Chích vắc-xin trễ vài tuần có giảm tác dụng?
Bạn đọc Trần Châu L. (nữ, 38 tuổi, tranchau2…@gmail.com) hỏi: Con tôi và cháu tôi, một cháu đến lịch chích nhắc vắc-xin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng, cháu kia cũng gần đến lịch chích nhắc sởi và vài vắc-xin dịch vụ. Nhưng hiện nay do dịch bệnh, việc tiêm các vắc-xin bị gián đoạn, liệu có ảnh hưởng gì không?
- Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời:
Việc tiêm nhắc các loại vắc-xin trễ vài tuần không ảnh hưởng đến tác dụng của vắc-xin, vì vậy bạn không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh chờ đợi vì thời gian tạm dừng tiêm vắc-xin đều được cân nhắc.
Việc tiêm nhắc các loại vắc-xin trễ vài tuần không ảnh hưởng đến tác dụng của vắc-xin (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Đúng là trong mùa dịch bệnh, việc cẩn thận khi đến các bệnh viện (BV) dù là tiêm vắc-xin hay khám bệnh, đều rất cần thiết. Khi có thể tiêm trở lại, nếu bạn lo lắng, có thể tìm đến những đơn vị chuyên tiêm chủng (ví dụ Trung tâm Tiêm chủng VNVC), hay các bệnh viện có đơn vị trẻ em lành mạnh (ví dụ BV Nhi Đồng Thành Phố và nhiều BV lớn khác), trẻ đi tiêm sẽ được bảo đảm riêng biệt với trẻ bệnh.
Để an toàn trong mùa dịch, bạn và bé nên tuân thủ các quy định sàng lọc Covid-19 khi đi khám, khai báo y tế cẩn thận, đeo khẩu trang cho mình và bé, rửa tay thường xuyên… Nên nhớ chuyện sốt sau tiêm một số vắc-xin là bình thường. Điều cần làm là theo dõi bé theo hướng dẫn, chuẩn bị các biện pháp hạ sốt căn bản khi cần (thuốc hạ sốt, lau mát).
Video đang HOT
Thu Anh ghi
Từ đại dịch Covid-19, nghĩ về vai trò của chương trình tiêm chủng mở rộng
Có kết quả nghiên cứu cho thấy những quốc gia có chương trình tiêm chủng mở rộng đối với bệnh lao thì có tỷ lệ người nhiễm Covid-19 và tỷ lệ tử vong thấp hơn những quốc gia không triển khai chương trình này.
Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tiêm phòng lao và tỷ lệ người nhiễm và tử vong vì Covid-19.
Đại dịch Covid-19, khởi phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) từ những ngày cuối năm 2019 đến nay đã lan ra đến hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đã có hơn 1,9 triệu ca nhiễm bệnh và gần 100.000 người tử vong ở khắp thế giới (tính đến ngày 13/4).
Đáng ngạc nhiên nhất là số lượng người tử vong cao vì Covid-19 tập trung chủ yếu ở các nước trung, siêu cường thuộc Khối G7 (nhóm 7 nước có kỹ nghệ tiên tiến nhất thế giới); các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Theo dữ liệu thống kê trên trang Worldometers, đến sáng ngày 14/4, Mỹ vẫn dẫn đầu danh sách số người nhiễm (hơn 587.000) và số ca tử vong (hơn 23.600), tiếp đến là Tây Ban Nha (hơn 170.000 ca nhiễm, hơn 17.700 ca tử vong), Italy (gần 160.000 ca nhiễm, hơn 20.000 ca tử vong)...
Theo một nghiên cứu sơ bộ ban đầu về dịch tễ học ngày 24/3 của TS. Aaron Miller và cộng sự tại khoa Y sinh, trường Y học Xương khớp NYIT (thuộc Viện Công nghệ New York, Mỹ) thì có mối liên quan giữa chính sách tiêm phòng bệnh lao (BCG) và giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại các nước. Nghiên cứu này thu thập dữ liệu dịch tễ về chính sách tiêm phòng lao ở các nước và số lượng ca nhiễm, số ca tử vong do đại dịch Covid-19.
Nghiên cứu đã phân tích, so sánh kết quả giữa các quốc gia không có chương trình tiêm chủng mở rộng đối với bệnh lao như Mỹ, Lebanon, Hà Lan, Bỉ với các nước có áp dụng chương trình tiêm chủng mở rộng đối với bệnh lao trong thời gian qua (55 nước, chủ yếu là các nước đang phát triển) với tỷ lệ người nhiễm và tử vong/triệu người dân.
