Chiếc bánh hoa quả “độc nhất vô nhị” trên thế giới, dù muốn bạn cũng không thể mua được
Khí hậu khắc nghiệt của nam cực có thể là không lý tưởng nhưng nó đã giúp một chiếc bánh ngon lành vẫn giữ trạng thái hoàn hảo sau cả thế kỷ.
Bánh hoa quả có thể trông không cầu kì hoành tráng cho lắm, nhưng chỉ riêng việc nó đã tồn tại suốt cả một thế kỉ cũng xứng đáng để bạn mong ước có một cái.
Nghe có vẻ khó tin, nhưng đúng là một chiếc bánh hoa quả đã giữ nguyên vẹn trong tình trạng rất tốt sau 100 năm trời nằm ở Nam Cực, nơi lạnh lẽo nhất, nhiều gió nhất, và khô hanh nhất trên Trái đất. Các chuyên viên bảo quản đến từ New Zealand tại Tổ chức Di sản Nam Cực đã tìm thấy nó tại ngôi nhà cũ kĩ nhất của Nam Cực, một cái lán ở Cape Adare, thuộc Victoria Land.
Chiếc bánh trăm tuổi vẫn còn nguyên giấy gói và ở tình trạng hoàn hảo.
Được bọc trong giấy gói, chiếc bánh trông vẫn có thể ăn đợc, thậm chí còn tỏa ra mùi bánh theo lời của những người đã tìm ra nó. Nếu so ra, chiếc bánh còn ở trạng thái tốt hơn cả cái hộp thiếc đựng bên ngoài, thứ đã gỉ sắt và bị thời gian tàn phá nặng nề.
Thậm chí chiếc hộp thiếc bọc ngoài cũng không tránh khỏi sự tàn phá của thời gian.
Những nhà khám phá đến từ New Zealand cho rằng, chiếc bánh được Robert Falcon Scott, một nhà thám hiểm người Anh, đặt mua từ công ty bánh kẹo Huntley and Palmers và mang đến Nam Cực trong chuyến du hành mang tên Terra Nova của họ vào năm 1910 – 1913. Scott và các đồng nghiệp đã đến Cực Nam thành công, tuy nhiên không may thay cả năm người trong đoàn đã qua đời trong khi cố gắng quay về trạm của mình tại Cape Adare.
Video đang HOT
Lizzie Meek, quản lý dự án của Tổ chức Di sản Nam Cực, nói rằng: “Chỉ với hai tuần tiến hành bảo quản các cổ vật thu được tại Cape Adare, việc tìm thấy một chiếc bánh hoa quả được bảo quản hoàn hảo trong số vô vàn những hộp thiếc đã cũ gĩ đến mức không nhận ra quả thực là một bất ngờ lớn”.
Được biết, chiếc bánh này là một trong số 1.500 hiện vật được tìm thấy ở trạm Terra Nova.
“Đó là một món ăn giàu năng lượng lí tưởng cho những đoàn thám hiểm Nam Cực và đến nay nó vẫn là món ăn ưa thích của các nhà thám hiểm hiện đại khi đến nơi đây”, Lizzie chia sẻ.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Uống nước nóng để giải nhiệt, nghe ngược đời nhưng hoàn toàn đúng
Tại sao uống nước nóng lại có thể giải nhiệt được? Nguyên nhân của hiện tượng này liên quan chặt chẽ đến những giọt mồ hôi chảy trên da của bạn.
Cứ mỗi khi trời nóng nực, việc giải nhiệt cho cơ thể là cực kì quan trọng. Tuy nhiên, nghe có vẻ khó tin, nhưng bạn có biết rằng uống nước nóng thực ra lại hiệu quả hơn việc uống nước lạnh không?
Ollie Jay, hiện là nhà nghiên cứu đứng đầu Phòng Thí nghiệm Công thái Nhiệt học tại Đại học Sydney (Australia), từng xuất bản một cuộc nghiên cứu chứng minh sự thật lí thú trên vào năm 2012.
Uống nước nóng đã được chứng minh giúp bạn giải nhiệt tốt hơn nước lạnh.
Jay cùng các đồng nghiệp của mình đã cho 9 nam tình nguyện viên đạp xe trong 75 phút với một chiếc quạt phả vào họ, thổi bay những giọt mồ hôi của họ. Những người này sau đó được uống nước có nhiệt độ dao động từ rất lạnh 1.7 độ C đến khá nóng 50 độ C. Cuối cùng, các nhà khoa học nhận thấy rằng khi những người tình nguyện đạp xe và uống nước nóng, họ giải phóng nhiều hơn 56 kJ nhiệt năng so với lúc họ uống nước ở nhiệt độ trong phòng. Thế nhưng, cũng so sánh với cốc nước bình thường, khi họ uống nước lạnh, trên thực tế họ lại nhận vào nhiều hơn 21 kJ lượng nhiệt năng.
