Chiếc ghế của ông Lý Quang Diệu
Ông là nghị sĩ lâu năm nhất phụng sự nghị viện (kể từ năm 1955), ông là thủ tướng, người lập quốc và định hình ra Singapore rực rỡ ngày nay.
Thủ tướng sẽ dự lễ truy điệu ông Lý Quang Diệu
Chiếc ghế trống với bó hoa trắng nhỏ tưởng nhớ là lời nhắc nhở sâu sắc về khoảng trống lớn trong nghị viện Singapore khi ông qua đời.
Chiếc ghế ông Lý Quang Diệu thường ngồi ở hàng đầu trong quốc hội đảo quốc, đã trống rỗng. Ông sẽ không bao giờ ngồi đó nữa.
Khi nguyên phó thủ tướng Wong Kan Seng đến tòa nhà quốc hội, ông đã chọn chiếc ghế kế bên và lặng lẽ chấm nước mắt. Sau đó, ông nói rằng, đó là một trong những ngày buồn nhất của cuộc đời ông. Còn ông Goh Chok Tong, người vẫn ngồi bên còn lại của ông Lý Quang Diệu lúc sinh thời, đã cố nhìn sang trái. “Nhưng ông không có ở đó”, ông Goh Chok Tong nói.
Nghị viện mà ông Lý Quang Diệu phụng sự 60 năm qua, đã tổ chức lễ tưởng niệm ông. Các nghị sĩ nam mặc sơ mi trắng, cà vạt sẫm màu và dải băng đen, nghị sĩ nữ váy đen và áo khoác, cài hoa trắng trên ngực.
Các nghị sĩ đã bày tỏ tri ân trước những đóng góp và vai trò của ông trong việc dẫn dắt một Singapore bé nhỏ, nghèo nàn thành một đảo quốc phồn thịnh, đa sắc tộc.
Chủ tịch Quốc hội Halimah Yacob mở đầu buổi tưởng niệm, khi nêu lên quá trình ông Lý Quang Diệu tham gia vào hội đồng lập pháp thời thuộc địa tới nghị viện của một Singapore độc lập thế nào. Ông đã dẫn dắt đảo quốc 31 năm (tới năm 1990) ở cương vị thủ tướng, tiếp tục ở lại nội các tới năm 2011 và tiếp tục là đại biểu cho khu vực cử tro Tanjong Pagar tới khi ông qua đời hôm thứ hai ở tuổi 91.
Ông Lý Quang Diệu là nghị sĩ lâu năm nhất phụng sự nghị viện Singapore
Video đang HOT
Bà Halimah nhớ lại phát biểu của ông năm 1999, khi các nghị sĩ chuyển từ tòa nhà quốc hội cũ sang tòa nhà hiện tại. Nhấn mạnh rằng, quốc hội là đấu trường cho những cuộc tranh luận các ý tưởng về chính sách, khi ấy, ông Lý Quang Diệu nói: “Đừng gây ra lỗi lầm, trong căn phòng này, chúng ta đang gìn giữ tương lai đất nước và con người Singapore”.
Ngồi ghế quan không để vinh thân
Nghị sĩ Ng Eng Hen thì nhớ tới một cột mốc – lời kêu gọi của ông Lý Quang Diệu với người dân nhanh chóng thích nghi thực tế quân đội Anh rút quân năm 1968 làm hao hụt 1/5 GDP của Singapore: “Thích nghi và điều chỉnh, không rên rỉ hay bó tay. Thế giới không nợ chúng ta cuộc sống và chúng ta không thể sống bằng chiếc bát ăn xin”.
Nghị sĩ Low Thia Khiang của đảng Công nhân Singapore mô tả, ông Lý Quang Diệu là người “có trí tuệ xuất sắc và dũng cảm” trong việc thúc đẩy đảo quốc tiếp cận với thế giới, giành được sự tôn trọng từ các cường quốc.
Sinh thời, vị thủ tướng họ Lý đã từng răn dạy các quan chức về sứ mệnh của cái ghế, rằng ngồi lên đó là để phụng sự đất nước chứ không phải leo lên đó để vinh thân.
Ứng viên nghị sĩ Chia Yong Yong ngồi trên xe lăn xúc động nói rằng, nếu bà không sinh ra ở Singapore thì “là một người khuyết tật sinh ra trong gia đình nghèo, không có bất kỳ quan hệ nào, tôi sẽ không thể đến trường, không có nghề nghiệp và phụng sự cộng đồng như ngày nay”.
Với những lời cất lên từ trái tim và thay lời rất nhiều người dân chờ đợi bên ngoài tòa nhà quốc hội, bà Chia nói: “Người con của Singapore, người cha của Singapore, xin hãy tha thứ vì tôi không biết dùng lời lẽ giá trị nào để tri ân ông. Và hôm nay, tất cả những gì tôi có thể nói với ông, với vị thủ tướng đầu tiên của tôi, là những gì tôi chưa từng có cơ hội nói với ông: Cảm ơn ông, ông Lý”.
