Chiếc ghế nổi tiếng mang lời nguyền chết chóc, không một ai dám ngồi lên lại ẩn chứa đằng sau cuộc hôn nhân đầy bi thương
Bất kỳ ai ngồi lên chiếc ghế này đều tử vong ngay sau đó vì tai nạn hoặc bệnh tật. Chính vì điều này mà không một ai dám đến gần nó.
Trong thế giới nhân loại luôn tồn tại những điều bí ẩn kỳ lạ mà giới khoa học đến nay vẫn không thể nào lý giải được một cách thấu đáo. Đặc biệt, với những đồ vật được cho là gắn với lời nguyền chết chóc luôn trở thành đề tài được mọi người quan tâm và khiến các nhà nghiên cứu đau đầu đi tìm lời giải.
Bảo tàng Thirsk ở Vương quốc Anh là nơi lưu giữ chiếc ghế nổi tiếng của Thomas Busby. Chiếc ghế được bảo tàng gắn lên tường để không cho bất kỳ ai ngồi trên đó. Không phải vì chiếc ghế này quá giá trị mà bởi lẽ nó mang một lời nguyền chết chóc từ thế kỷ 18. Chiếc ghế mang lời nguyền nếu bất kỳ ai dám ngồi lên đó thì họ sẽ qua đời vào ngày hôm sau.
Lời nguyền đáng sợ này bắt nguồn từ Bắc Yorkshire vào năm 1702. Khi đó, một người đàn ông tên Thomas Busby đã kết hôn với cô gái xinh đẹp có tên là Elizabeth Auty. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ bị cha cô gái phản đối vì ông này nghĩ rằng con gái mình có thể kiếm một tấm chồng tốt hơn.
Bảo tàng chứa chiếc ghế mang lời nguyền.
Một ngày nọ, Busby trở về nhà và nhìn thấy cha vợ đang ngồi trên chiếc ghế yêu thích của mình. Sau đó, người bố vợ nói rằng ông sẽ đưa con gái mình trở về nhà. Sau khi nghe thấy điều ấy, Busby đã vô cùng giận dữ và trong giây phút không kiềm chế được bản thân, Busby đã dùng một chiếc búa giết chết cha vợ rồi đem giấu xác.
Trong lúc giết hại bố vợ, Busby đã hét lên và buông lời nguyền bất cứ người nào ngồi lên chiếc ghế của y chắc chắn chết. Ban đầu, nhiều người cho rằng không hề tồn tại chiếc ghế ẩn chứa lời nguyền quái quỷ trên nhưng khi hàng loạt người ngồi lên trên nó đã chết một cách bất ngờ, khó hiểu thì lúc đó mọi người mới tin rằng lời nguyền đó là có thật.
Cụ thể, vào những năm 1960, có hai phi công RAF đã ngồi lên chiếc ghế của Busby từng buông lời nguyền tại quán trọ của Tony Earnshaw. Sau đó, hai người này đã chết trong một tai nạn ô tô vào ngày hôm sau.
Video đang HOT
Chưa dừng lại ở đó, một nhóm thợ xây đã ghé vào quán trọ của Earnshaw để ăn trưa, trong đó một người trẻ tuổi đã ngồi lên chiếc ghế. Ngay ngày hôm sau, người thanh niên trẻ tuổi ngồi lên ghế của Busby đã ngã từ mái nhà xuống và chết trong đau đớn. Đến một hôm, người phục vụ của quán vô tình bị trượt chân và ngồi xuống chiếc ghế vướng lời nguyền của Busby. Về sau, người phục vụ qua đời vì khối u não.
Cận cảnh chiếc ghế mang lời nguyền.
Chiếc ghế được treo ở viện bảo tàng.
Người chủ quán trọ sau đó đã cất chiếc ghế “tử thần” vào trong tầng hầm để không ai ngồi lên nó và mất mạng nữa. Thế nhưng, một người giao hàng khi xếp đồ vào tầng hầm đã vô tình ngồi lên chiếc ghế bị “nguyền rủa”. Trong ngày hôm ấy, người giao hàng gặp tai nạn và tử vong.
