Chiếc áo lót cổ nhất thế giới có từ bao giờ?
Trong những thập kỷ qua, các chuyên gia, nhà khảo cổ ở nhiều nước trên thế giới đã tìm thấy những cổ vật lâu đời nhất thế giới. Những cổ vật này có niên đại từ vài trăm cho đến vài nghìn năm tuổi.
Tháng 2 vừa qua, các nhà khoa học phát hiện mẫu hóa thạch thực vật lâu đời nhất thế giới trong những tảng đá ở tỉnh Liêu Ninh, miền bắc Trung Quốc. Đây là một loài tảo lục nhỏ bé sống dưới đáy biển cách đây khoảng 1 tỉ năm trước và là một mắt xích quan trọng trong quá trình tiến hóa sự sống trên thế giới.
Cũng trong tháng 2, các nhà khảo cổ khai quật được một giếng nước có niên đại tới 7.000 năm tuổi trong quá trình xây dựng đường cao tốc D35 gần thị trấn Ostrov thuộc huyện Karlovy Vary, vùng Karlovarský, Cộng hòa Séc. Đây được cho là giếng cổ nhất thế giới được xây bằng gỗ sồi.
Năm 2008, cần sa lâu đời nhất thế giới được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ 2.700 tuổi tại sa mạc Gobi, Trung Quốc.
Vào năm 2007, một phần của bã kẹo cao su có niên đại 5.000 năm tuổi ở bờ biển Phần Lan. Đây là cục nhựa vỏ cây bulô – vẫn còn rõ mồn một dấu răng nhai dở – được các chuyên gia phân tích chẩn đoán có nguồn gốc từ 3.000 năm trước Công nguyên. Theo đó, đây là bã kẹo cao su cổ xưa nhất thế giới từng được tìm thấy.
Đôi giày da lâu đời nhất có niên đại khoảng 5.500 năm tuổi được các nhà khảo cổ tìm thấy tại một hang động ở Mỹ vào năm 2010.
Năm 2012, nhạc cụ lâu đời nhất thế giới được tìm thấy. Đó là chiếc sáo bằng xương có niên đại hơn 35.000 năm nằm trong hang động ở dãy núi Jura, Tây Nam nước Đức. Cổ vật này có chiều dài gần 22 cm và có 5 lỗ.
Bộ phận giả lâu đời nhất thế giới là ngón chân giả có niên đại 3.000 năm tuổi. Cổ vật này thuộc về người Ai Cập cổ đại. Nó được làm từ gỗ giúp người khiếm khuyết giảm bớt nóng nực khi đi trên cát.
Đây là chiếc áo lót cổ nhất thế giới có tuổi thọ hơn 500 tuổi tìm thấy tại Áo. Các nhà nghiên cứu cho hay nó được người xưa sử dụng vào khoảng năm 1390 – 1485.
Chiếc quần cổ nhất thế giới có niên đại 3.300 năm tuổi được giới khảo cổ tìm thấy ở miền Tây Trung Quốc. Hiện vật này được cho thuộc về một người đàn ông thường xuyên cưỡi ngựa. Chất liệu của chiếc quần là lông động vật.
Kính râm lâu đời nhất thế giới có niên đại khoảng 800 năm tuổi được phát hiện ở đảo Baffin, Canada. Đây là cặp kính trượt tuyết được người xưa sử dụng.
Mời độc giả xem video: Nhức nhối nạn mất cắp cổ vật trong đình chùa. Nguồn: VTC1.
Tâm Anh (TH)
Bí ẩn về loài người khác tồn tại lâu hơn chúng ta gần 7 lần
Hài cốt lâu đời chưa từng thấy của một cá thể thuộc loài người Homo erectus tuyệt chủng cho thấy họ có thể tồn tại trên trái đất tận 2 triệu năm hoặc hơn.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế ở Nam Phi, đứng đầu bởi Đại học La Trobe (Úc) và Đại học Washington ở St Louis (Mỹ) đã khai quật tại Dirmolen và phát hiện ra phần còn lại của một sinh vật thuộc chi Người cực kỳ cổ xưa, niên đại có thể từ 1,95 triệu đến 2,04 triệu năm. Kinh ngạc hơn, họ phát hiện nó thuộc về Homo erectus, một loài người tuyệt chủng từng có thời gian sống song song với người hiện đại chúng ta.
Cận cảnh hộp sọ của đứa trẻ thuộc loài người khác vừa được tìm thấy - ảnh: Andy Herries, Jesse Martin and Renaud Joannes-Boyau]
Trước đây, nghiên cứu về những Homo erectus đầu tiên trên trái đất đến từ một hài cốt 1,8 trệu năm tuổi, và từ đó người ta ước tính Homo erectus sớm nhất có thể xuất hiện khoảng 2 triệu năm trước. Đến tận 100.000 năm trước họ mới tuyệt chủng, theo những bằng chứng cách đây không lâu trên đảo Java (Indonesia).
Theo nhà khảo cổ Stephanie Baker từ Viện nghiên cứu Đại học Johannesburg, hài cốt mới đã được một sinh viên phát hiện ra. Đó là một cụm mảnh vỡ, nhưng không khó để nhận biết đó là một phần của hộp sọ. Họ đã quyết định ghép lại và phát hiện mình đang nhìn thẳng vào một sinh vật thuộc chi Người. Hình dạng giọt nước và khoang não tương đối lớn đã chứng minh một cách không bàn cãi: đó là một Homo erectus, một trong những sinh vật đầu tiên vượt trội so với các vượn nhân hình thời kỳ đầu nhờ bộ não phát triển.
Họ chưa thể tính tuổi chính xác của hộp sọ, nhưng các bằng chứng gián tiếp trong hang động cho thấy nó có thể từ 1,95 đến 2,04 triệu năm tuổi. Homo erectus này chết khi mới 2-3 tuổi và với hình dáng hộp sọ rất tương đồng các cá thể cùng loài thời kỳ sau, đây có lẽ vẫn không phải một trong những Homo erectus sơ khai nhất.
Hóa thạch được đặt tên là DNH 134. Theo giáo sư Andy Henrry, trưởng khoa Khảo cổ học và lịch sử tại Đại học La Trobe, đồng giám đốc dự án, DNH 134 cho thấy Homo erectus có thể tồn tại sớm hơn suy nghĩ trước đây từ 150.000-200.000 năm.
Đem so sánh với Homo sapiens - người hiện đại chúng ta, vốn chỉ mới xuất hiện trên trái đất hơn 300.000 năm trước, loài tổ tiên Homo erectus này có thể đã tồn tại lâu hơn gần 7 lần!
A. Thư
Các nhà khảo cổ tìm thấy bằng chứng những người xây dựng bãi đá cổ Stonehenge Stonehenge cho đến nay vẫn là bí ẩn với nguồn gốc chưa được xác định. Tuy nhiên, việc phát hiện ra một khu định cư cổ đại chỉ cách Stonehenge khoảng 1,5 km cuối cùng có thể cung cấp một số câu trả lời về ai là người đã xây dựng nó. Được biết đến với cái tên Blick Mead, địa điểm khảo...