Bệnh nhi 11 tuổi (Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng cổ tay phải sưng, đau, giảm vận động.
Bé bị kim đâm vào cổ tay phải từ sáng 30/9, đã rút ra được một phần kim. Hôm sau cổ tay phải của bé bị sưng, đau, giảm vận động. Bé được gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh kiểm tra.
Phim chụp X-quang cho thấy cổ tay phải của bé có dị vật cản quang ở đầu dưới xương trụ, kích thước khoảng 2,5 mm. Bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu lấy dị vật.
Phim X-quang cho thấy đoạn kim khâu kẹt trong cổ tay bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Video đang HOT
Kíp phẫu thuật đã mất một tiếng đồng hồ để rút dị vật là chiếc kim khâu gãy kẹt tại cổ tay phải của trẻ, đồng thời cắt lọc vùng viêm quanh dị vật.
Bác sĩ mổ lấy đoạn kim khâu cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ khuyến cáo, kim khâu rất nhọn nên có thể đi vào cơ thể qua da rất nhẹ nhàng, không gây đau đớn nhiều. Khi vào trong cơ thể, tùy theo sự vận động của trẻ, kim có thể di chuyển tới nhiều cơ quan khác nhau, gây nguy hiểm cho tính mạng. Việc phẫu thuật lấy kim rất khó khăn bởi dị vật kim loại kích thước nhỏ, lẩn vào gân cơ, không cố định một chỗ.
Lê Nga
Theo Vnexpress
Mở hộp sọ cứu bệnh nhân chảy máu não nguy kịch
Bệnh nhân 44 tuổi ở Hà Nội, vào viện do đau đầu, khối máu tụ trong não, hơi nói ngọng.
Ảnh minh họa
Bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chỉ trong thời gian ngắn đã chuyển biến xấu, hôn mê kèm liệt nửa người trái. Kết quả chụp CT sọ não cho thấy khối máu tụ trong não đã lan rộng to gấp 3-4 lần lúc nhập viện và chèn ép các tổ chức xung quanh.
Bác sĩ quyết định mổ cấp cứu mở sọ cho bệnh nhân để giải phóng chèn ép não, lấy máu tụ và cầm máu. Bác sĩ Trần Minh Tân trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân, cho biết đã mở một miếng xương rộng ở bán cầu não tương ứng với bên chảy máu để giải phóng chèn ép cho não. Bác sĩ đồng thời mở nhu mô não lấy máu tụ và tìm vị trí chảy máu để cầm máu. Mảnh xương cắt ra khỏi hộp sọ được nuôi dưỡng ở trung tâm bảo quản mô, khi bệnh nhân hồi phục sẽ mổ lần 2 để ghép lại.
Bác sĩ Tân cũng cho biết, đây là cuộc mổ lớn có rất nhiều nguy cơ, nếu không kịp thời phẫu thuật nguy cơ cao người bệnh tử vong. Bệnh nhân tiền sử nghiện rượu, gan có dấu hiệu bị xơ, tiểu cầu thấp, dễ chảy máu không kiểm soát được trong và sau phẫu thuật.
Bác sĩ khuyên người dân nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm tàng, đặc biệt khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh. Nên bỏ các thói quen xấu như rượu bia vì rất có hại cho gan, có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.
Hà An
Theo Vnexpress
Viên sỏi to hơn nắm tay trong bàng quang người đàn ông Bác sĩ phát hoảng khi lấy ra viên sỏi nặng 500 gam từ bàng quang người đàn ông 60 tuổi. Ông Trần Văn Khăm (60 tuổi, ngụ xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng bí tiểu, tiểu khó. Qua thăm khám, bác sĩ bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán nhận thấy có sỏi lớn ở...
Tin mới nhất
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính
07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.
5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc
06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.
Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết
05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.
Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này
20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.
Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao
19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Tuy nhiên, cholesterol trong tôm có thể ảnh hưởng đến những người bị rối loạn lipid máu, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ suy tim. Do đó, theo Circulation, những nhóm này nên hạn chế thực phẩm có hàm lượng choleste...
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng
07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Đậu và các loại cây họ đậu là quả hoặc hạt của một họ thực vật có tên là Fabaceae. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ và protein chay tuyệt vời.
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...