Sau những cái chết khủng khiếp đó, Tony Earnshaw đã quyết định đưa chiếc ghế chết chóc của Busby cho Bảo tàng Thirsk để không có thêm nạn nhân nào ngồi lên nó và phải hứng chịu cái chết vì lời nguyền kinh hoàng trên. Nhiều người tin rằng lời nguyền đã ứng nghiệm nhưng số khác thì lại cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.
Dù sự thật thế nào đi chăng nữa, chiếc ghế của Busby vẫn được gắn chặt trong Bảo tàng Thirsk và cũng không một ai dám mạo hiểm ngồi lên nó.
Theo Nhịp sống Việt
Bí ẩn bản nhạc bị "nguyền rủa" đoạt mạng hơn 100 người
Bản nhạc Gloomy Sunday được nhiều người biết đến với giai điệu u buồn, đau khổ của một người đàn ông thất tình. Không những vậy, hơn 100 người chết vì bản nhạc này. Dân gian đồn rằng bản nhạc bị "nguyền rủa" nên mới có nhiều người bỏ mạng như vậy.
Nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress sáng tác bản nhạc bị "nguyền rủa" Gloomy Sunday (tạm dịch: Ngày Chủ nhật u buồn) vào một buổi chiều mưa ở Paris, Pháp cuối năm 1932.
Bản nhạc Gloomy Sunday của nhạc sĩ Seress thể hiện tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của một người đàn ông thất tình. Đây cũng là tâm nhạc của nhạc sĩ khi ông dành chọn tình yêu cho một phụ nữ nhưng bị cô từ chối.
Trước khi bị từ chối tình cảm, nhạc sĩ Seress rất trông đợi mối tình của mình sẽ "đơm hoa kết trái". Vì vậy, ông vô cùng buồn bã, thất vọng khi tình yêu không được đáp lại.
Sau vài tháng, bản nhạc Gloomy Sunday của nhạc sĩ Seress được một hãng đĩa phát hành. Theo đó, bản nhạc này xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. Nhạc sĩ Seress không thể ngờ rằng kể từ đây bản nhạc Gloomy Sunday gây ra hàng loạt cái chết rùng rợn.
Bi kịch được cho là bắt đầu từ Budapest. Một người đàn ông ngồi trong quán cafe và yêu cầu nhạc công chơi bản nhạc Gloomy Sunday. Sau khi nghe xong, người đàn ông trả tiền và rời đi. Ông bắt một chiếc taxi rồi dùng súng tự sát.
Vài ngày sau, một cô gái ở Berlin tự sát bên cạnh là tờ giấy in bản nhạc Gloomy Sunday. Liên tiếp hàng loạt trường hợp tự sát sau khi nghe hoặc chơi bản nhạc Gloomy Sunday. Theo một nghiên cứu, hơn 100 người chết vì bản nhạc bị "nguyền rủa" của nhạc sĩ Seress.
Trước sự việc nghiêm trọng trên, Anh và một số quốc gia khác cấm lưu hành bản nhạc Gloomy Sunday để tránh xảy ra những cái chết thương tâm khác.
Thậm chí, có người còn đổ lỗi và đâm đơn kiện nhạc sĩ Seress vì đã sáng tác ra nhạc phẩm khiến nhiều người tìm đến cái chết.
Nhạc sĩ Seress không hiểu vì sao bản nhạc của mình lại khiến nhiều người tự sát đến vậy. Đến năm 1968, ông tự sát sau một thời gian u buồn vì những cái chết được cho là có liên quan đến bản nhạc Gloomy Sunday.
Đến nay, giới khoa học vẫn chưa thể lý giải những trường hợp tự tử có liên quan như thế nào đến bản nhạc Gloomy Sunday cũng như có thực sự tồn tại lời nguyền chết chóc hay không.
Theo Kiến thức
Kinh hoàng chiếc gương "tử thần" đoạt mạng 38 người đầy bí hiểm Năm 1743, thợ thủ công Simon Cromwell tạo ra một chiếc gương. Hai ngày sau khi tạo ra, Cromwell qua đời vì xuất huyết não. Kể từ đó, chiếc gương 'tử thần' lần lượt đoạt mạng những người sở hữu nó với nguyên nhân tử vong tương tự. Chiếc gương "tử thần" có khắc dòng chữ "Luis Alberto 1743" do thợ thủ công...