Chia tay sau 8 năm yêu, cặp đôi cùng bị trầm cảm, đến bệnh viện chữa tình cờ gặp lại thế là… yêu tiếp
Theo đó, hai người này đều hướng nội và âm thầm cho rằng đối phương đã thực sự hết yêu mình.
Mới đây, câu chuyện về một cặp đôi bị trầm cảm sau khi chia tay đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ phía CĐM Trung Quốc.
Theo đó, cặp đôi này sống tại Thành Đô (Trung Quốc) và đã yêu nhau được 8 năm. Nhưng chỉ vì áp lực cuộc sống, hiểu nhầm nhỏ nhặt đã khiến hai người chia tay nhau sau một thời gian cãi vã.
Hình ảnh cặp đôi tại bệnh viện
Hai người này đều là những người hướng nội, bản thân suy nghĩ linh tinh và cho rằng đối phương hiện đã thích người khác, nhưng lại không nói thẳng mà giữ trong lòng.
Sau khi chia tay, cả hai có cuộc sống riêng của mình. Nhưng chẳng ai ngờ, hai năm sau cả hai người cùng rơi vào trầm cảm, và càng không ngờ tới là, cả hai điều trị tại cùng một bệnh viện và cùng một bác sĩ
Cuối cùng, với sự giúp đỡ của bác sĩ, hai người đã hòa giải.
Ảnh minh họa
Cư dân mạng bình luận: Một câu chuyện cảm động và một cái kết có hậu nhưng quá trình ấy lại dày vò, không phải ngẫu nhiên mà cuộc đời xô đẩy con người ta trở nên trầm cảm. Cuối cùng là chúc phúc cho đôi bạn trẻ đáng yêu.
Sinh viên Ngoại thương "tự thú" sau 1 buổi livestream chốt đơn: Lộ "chiêu" thôi miên người mua, hoá ra cách móc ví đối phương dễ đến mức không ai cảnh giác
Bạn có nghiện mua hàng trên livestream?
Video đang HOT
Mình là Khương Sao Mai (22 tuổi). Sau khi tốt nghiệp bằng Giỏi trường ĐH Ngoại Thương (Hà Nội), mình khăn gói quả mướp bay vào TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp. Cho đến bây giờ, mình đã sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh được tròn 1 năm. Tháng 7 vừa rồi khi TP. Hồ Chí Minh lockdown toàn tập, mình ngồi ở nhà riết chán quá nên đã dấn thân vào con đường livestream bán hàng online - một ngã rẽ mình chưa bao giờ ngờ tới và đã đem lại cho mình nhiều trải nghiệm thú vị.
Ít nói thì sao làm livestream được?
Khi nhắc đến công việc livestream bán hàng, cũng như rất nhiều người, mình nghĩ ngay đến các chị chuyên bán kem trộn, thực phẩm giảm cân, những Gái Nhật, những Lê Dương Bảo Lâm với khả năng ứng biến thoăn thoắt, vựa muối của biển Đông. Còn tính cách mình khá "mọt sách", hướng nội và kém ăn nói, làm sao mình có thể mặn mà và hoạt ngôn như một livestreamer thứ thiệt được. Nếu có một danh sách những công việc mình có thể làm, thì nghề livestream sẽ xếp ở tít cuối.
Chưa thử thì sợ, thử rồi thì nghiện
Tháng 7 năm nay đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển bản thân của mình - mình bắt đầu dấn thân vào nghề livestream.
Mình còn nhớ như in ngày đầu tiên mình livestream là ngày 7/7. Ai hay mua hàng online sẽ biết các sàn thương mại điện tử hay có khuyến mãi lớn vào ngày kép. Thế là bạn trai mình đã thuyết phục mình livestream bán hàng giúp cho ổng (bạn trai mình lúc đó mới mở shop online). "Mình thử livestream chơi chơi thôi, nếu không có ai xem thì thôi lần sau mình không làm nữa", bạn trai mình đã trấn an nỗi ngượng ngùng của mình như vậy. Cuối cùng, mình gật đầu cái rụp, thôi thì liều một phen cũng đâu chết ai.
Vì xác định livestream chơi thôi nên dù đã 12 giờ đêm rồi, tụi mình vẫn nhấc mông lên thử set up livestream ngay và luôn. Ấy vậy mà livestream có quá trời người coi. Tổng lượt xem buổi livestream đầu tiên lên đến hơn 1.000 "mắt", số lượt follow shop tăng đến mấy chục lượt. Thành tích đầu tiên này là động lực rất lớn để mình tiếp tục livestream cho những lần sau.
Một thời gian sau, bạn trai mình tạm gác lại chiếc shop online để tập trung vào công việc full-time. Ổng hiện đang làm cho một hãng thời trang nam. Khi công ty cần một người livestream part-time, bạn trai mình đã giới thiệu ngay mình vào vị trí đó.
Livestream bán hàng là một ngành nghề siêu tiềm năng
Một livestreamer nổi tiếng có thể giúp tăng độ nhận diện cho sản phẩm/ thương hiệu, và có khả năng lôi kéo người khác mua sản phẩm/ thương hiệu đó nhiều hơn. Trải nghiệm từ công việc chính trong ngành truyền thông đã cho mình biết livestreamer hiện nay đang có giá trị thế nào, nhất là trong thời điểm nghề livestream đang trên đà phát triển ở Việt Nam và rào cản gia nhập ngành hiện không quá lớn.
