Chiếc khăn tay cũ tiết lộ bí mật động trời của bố chồng
Phát hiện chiếc khăn tay thêu chữ ‘Thắm’ trong túi áo chồng, mẹ chồng tôi nổi máu ghen, trách móc, hờn giận, khiến không khí gia đình tôi rơi vào căng thẳng, mệt mỏi…
Ảnh minh họa
Gia đình chồng tôi nhiều năm nay vốn được biết đến là gia đình văn hóa ở làng bởi lối sống mẫu mực với hàng xóm láng giềng, con cái lại thành đạt, lễ phép.
Bố chồng tôi là bộ đội về hưu cũng được 15 năm. Bao năm tháng công tác biền biệt xa nhà, mình mẹ chồng tôi lam lũ gánh vác nhà cửa ruộng vườn, thay chồng chăm sóc bố mẹ già yếu, con thơ dại. Vì vậy khi nghỉ hưu ông rất chịu khó đỡ đần, chăm sóc vợ và các cháu, coi như bù đắp khoảng thời gian mẹ chồng tôi phải chịu vất vả trước đây.
Ông không cho vợ động tay động chân vào việc gì, từ việc nấu cơm đến giặt giũ quần áo. Cả ngày ông tha thẩn ngoài vườn trồng mấy luống rau, nuôi đàn gà lấy trứng cho các cháu.
Tính ông hiền khô, ai nói gì cũng cười, tôi chưa thấy ông nổi cáu, quát mắng vợ con bao giờ. Vậy mà, giữa bố mẹ chồng tôi lại xảy ra &’sóng ngầm’, mẹ chồng tôi mấy tháng nay bỗng nhiên nổi máu ghen.
Bố chồng tôi làm gì bà cũng quan sát, soi mói kỹ càng. Ban đầu bà chỉ nói bóng gió nhưng sau bà thể hiện thái độ ra mặt, trách móc bố tôi có tình nhân bên ngoài, về già bắt đầu hư hỏng…
Nghe vợ trách móc nhiều, ông chán, cứ sáng ra lấy xe máy đi chơi, đến chiều tối mới về. Thấy chồng như vậy, mẹ chồng tôi càng bực tức, khó chịu hơn.
Cứ như vậy, bố mẹ chồng tôi chiến tranh lạnh cả tháng, không ai nói với ai câu nào chỉ vì sự ghen tuông bóng gió của mẹ chồng.
Thấy tình hình không khí trong nhà bất ổn, nhân lúc hai mẹ con đi chợ, tôi lựa lời hỏi han nguồn cơn sự việc thì bất ngờ mẹ chồng tôi khóc lóc. Bà cho biết, mình nghe mấy bà bạn thân thiết ngoài đầu ngõ kháo đến tai, mấy tháng nay, bố chồng tôi hay đến nhà bà góa ở xóm Đông, cứ đến cổng là ông phi thẳng vào trong, ở trong đó đến chiều mới ra.
Video đang HOT
Mẹ chồng tôi bán tín bán nghi, nhờ xe ôm chở đi theo dõi thì chứng kiến bố chồng tôi vào căn nhà nhỏ ở cuối làng. Từ hôm đó bà về nặng nhẹ, chì chiết ông nặng lời.
Bà còn kể thêm, có lần bà phát hiện trong túi ông có chiếc khăn tay cũ thêu chữ &’Thắm’. Bà mang ra, chất vấn ông, bắt ông khai xem có phải là cô Thắm người ông từng si mê thời trai trẻ không.
Bị vợ truy vấn, bố chồng tôi tính ít nói, ai mắng cũng kệ, không giải thích nên mẹ chồng tôi càng bực tức, ghen lồng lộn lên.
Tôi mang chuyện này tâm sự với chồng, hai vợ chồng tôi quyết định đi theo bố một hôm để xem tình hình ra sao. 8 giờ sáng, bố chồng tôi phi xe ra khỏi nhà là hai vợ chồng tôi bám theo sau.
Đi vòng vèo qua các ngõ ngách của làng, có lúc tưởng mất dấu ông, cuối cùng vợ chồng tôi cũng theo đuôi ông đến căn nhà tồi tàn, có hàng rào bằng tre nứa, nằm hiu hắt cuối làng.
