòng VIP tại bệnh viện sản lớn, thậm chí còn kết nối với bác sĩ chuyên khoa để yên tâm hơn.
Video đang HOT
Biến cố trên hành trình đi sinh
Ngày sinh, tôi gọi taxi trong cơn đau đẻ dồn dập. Mẹ chồng về kịp, cùng tôi lên xe. Nhưng chưa đi được bao xa, taxi bất ngờ chuyển hướng. Tôi đau đớn nhắc tài xế: “Anh ơi, bệnh viện sản ở hướng kia, sao anh đi đường này?”
Mẹ chồng ngồi cạnh, vẻ bình thản đáp: “Con ơi, ra trạm xá cho gần. Ở đó bác sĩ cũng giỏi, mẹ đẻ ba đứa đều ở đó cả.”
Tôi bàng hoàng. Đây là sức khỏe của mẹ con tôi, là tương lai của đứa trẻ, sao bà có thể quyết định như vậy? Cơn đau dồn dập không ngăn được cơn giận của tôi.
“Mẹ à, con sức khỏe yếu, bác sĩ đã cảnh báo có khả năng khó sinh. Con đã đặt phòng trên viện sản, có đầy đủ giấy tờ, mẹ xem đi!”
Tôi chìa ra giấy tờ đặt phòng, giọng rắn rỏi: “Con đi làm cả thai kỳ để chuẩn bị cho ngày này. Con đủ khả năng chi trả, con không thể mạo hiểm với tính mạng của mình và con. Nếu tài xế không đi viện sản, con sẽ không xuống xe!”
Mẹ chồng không nói thêm lời nào. Bà trầm ngâm nhìn tôi, dường như lần đầu nhận ra quyết tâm và sự độc lập của con dâu.
Cái kết khiến mẹ chồng thay đổi
Cuối cùng, tôi được đưa đến bệnh viện như kế hoạch. Việc sinh nở diễn ra thuận lợi, cả mẹ lẫn con đều khỏe mạnh. Sau sự việc này, mẹ chồng không còn trách móc hay coi thường tôi nữa.
Bà hiểu rằng, tôi không phải đứa con dâu ăn bám. Tôi tự lập, tự lo cho gia đình nhỏ của mình. Và trên hết, tôi sẵn sàng bảo vệ những gì tốt nhất cho con, bất chấp những định kiến hay lời ra tiếng vào.
Hành trình đi sinh ấy không chỉ là câu chuyện của nỗi đau thể xác, mà còn là sự khẳng định bản lĩnh của một người mẹ.
Vì bát nước chấm thừa, nàng dâu quyết định dọn ra ngoài ở riêng
Sau khi ra riêng, mỗi lần về thăm bố mẹ chồng tôi lại dọn sạch sẽ tủ lạnh của ông bà. Những thứ "thừa" trong mâm cũng bị tôi mang đổ hết.
Sau khi cưới, tôi ở chung với nhà chồng được khoảng 3 năm thì 2 vợ chồng dọn ra ngoài ở riêng vì mâu thuẫn trong lối sinh hoạt. Thời gian chung sống, tôi và mẹ chồng khá khác nhau về phong cách ăn uống, sinh hoạt gia đình. Đó cũng là lý do chính khiến tôi nhất quyết ra riêng.
Mẹ chồng có thói quen tích trữ đồ trong ngăn mát tủ lạnh rất lâu, 2 tuần vẫn không chịu bỏ lên ngăn đá. Nhiều lần tôi nhắc, mẹ bảo: "Cho thức ăn lên ngăn đá lúc bỏ xuống mất chất, khó rã đông, thực phẩm không còn tươi. Người ta sinh ra cái tủ lạnh là để bảo quản thức ăn chứ lo gì hỏng, để 2 tuần là bình thường".
Mẹ chồng, nàng dâu mâu thuẫn vì bát nước chấm. Ảnh minh họa: FP
Tôi cố gắng giải thích cho mẹ hiểu rằng tủ lạnh để bảo quản thức ăn nhưng phải có thời hạn. Dù vậy, mẹ vẫn khăng khăng làm theo ý mình. Vì là nhà của mẹ chồng nên tôi không có quyền can dự nhiều. Tôi thể hiện sự không hài lòng bằng việc mua đồ ăn bên ngoài mang về và không động vào thức ăn mẹ nấu.