"Điều này có vẻ nghe rất nghịch lý. Một thứ nước mát lạnh có cảm giác giải nhiệt tốt hơn khi uống vào người, nhưng nó lại không thực sự khiến bạn mát hơn vì nó làm giảm khả năng thoát mồ hôi của bạn", Jay nói.
Nếu bạn thực sự muốn cơ thể thoát nhiệt, hãy nhớ việc uống nước chỉ là "đánh lừa" cơ thể mà thôi.
Điều mấu chốt ở đây chính là mồ hôi. Với mỗi gram mồ hôi bốc hơi từ da của bạn, bạn sẽ mất xấp xỉ 2.43 kJ nhiệt năng. Những người uống nước nóng nhận thêm 52 kJ nhiệt từ nước, nhưng khi mồ hôi bắt đầu thoát ra, họ lại mất đi 108 kJ nhiệt từ sự bốc hơi mồ hôi. Trong khi đó với nước lạnh, điều trái ngược lại xảy ra.
Trong khi nước lạnh giảm thân nhiệt đi 138 kJ, điều đó không đủ để bù trừ cho 159 kJ nhiệt được giữ lại cơ thể do mồ hôi không bốc hơi trên da họ. Còn khi những tình nguyện viên uống nước ngang nhiệt độ phòng, lượng nhiệt họ nhận vào lại bằng với lượng nhiệt mất đi.
Dù vậy, Jay không hề khuyến khích mọi người từ nay uống một cốc nước trà nóng để giải nhiệt vào một buổi chiều hè tháng 8 nóng nực.
"Tôi không bao giờ thực sự ủng hộ việc uống nước nóng vào ngày nóng bức", Jay nhấn mạnh.
"Thứ nhất, lượng nhiệt mất đi từ sự bốc hơi mồ hôi không tạo nhiều khác biệt đến thế. Thứ hai, cuộc thí nghiệm này được diễn ra cùng với một cái quạt. Điều đó nhằm đảm bảo mọi giọt mồ hôi người ta tạo ra đều được bốc hơi trên da và đóng góp cho việc thoát nhiệt. Trên thực tế, nếu bạn chảy mồ hôi và dùng khăn lau nó đi thì giọt mồ hôi đó không hề giúp bạn giải nhiệt".
Chính mồ hôi thoát ra trên da là mấu chốt của việc cơ thể được làm mát.
Vẫn còn một câu hỏi còn sót lại, đó là bằng cách nào cơ thể lại toát mồ hôi nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào nhiệt độ của nước? Jay đã tiến hành một cuộc thí nghiệm mới về các cơ quan cảm thụ nhiệt độ ở thành ruột và miệng.
Kết quả là, các tình nguyện viên chỉ xúc miệng bằng nước không thay đổi mức độ thoát mồ hôi của mình, nhưng nếu nước được bơm trực tiếp qua ruột của họ, nước lạnh sẽ kích thích họ chảy mồ hôi ít hơn so với lúc ruột tiếp xúc với nước nóng.
Không chỉ có ở thành ruột, các cơ quan cảm thủ nhiệt độ còn nằm ở một số bộ phận khác như đằng sau gáy và gan bàn chân. Khi bạn đặt một túi nước đá lên sau gáy hoặc khi bạn thò chân ra khỏi chăn nếu thấy nóng lúc đi ngủ, bạn sẽ thấy mát nhờ có các cơ quan cảm thụ nhiệt độ này, mặc dù trên thực tế không phải cơ thể bạn đang thoát nhiệt.
Tất nhiên, việc uống nước nóng không hẳn là cách tốt nhất để thấy mát trong một ngày hè nóng nực. Thay vào đó, hãy ở trong nhà và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, cũng như sử dụng quạt hoặc máy điều hòa để làm mát cơ thể.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Tưởng là ngọc hổ phách, người phụ nữ nhặt về và điều kinh hoàng xảy ra Suýt chút nữa người phụ nữ đã phải chịu vết thương nghiêm trọng chỉ vì sai lầm của mình. Một người phụ nữ người Đức đã may mắn không bị bỏng nặng sau khi cô nhặt được 1 thứ mà cô nghĩ là một mẩu ngọc hổ phách, nhưng thật ra đó lại là một loại chất vũ khí cháy nổ còn sót...