Như thói quen, bố chồng tôi xuống xe, tự mở cổng, dắt xe vào trong rồi biến mất sau cánh cửa gỗ màu xanh của căn nhà.
Hai vợ chồng tôi đợi ở ngoài 3 tiếng đồng hồ, vẫn thấy im ắng, chồng tôi kéo vợ mở cổng vào. Hai vợ chồng bước đi khẽ khàng vì sợ bị phát hiện.
Đến cửa sổ, chúng tôi ghé mắt nhìn vào, trên chiếc giường cũ nát, một người đàn bà ốm yếu nằm co quắp, hơi thở mệt nhọc, thỉnh thoảng rít lên từng cơn, rồi nhăn mặt vì đau đớn.
Cách đó một chiếc ghế, bố tôi đang ngồi ghiền từng viên thuốc, đổ vào miệng người ốm kia, thao tác tỉ mẩn và nhẫn nại vô cùng.
Đợi người đàn bà uống hết chỗ thuốc, bố chồng tôi đi ra bàn thờ, có để di ảnh người đàn ông đã loang lổ, ố màu chậm rãi thắp nén hương rồi lầm rầm khấn vái.
Chồng tôi mất kiên nhẫn, không chờ đợi nữa, kéo vợ mở cửa bước vào. Thấy vợ chồng con trai, bố chồng tôi thoáng giật mình nhưng rồi lấy lại vẻ điềm tĩnh vốn có.
Ông bảo vợ chồng tôi ngồi xuống rồi chỉ tay vào người phụ nữ nằm trên giường, ông kể, đây là &’Thắm’ vợ người đồng đội của ông ở chiến trường năm xưa.
Bà Thắm đúng là người ngày trẻ ông yêu nhưng bà không có tình cảm với ông mà chỉ dành tình cảm cho Thắng – bạn đi lính với ông.
Người đồng đội này đã cứu ông nhờ vậy ông mới thoát chết nhưng bạn ông đã hi sinh, ở quê chỉ còn người vợ trẻ mới cưới, chưa kịp con cái gì.
Trước khi mất, ông Thắng trao lại chiếc khăn tay, nhờ bố chồng tôi về đưa cho vợ nhưng chẳng ngờ từ ngày nhận tin chồng hi sinh, người phụ nữ đó bỏ đi khỏi làng kiếm sống. Vì vậy, bố chồng tôi cũng không gặp được bà Thắm lần nào nữa.
5 tháng trước đây, do ốm yếu, phát hiện ung thư phổi nên bà Thắm về hẳn quê, trông cậy vào sự giúp đỡ của bà con.
Bố chồng tôi biết tin nên qua lại giúp đỡ, thuốc men giúp bà ấy những năm tháng cuối đời.
Bố chồng tôi nói: “Bố giúp bà ấy cũng là để trả ơn cứu mạng của ông Thắng năm xưa ở chiến trường chứ không có tình ý gì. Bố giải thích mấy lần rồi nhưng mẹ con vẫn ghen chuyện xưa nên không chịu hiểu.
Chiếc khăn tay này là kỷ vật của ông Thắng để lại, đợi bà Thắm tỉnh táo hơn, bố sẽ trao lại theo di nguyện của ông ấy”…
Nghe bố chồng nói, tôi rơi nước mắt, tôi về thưa lại toàn bộ câu chuyện với mẹ chồng. Từ hôm đó, bà thôi trách móc chồng, cứ sáng sáng lại giục chồng chở sang thăm bà Thắm…
Theo kienthuc.net.vn
'Trời đánh tránh bữa ăn'
Đừng biến bữa ăn thành màn tra tấn với những câu mắng chửi, kể tội nặng nề.
Ngày bé, bữa cơm gia đình đối với chị em tôi là cực hình, bởi đến bữa ăn ba thường hay... chửi. Ba tôi có thể càm ràm từ chuyện ruộng đồng sang chuyện làm ăn; từ chuyện chị em tôi để tóc dài lòa xòa, móng tay sơn đỏ chót (chỉ là tò mò với những lọ sơn rẻ tiền nhiều cám dỗ) đến chuyện học hành, thi cử. Ba chửi đến nỗi chị em tôi luôn cố ăn thật nhanh để mau chóng rời bàn, thoát khỏi bầu không khí u ám và nhiều ám ảnh ấy.