Kết quả cho thấy những quốc gia có chương trình tiêm chủng mở rộng đối với bệnh lao thì có tỷ lệ người nhiễm Covid-19 và tỷ lệ tử vong thấp hơn những quốc gia không triển khai chương trình này.
Tương tự, một báo cáo khác của TS. Anita Shet và cộng sự ngày 1/4 tại Khoa Y tế Quốc tế, Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) khi nghiên cứu dữ liệu dịch tễ về chính sách tiêm phòng lao của các quốc gia trên thế giới cũng cho thấy có mối liên quan giữa tiêm phòng lao và tỷ lệ người nhiễm và tử vong vì Covid-19.
Sau khi thu thập thông tin dịch tễ học về tiêm phòng lao từ 50 quốc gia có số lượng người mắc và tử vong vì Covid cao nhất, các chuyên gia đã phân tích, so sánh dữ liệu và kết luận rằng "tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở các quốc gia có chương trình tiêm chủng mở rộng đối với lao thấp hơn 5,8 lần so với những nước không có chương trình tiêm chủng mở rộng đối với lao" (trang 4 của báo cáo).
Tuy đây chỉ là hai nghiên cứu dựa vào dữ liệu dịch tễ tiêm phòng (chưa được kiểm chứng bởi số liệu lâm sàng) nhưng đã cho thấy những chỉ dấu tích cực ban đầu của chính sách tiêm chủng mở rộng đối với bệnh lao. Hai nghiên cứu này có thể phần nào giải thích cho việc có rất ít trẻ em, nhờ được tiêm chủng phòng lao trong thời gian gần đây, bị nhiễm Covid-19.
Theo PGS.TS Trần Thị Tuyết Hạnh (Đại học Y tế Công cộng Hà Nội): "Chúng ta có quyền hy vọng vì một số nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy vaccine BCG trong thời gian qua đã được ghi nhận là một yếu tố bảo vệ không đặc hiệu đối với nhiều bệnh truyền nhiễm ở trẻ có tiêm phòng lao, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp.
Tôi cũng nghĩ rằng tiêm vaccine phòng lao có thể giảm nguy cơ mắc SARS-CoV-2 vì vaccine này có thể đã giúp cơ thể kích hoạt ký ức của hệ miễn dịch bẩm sinh".
Bệnh lao phổi, được xem là một trong "tứ chứng nan y" trong lịch sử y học của loài người, đến nay hàng năm vẫn lấy đi sinh mạng của gần 1 triệu người ở các nước đói nghèo (theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới).
Ở các nước phát triển, lao cơ bản đã được khống chế từ nhiều năm trước. Điều này làm cho chính phủ ở một số nước như Mỹ, Anh, Hà Lan, Bỉ quyết định dừng triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng đối với bệnh lao.
Chương trình Tiêm chủng mở rộng được thực hiện tốt tại Việt Nam. (Nguồn: BV Bạch Mai)
Sự sao lãng của một số quốc gia trong các chương trình kiểm soát bệnh lao, cộng với sự bùng phát của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS trong thời đại toàn cầu hóa đã khiến bệnh lao trỗi dậy. Các chủng lao kháng đa thuốc cũng đang ngày một gia tăng. Năm 1993, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với lao. Năm 1996, Liên hiệp quốc đã lấy ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao.
Ở Việt Nam, chương trình Tiêm chủng mở rộng bắt đầu được triển khai từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Từ đó tới nay, tất cả trẻ em dưới 2 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận chương trình với 11 vaccine phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm bao gồm vaccine phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib.
Có thể nói, cùng với chính sách tiêm chủng mở rộng hiệu quả, sự vào cuộc quyết liệt của chính phủ và cả hệ thống chính trị, công tác phòng chống đại dịch Covid-19 tại Việt Nam đã cho các kết quả tích cực ban đầu và được WHO ghi nhận. Hy vọng rằng, chúng ta sẽ sớm đẩy lùi được đại dịch Covid-19 để các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục... sớm trở lại với cuộc sống thường ngày.
Trần Giang Nam
Khuyến cáo tiêm bù vắc xin sau thời gian tạm hoãn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá: Gián đoạn công tác tiêm chủng mở rộng (TCMR) nhằm ngăn ngừa lây nhiễm dịch Covid-19 dù trong thời gian ngắn có thể làm gia tăng số người dễ mắc bệnh và tăng khả năng mắc các bệnh gây dịch có thể phòng ngừa bằng vắc xin (như bệnh sởi). Trẻ cần được tiêm...