Ông Ng Eng Hen nhớ lại năm 2013, khi ông Lý Quang Diệu từ chối yêu cầu của bác sĩ để tham dự một phiên họp quốc hội vào dịp ông 90 tuổi. “Bởi ông đã hứa làm điều này. Ở tuổi 90, già yếu và mệt mỏi, ông Lý đã giữ lời có mặt nơi đây”.
Các nghị sĩ có mặt trong buổi tưởng niệm nhớ lại lời ông khi họ chuyển tới tòa nhà mới ngày 6/9/1999. Khi ấy, ông nói: “Tầm quan trọng của tòa nhà này sẽ không phụ thuộc vào kích cỡ hay vẻ tráng lệ của nó. Nó phụ thuộc vào chất lượng làm việc của những người đại diện cho nhân dân ở trong đó”.
Linh cữu ông Lý Quang Diệu được đặt ở tiền sảnh tòa nhà quốc hội, ngay chỗ cầu thang đi lên chứ không phải trong hội trường lớn. Linh cữu ông ở nơi này cho tới đêm 28/3 trước khi được hỏa táng sau lễ quốc tang.
Theo Thái An/Straitstimes, CNA
Hôm nay, nhiều lãnh đạo thế giới sẽ dự lễ tang ông Lý Quang Diệu
Singapore hôm nay sẽ tiễn đưa cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, với một lễ rước và sau đó là lễ tang cấp nhà nước dự kiến có sự tham dự của nhiều lãnh đạo thế giới.
Một tấm biển lớn tưởng nhớ cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu (Ảnh: AFP)
Theo kế hoạch tổ chức tang lễ, linh cữu của ông Lý Quang Diệu sẽ được rước từ tòa nhà quốc hội Singapore, qua các đường phố để tới Trung tâm Văn hóa Đại học, thuộc Đại học Quốc gia Singapore. Lễ tang cấp nhà nước sẽ được cử hành tại Trung tâm Văn hóa, với sự tham gia của nhiều lãnh đạo thế giới.
Lễ rước sẽ bắt đầu vào 12h30 hôm nay giờ địa phương. Lễ tang cấp nhà nước dự kiến bắt đầu lúc 14h. Các lãnh đạo thế giới, trong đó có cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Thủ tướng Úc Tony Abbott sẽ tham dự lễ tang.
Linh cữu ông Diệu sẽ được rước qua trung tâm Singapore, bắt đầu từ tòa nhà quốc hội và kết thúc tại Trung tâm Văn hóa Đại học. (Đồ họa: BBC)
Singapore cũng sẽ dành một phút mặc niệm vào buổi chiều để tiễn đưa cố Thủ tướng.
Linh cữu của ông Diệu sau đó sẽ được hỏa táng trong một buổi lễ gia đình riêng tư.
Trong tuần qua, hơn triệu người đã tới các địa điểm tưởng niệm trên khắp Singapore để bày tỏ sự kính trọng đối với cố lãnh đạo của họ.
Dòng người xếp hàng dài để vào viếng cố Thủ tướng tại tòa nhà quốc hội. (Ảnh: AFP)
Báo chí địa phương cho biết, hơn 415.000 người đã tới viếng cố Thủ tướng tại tòa nhà quốc hội, trong khi ít nhất 850.000 người khác tưởng nhớ ông tại các địa điểm tưởng niệm trên khắp cả nước.
Thủ tướng Lý Hiển Long, con trai cả của ông Lý Quang Diệu, đã miêu tả các hoạt động tưởng niệm dành cho cha ông trong tuần qua là "lớn lao và rất cảm động".
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger (trái) đến viếng cố Thủ tướng Lý Quang Diệu (Ảnh: AFP)
Vua Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck cúi đầu trước linh cữu ông Lý Quang Diệu (Ảnh: AFP)
Nhiều trung tâm thương mại và mua sắm tại Singapore dự kiến sẽ đóng cửa vào hôm nay để tưởng nhớ nhà cố lãnh đạo.
Ông Lý Quang Diệu làm thủ tướng Singapore trong 31 năm cho tới năm 1990. Ông là người sáng lập Singapore hiện đại và được ca ngợi bởi đã có công đưa Singapore từ một nước nghèo thành một trong những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới.
Ông Diệu qua đời ngày 23/3 ở tuổi 91.
An Bình
Theo Dantri/CNA
Singapore khuyên dân ngừng xếp hàng chờ viếng ông Lý Chính quyền Singapore kêu gọi người dân nên ngừng việc gia nhập đoàn người xếp hàng chờ viếng ông Lý Quang Diệu bên ngoài tòa nhà Quốc hội. Thay vào đó, mọi người nên chia ra và đến những nơi tưởng niệm nhỏ hơn khác được thiết lập xung quanh quốc đảo này. Lời kêu gọi được đưa ra chiều 27-3 sau khi...