Chiếc bánh Napoléon ngọt ngào đến từ xứ sở Bạch dương
Nước Nga rộng lớn có vô vàn món ăn thơm ngon nức mũi, chinh phục mọi thực khách gần xa. Giữa nền ẩm thực đa dạng đó, những chiếc bánh Napoléon tưởng chừng giản đơn nhưng lại chứa bao vị ngọt ngào và câu chuyện lịch sử đầy hấp dẫn.
Chẳng có gì lạ khi mọi quốc gia đều sở hữu những món ăn đặc trưng và đại diện cho một mốc thời gian nhất định suốt chiều dài lịch sử. Nếu như món thịt hầm của Mỹ đại diện cho thời kỳ của sự cần kiệm và khéo léo vào giữa thế kỷ XX, món khoai tây ở Ireland biểu tượng của nạn đói trong những năm tháng hoang tàn của nền kinh tế thì nước Nga đã đánh dấu những thời điểm và sự kiện lớn dưới chế độ Bolshevik với món bánh Napoleon thơm ngon đầy hấp dẫn.
Món bánh được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1912, đánh dấu một thế kỷ chấm dứt sự trị vì của Napoléon. Người ta nói rằng vào ngày kỷ niệm này, một loại bánh ngọt mới sẽ được tạo ra để ăn mừng chiến thắng, và đó cũng chính là lý do bánh Napoléon đã ra đời. Vào đêm giao thừa hàng năm, người dân Nga sẽ cùng nhau kỷ niệm ngày chiến thắng bằng cách cắt tỉa cây và trang trí, làm những chiếc bánh cao chót vót được xem như biểu trưng cho sự sụp đổ của triều đại Napoléon. Món tráng miệng này được lấy cảm hứng từ French mille-feuille, một loại bánh ngọt Pháp có hình tam giác với nhân kem vani. Chiếc bánh được tạo ra lần đầu tiên mang hàm ý tượng trưng cho hình dáng chiếc mũ của nhà lãnh đạo sau thất bại.
Sự khác biệt giữa chiếc bánh thanh lịch của Pháp và Napoléon tại nước Nga nằm ở công thức nấu ăn và cách sử dụng nguyên liệu. Các đầu bếp Nga không được phép sử dụng bơ hoặc trứng như thông thường đã khiến món bánh ngọt này trở nên đơn giản nhưng vẫn ẩn chứa sức hấp dẫn đậm chất Liên Xô.
Napoléon có hình dáng hệt như một chiếc bánh crêpe, với từng lớp bánh mỏng xếp chồng lên nhau. Để làm ra chiếc bánh thơm ngon này, người đầu bếp cần chuẩn bị một số nguyên liệu đơn giản như: bơ, đường, sữa, trứng, giấm, tinh bột, muối, bột mì, nước đá… Phần bột thừa sẽ được rắc đều lên trên để tạo thành lớp phủ giòn.
Món tráng miệng này được chuẩn bị rất đơn giản, nhanh chóng với tổng thời gian nướng chưa đầy mười phút nhưng lại ngon miệng trường tồn theo thời gian. Bánh Napoléon được làm với các lớp bánh giòn cùng nhân kem tươi và phủ lớp kem từ lòng trắng trứng béo ngậy. Mỗi chiếc bánh thường có ít nhất 8 lớp và con số đó có thể lên tới trên 20 lớp. Ở Nga, mỗi đầu bếp đều có công thức làm bánh riêng. Có nhiều người vẫn sử dụng phương thức truyền thống trong khi người khác lại kết hợp những công thức hiện đại hơn để tạo ra chiếc bánh mang hương vị sáng tạo, chẳng hạn như thêm rượu hoặc các hương liệu khác.
Đến với nước Nga, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món bánh này trong đêm giao thừa, khi buổi lễ kỷ niệm vang lên chào mừng năm mới và sự thất bại của Napoléon dường như vẫn song hành cùng nhau. Chiếc bánh Napoléon chính là một minh chứng cho lịch sử của Nga và người dân nơi đây vẫn sẽ luôn “tôn thờ” món bánh như một biểu tượng của chiến thắng vang dội.
Bản đồ khám phá ẩm thực Đà Lạt
Đà Lạt (Lâm Đồng) khiến du khách thích thú bởi ẩm thực đa dạng. Đến phố núi mà băn khoăn không biết ăn gì, ở đâu ngon, bạn có thể bỏ túi bí kíp dưới đây.
Thành phố sương mù chiều lòng du khách bởi thời tiết se lạnh, cảnh sắc hữu tình cùng muôn vàn món ăn hấp dẫn. Các gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn trên hành trình khám phá ẩm thực phố núi.