Không muốn phải chịu đựng những âm thanh không mấy dễ chịu, chị em tôi hay kiếm cớ ăn sau hoặc trước ba. Chỉ thương má luôn là người chịu trận mọi cơn bực dọc của ba trên bàn ăn. Bởi má không thể tìm ra một lý do gì để tránh mặt trong bữa cơm chung. Chén cơm của má đôi khi chan đầy nước mắt và câm lặng suốt từng ấy năm tháng.
Hãy để bữa cơm gia đình thành buổi san sẻ niềm vui, trong tiếng cười rổn rảng. Ảnh minh hoạ.
Sau này lớn lên, tôi và bé út vào Sài Gòn học đại học, anh trai và chị dâu lên Kon Tum định cư, mấy chị gái và anh rể người ra Hà Nội, người lên Gia Lai lập nghiệp... Mâm cơm vì thế mà thiếu vắng, còn mỗi ba, má và mấy đứa cháu nhỏ. Dần dà, mỗi bữa ăn, ba má chẳng nói với nhau câu nào, chỉ có vài tiếng đùa nghịch của trẻ con. Thỉnh thoảng, ba lại mắng tụi nó nhưng theo kiểu mắng yêu, không hằn học như trước.
Lớn lên từ những bữa cơm nhiều ám ảnh, nên khi lấy chồng, sinh con, tôi tuyệt đối tránh xen những thanh âm khó chịu vào mỗi bữa ăn. Trong bầu không khí vui vẻ, dễ chịu, chúng tôi gợi ý cho con kể chuyện trường lớp, vợ chồng cùng chia sẻ những câu chuyện ở cơ quan và những điều thú vị mình đã gặp trong ngày. Bữa cơm luôn diễn ra trong bầu không khí thân mật, ấm cúng và thói quen thích được ăn cơm cùng nhau đã hình thành trong chúng tôi từ lúc nào chẳng rõ.
Tôi thấy mình may mắn hơn rất nhiều gia đình, trong đó những ông chồng đem tất cả bực dọc trong ngày ở cơ quan để "đổ" vào mâm cơm. Nhiều bà vợ đem sự ghen tuông của mình càm ràm suốt trong lúc cùng chồng con dùng bữa. Nếu ai vô tình lắng nghe câu chuyện bên bàn ăn của một gia đình, họ sẽ dễ dàng nhận ra gia đình đó có cơm lành canh ngọt hay không.
Bữa cơm gia đình đầm ấm sẽ mang đến sự yêu thương trọn vẹn cho mỗi đứa trẻ. Ảnh minh hoạ.
Mong mỗi gia đình đều biết cách biến bữa ăn thành buổi san sẻ niềm vui, trong tiếng cười rổn rảng. Những âm thanh yêu thương trong bữa cơm chung đó là sự ấm êm, hạnh phúc của những con người sống cùng một mái nhà, dù bữa cơm đó diễn ra trong xó bếp chật hẹp hay phòng ăn rộng rãi, sang trọng.
Ông bà ta có câu "trời đánh tránh bữa ăn". Đừng biến bữa ăn thành màn tra tấn với những câu mắng chửi, kể tội nặng nề. Đó cũng là cách để mỗi gia đình giữ cho mình cái nếp nhà mà sau này mỗi đứa trẻ lớn lên sẽ luôn nghĩ về với tất cả lòng biết ơn vì đã được lớn lên trong yêu thương trọn vẹn.
Hà Nguyên
Theo phunuonline.com.vn
Đã không công bằng với tôi, hành động này của bố mẹ càng khiến tôi không muốn nhìn mặt Tôi không phải người khiến cuộc đời em gái mình bất hạnh, sao bố mẹ lại bắt tôi sản san sẻ với em cơ chứ? Chào Hướng Dương. Thật lòng bây giờ tôi rất bức xúc. Tôi sinh ra trong một gia đình có 2 chị em, tôi là chị cả. Ngay từ nhỏ tôi đã không được bố mẹ yêu thương như...