Mẹ thường có thói quen làm rất nhiều đồ ăn rồi cho vào tủ lạnh, hôm sau mang ra hâm lại cho đỡ mất công. Có nồi nước xương hầm, mẹ để trong tủ lạnh, lâu lâu nấu lại múc vài muôi, cho thêm rau vào là được bát canh. Nhà neo người nên cứ ngày này qua ngày khác chúng tôi luôn ăn đồ thừa, không có thức ăn tươi mới.
Điều khiến tôi cảm thấy sợ nhất là bát nước mắm cũng được mẹ để từ hôm này qua hôm khác. Mẹ hay rót nhiều nước chấm, đổ đi lại tiếc. Thế nên, hôm nay chấm chưa hết mẹ đậy lại, hôm sau rót tiếp vào thành bát nước chấm mới. Mẹ không cần biết hôm trước chấm thứ gì, có dính rau hay mỡ trong đó hay không.
Có lần mẹ luộc đĩa thịt rất ngon nhưng lại dùng bát nước chấm cũ, khiến tôi sợ. Tôi rùng mình thấy tỏi ớt đổi màu, trong bát có cả rau dưa hôm trước còn sót lại. Bữa cơm mất ngon vì bát nước chấm. Sau đó, cứ ngồi vào mâm cơm, tôi lại làm bát nước chấm riêng cho hai vợ chồng. Mẹ chồng thấy vậy nên "nóng mắt".
Cũng vì chuyện này mà mẹ chồng, nàng dâu mâu thuẫn. Mẹ chồng nói tôi "nhà nghèo còn sĩ diện, không biết tiết kiệm, đồ ăn thừa đổ đi hết thì biết bao tiền cho vừa".
Tôi cãi: "Đồ ăn sẽ không thừa nếu mẹ làm ít đi, nước chấm sẽ không nhiều nếu mẹ rót vừa đủ. Con thấy mẹ làm gì cũng nhiều, mua gì cũng nhiều, rồi ăn hết ngày này qua tháng khác, rất mất an toàn. Con không ăn uống được như mẹ. Nếu mẹ không thay đổi thì con buộc phải xin phép ăn riêng".
Sau lần cãi nhau ấy, tôi và mẹ chồng mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Hơn 2 tháng căng thẳng, tôi bàn với chồng ra ngoài ở riêng. May thay, chồng cũng đồng ý dù mẹ chồng tỏ rõ sự không hài lòng.
Nhưng từ ngày ra riêng, mẹ chồng nàng dâu không còn phải tranh cãi về việc ăn uống, tôi được tự do lựa chọn cách sinh hoạt theo ý mình, thực sự cảm thấy rất thoải mái. Tuy có mất thêm tiền thuê nhà nhưng tôi luôn cảm thấy được là chính mình.
Giờ tôi cũng rất thẳng thắn, không ngại dọn tủ lạnh cho mẹ chồng nếu thấy thịt để quá lâu. Tôi càng không ngại thay bát nước chấm mới khi thấy mẹ mang ra bát nước chấm cũ. Mẹ chồng cũng không phản ứng mãnh liệt như trước nữa, có lẽ vì không ở chung nhà nên ai cũng nghĩ thoáng hơn cho đỡ mất lòng nhau.
Con dâu cả tuần vứt rác 1 lần khiến nhà tôi bốc mùi nồng nặc nhưng cứ hễ nhắc nhở là bà thông gia lại bênh chằm chặp Làm sao tôi có thể biến cái nhà mình thành bãi rác bằng đứa con dâu nói mãi không nổi này được? Gia đình tôi mới đây đã trải qua một biến cố không nhỏ khi đứng trước sự thật rằng con dâu mình, người mà từ lúc đầu chúng tôi luôn kỳ vọng sẽ là người bạn đồng hành cùng con trai...