Bắt đầu ngày mới, bạn có thể ghé vào các quán mì Quảng, bún bò, bánh căn... ăn các món nóng hổi. Cơm gia đình, lẩu và nướng BBQ sẽ lấp đầy bụng đói sau hành trình dạo chơi thấm mệt ở Đà Lạt. Ngoài ra, những địa chỉ ăn vặt như bánh tráng nướng, kem bơ... cũng là điểm hẹn ẩm thực thú vị không kém.
Địa chỉ ăn sáng
Các món sợi nóng hổi như phở, bún bò, mì Quảng sẽ làm ấm bụng thực khách trong sớm mai se lạnh. Ngoài ra, bạn có thể khám phá các món ăn sáng hấp dẫn khác như bánh mì xíu mại, bánh căn...
1. Phở Uyên
- Địa chỉ: Xô Viết Nghệ Tĩnh
- Giá: 25.000-35.000 đồng
- Điểm: 8,3/10
- Đặc điểm: Bên ngoài có kiến trúc lạ mắt, không gian phía trong khá nhỏ. Nước dùng thơm, đậm đà nhưng hơi nguội, thịt bò nhiều là đánh giá của các thực khách.
2. Bún bò Bốc Khói
- Địa chỉ: Trần Phú
- Giá: 25.000-35.000 đồng
- Điểm: 7,5/10
- Đặc điểm: Bún bò bốc khói, giữ nhiệt lâu do đựng trong thố đá. Bát bún nhiều, chất lượng, hương vị ổn nhưng không quá đặc sắc là cảm nhận chung của nhiều người.
3. Mì Quảng Ấp Ánh Sáng
Video đang HOT
- Địa chỉ: Ấp Ánh Sáng
- Giá: 25.000-35.000 đồng
- Điểm: 9/10
- Đặc điểm: Quán ăn khiến thực khách nhớ đến bởi món mì Quảng lạ miệng từ sườn heo, ba chỉ... Nước lèo chan ngập chứ không xăm xắp như kiểu truyền thống, nêm nếm đậm đà.
Bún, mì, phở là những lựa chọn thích hợp cho bữa sáng nạp năng lượng. Ảnh: Bachuaviahe, hangnguyenn.97.
4. Bánh mì xíu mại Hoàng Diệu
- Địa chỉ: Hoàng Diệu
- Giá: 15.000-20.000 đồng
- Điểm: 8,2/10
- Đặc điểm: Quán mở sớm và thường đông khách. Phần ăn ở đây gồm chén xíu mại 2 viên, da heo, chả lụa, bánh mì nóng giòn. Bánh mì thường hết sớm, bạn nên đi ăn từ 6-7h30.
5. Bánh căn Cô Chín
- Địa chỉ: Nguyễn Biểu
- Giá: 20.000-30.000 đồng
- Điểm: 6,9/10
- Đặc điểm: Menu quán đơn giản với ba loại là bánh căn trứng gà, vịt, cút. Điều đặc biệt tạo nên "thương hiệu" khiến thực khách nhớ đến là món bánh căn trứng cút lòng đào của quán.
Đà Lạt có nhiều quán bánh hấp dẫn để bạn trải nghiệm. Ảnh: Eatwithbird, Bachuaviahe.
Quán cơm gia đình
Nếu muốn một bữa ăn chắc bụng, bạn nên ghé các quán cơm có thực đơn đa dạng. Gợi ý này phù hợp với nhóm đông, gia đình. Những tiệm cơm ở Đà Lạt thường được trang trí theo kiểu hoài cổ, giúp bạn vừa ăn ngon, vừa có ảnh đẹp mang về.
1. Quán Hồi Xưa
- Địa chỉ: Hà Huy Tập
- Giá: Khoảng 50.000 đồng/suất
- Điểm: 6,4/10
- Đặc điểm: Thực đơn được thay đổi mỗi ngày, gồm 3 món mặn, 2 đồ ăn kèm và 1 phần canh. Mỗi phần ăn khá nhiều, một số món chưa đậm vị là cảm nhận chung của nhiều người.
2. Quán cơm Ngày 3 Bữa
- Địa chỉ: Trần Nhật Duật
- Giá: 50.000 đồng/suất
- Điểm: 7/10
- Đặc điểm: Quán đậm chất mộc mạc của miền quê Bắc Bộ từ không gian cho đến món ăn. Menu thay đổi từng ngày, mang hương vị dân dã như cá kho, canh rau muống, cà muối...
Đà Lạt có nhiều quán ăn chuẩn cơm mẹ nấu, trang trí đậm chất xưa. Ảnh: _06.oo, dzang_.
3. Vườn Nhà
- Địa chỉ: Hoàng Văn Thụ
- Giá: 55.000 đồng/suất
- Điểm: 9,2/10
- Đặc điểm: Phần cơm trang trí bắt mắt, gồm món mặn, rau, canh. Không gian ăn uống kiểu sân vườn thoáng mát.
4. Bờ Kè Quán
- Địa chỉ: Đường 3 Tháng 2
- Giá: 35.000-100.000 đồng
- Điểm: 8,4/10
- Đặc điểm: Quán hơi khó tìm, không gian phảng phất Đà Lạt xưa. Menu nhiều món, giá cả bình dân, được thay đổi theo từng ngày.
Lẩu và nướng BBQ
Lẩu và nướng BBQ là đặc trưng của ẩm thực vùng đất cao nguyên có khí hậu lạnh quanh năm. Xì xụp nồi lẩu gà lá é, lẩu bò hay thưởng thức nướng ngói dân dã là trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại đây.
1. Lẩu bò Quán Gỗ
- Địa chỉ: Hoàng Diệu
- Giá: 200.000-250.000 đồng
- Điểm: 7,1/10
- Đặc điểm: Không gian quán nhỏ nhưng khá đông khách. Một phần lẩu đầy đủ bò, nước dùng, mì trứng, đậu hũ, các loại rau, nước chấm từ chao, sa tế. Một số khách cho rằng bò ở đây hơi dai.
2. Lẩu gà lá é Tao Ngộ
- Địa chỉ: Đường 3 tháng 4
- Giá: 200.000-400.000 đồng
- Điểm: 8/10
- Đặc điểm: Nước lẩu tại đây níu chân thực khách bởi mùi thơm của sả, măng chua, vị ngọt thanh từ thịt gà và lá é. Quán khá đông khách nên bạn phải chờ bàn lâu.
Lẩu bò, lẩu gà lá é là những món ăn thực khách khó lòng chối từ ở Đà Lạt. Ảnh: Eatwithashley.lacey, candykun107.
3. H' Mông Quán
- Địa chỉ: Đường 3 tháng 4
- Giá: 200.000 đồng
- Điểm: 6,9/10
- Đặc điểm: Lẩu gà khô cay là món lạ vị thích hợp cho tín đồ thích ăn cay, nóng. Thịt gà tươi ướp sẵn, xếp đầy đặn trong nồi lẩu, hoà với nước dùng sánh sệt tẩm bia hấp dẫn. Nước chấm gồm nhiều gia vị như sa tế, tỏi bằm, tỏi phi, ớt, hành, ngò, đậu phộng...
Gợi ý ăn vặt
1.Bà Triệu - Xắp xắp & bánh bèo
- Địa chỉ: Bà Triệu
- Giá: 19.000-21.000 đồng
- Điểm: 6,8/10
- Đặc điểm: Quán ăn vặt giá "sinh viên" là nơi bạn có thể thưởng thức xắp xắp, bánh bèo, gỏi xoài, bột chiên, bò bía, bánh tráng trộn... Quán có không gian khá nhỏ, ít bàn ăn.
3. Bánh tráng nướng 112
- Địa chỉ: Nguyễn Văn Trỗi
- Giá: 18.000-31.000 đồng
- Điểm: 7,4/10
- Đặc điểm: Quán dễ tìm nhưng chỗ ngồi hơi chật. Menu bánh tráng đa dạng hương vị như trứng gà, bò khô, phô mai, pate... Trứng gà nướng, sữa chua phô mai cũng là những món hút khách của quán.
Bánh tráng nướng, xắp xắp là món ăn vặt dễ thấy trên các phố ẩm thực Đà Lạt. Ảnh: Chanlovefood, pha.foodie.
2. Ngọc Nhung - Sữa chua phô mai & bánh flan
- Địa chỉ: Mimosa
- Giá: 8.000-15.000 đồng
- Điểm: 6,9/10
- Đặc điểm: Sữa chua phô mai tươi, mềm mịn, đa dạng vị trái cây như việt quất, chanh dây, dâu tây, lá dứa... Bánh flan, trứng lòng đào cũng là những món ăn vặt tại quán. Đường đi đến đây khá xa trung tâm.
4. Nari - Chè & kem bơ
- Địa chỉ: Nguyễn Văn Trỗi
- Giá: 15.000-30.000 đồng
- Điểm: 7,4/10
- Đặc điểm: Sinh tố bơ ăn kèm phần kem tươi béo mịn, không quá ngọt khiến nhiều thực khách hài lòng. Ngoài món "signature" là kem bơ, quán còn có chè, sinh tố, nước ép cho bạn giải nhiệt.
Sữa chua phô mai, kem bơ là món tráng miệng tại phố núi được giới trẻ ưa thích. Ảnh: Nhatminh_, heosfood.
Những món ăn nổi danh ở "quốc gia tí hon" Luxembourg Luxembourg là một " quốc gia tí hon" nhưng lại là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Đây cũng là điểm đến được nhiều du khách yêu mến bởi cảnh sắc thanh bình và nền ẩm thực đa dạng, phong phú. KACHKEIS Kachkeis chính là món phô mai chảy rất được lòng thực khách ở Luxembourg. Là một...