Hôm nọ đạo diễn Lê Hoàng có phát ngôn rằng bán hàng online là học vấn thấp, ít kiến thức. Cá nhân mình không đồng tình với nhận xét này. Lấy công việc livestream bán hàng ra làm ví dụ, mình có thể khẳng định bằng trải nghiệm thực tế rằng, livestream bán hàng không phải là một công việc đơn giản. Nó đòi hỏi người livestream cần đầu tư thời gian, công sức để tìm hiểu về sản phẩm, thương hiệu, ngành hàng, thị trường, khách hàng,...cũng như nâng cấp kĩ năng bán hàng. Trong tương lai, nghề livestream có thể trở thành một ngành nghề nghiêm túc, thậm chí được đánh giá là sự nghiệp, y như cách mà những công việc như beauty vlogger, streamer, YouTuber,... bùng nổ vài năm trở lại đây.
Nếu chưa tin, bạn có thể đọc thêm về sự kiện "Ông hoàng son môi" Trung Quốc Li Jiaqi bán được gần 2 tỉ USD trong buổi livestream, hay xu hướng bán hàng qua livestream đang bùng nổ mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc.
Ai bảo livestream là ít kiến thức? Muốn chốt đơn chắc chắn phải thông thạo những điều này
Quay trở lại với câu chuyện mình livestream bán hàng cho hãng thời trang nam nơi bạn trai mình làm việc. Thành tích sau một số buổi livestream đầu tiên khá ấn tượng: lần đầu tiên gian hàng online của công ty tăng lên hơn 100 followers mới, tổng lượt xem lên đến hơn 5.000 "mắt", tổng lượt thích lên đến hơn 25.000 "tim".
Vậy nên mình muốn chia sẻ một số kinh nghiệm cho một cuộc livestream bán hàng thu hút người xem (ngành hàng cụ thể mà mình chọn là thời trang nam nha)
#1: Bạn không bán quần áo, bạn bán cho người ta tính cách mà họ muốn khoác lên mình
Đây là lí thuyết cơ bản nhất của Marketing rồi. Ví dụ:
- Khi bạn quảng cáo áo sơ mi công sở kiểu dáng cổ điển hoặc quần tây, hãy nói khi con trai mặc vào trông họ sẽ trưởng thành, chín chắn, đĩnh đạc, lịch lãm, sang trọng (khách của hãng thời trang này là nam trẻ tuổi từ 20-30, ở tầm tuổi này đàn ông nào cũng muốn trông trưởng thành hết).
- Nếu bạn bán áo phông màu sắc chói lóa sặc sỡ nhức cả mắt, hãy nói khi mặc chiếc áo này vào, con trai trông sẽ cá tính, nổi bật, tinh nghịch, phong cách. năng động, trẻ trung, thời thượng, trendy.
- Hãy nói thêm rằng, khi mặc các bộ quần áo này trông họ sẽ quyến rũ, đẹp trai, bảnh bao, sexy, thu hút, sát gái.
#2: Đừng bỏ lỡ pain point (vấn đề) của khách hàng mục tiêu
Pain point của các bạn nam trẻ là gì? Là lười, là (thường) không có vợ ủi quần áo cho chứ sao? Vậy nên đừng nói chung chung như "chất vải này không bị nhăn", hãy đánh thẳng vào pain point của khách hàng, bảo rằng: "Nếu bạn lười ủi quần áo, hay chẳng may 1 hôm đi làm dậy muộn không có thời gian ủi đồ, thì bạn nên mặc những cái áo làm bằng chất liệu này vì nó không dễ nhăn, đi xe máy gió lùa vào là phẳng phiu ngay".
#3: Tư vấn, đừng ép mua
Kêu gọi khách hàng mua hàng là điều cần làm nhen, nhưng đừng bỏ qua việc tư vấn. Ví dụ khi livestream, mình sẽ tư vấn cái áo này nên mặc với cái quần nào thì hợp; Mình sẽ chia sẻ thêm kiến thức mặc đồ, như mặc quần vest thì bắt buộc phải thắt lưng thì quần mới ôm vào người và tôn dáng, trông gọn gàng, lịch sự; Khi chọn quần thì nên chọn loại quần có vải dày dặn, đừng chọn quần vải mỏng, rẻ tiền, giặt vài bữa là nó giãn ra, quần chất lượng thì phải đứng dáng, thả quần xuống thì cái ống quần phải thẳng, không xiên vặn vẹo,...
#4: Tận dụng lợi thế của người livestream
Lợi thế của mình là nữ bán đồ cho nam, nên mình hiểu con gái thích gì. Thật ra không phải bạn nữ nào cũng có gu bạn trai giống nhau, nhưng mình cứ xếp chung lại, coi như gu của mình là gu của tất cả bạn nữ đi. Đằng nào con trai cũng không biết được đâu.
Ví dụ, khi giới thiệu 1 chiếc áo sơ mi dài tay đen, mình bảo: "Mình rất mê các bạn nam mặc áo sơ mi dài tay full đen, xong rồi xắn cái tay áo lên, để lộ bắp tay dưới lần áo, ôi bao đẹp trai, bao tổng tài".
#5: Ngôn từ phong phú
Tại sao nãy giờ mình viết 1 tràng dài toàn từ đồng nghĩa? Là vì khi livestream, bạn sẽ phải nói không ngừng nghỉ từ nửa tiếng đến cả tiếng đồng hồ. Bạn cần có vốn từ vựng phong phú để nói từ đầu đến cuối mà người xem không nhận ra là mình đang lặp lại ý.
Thêm nữa, đây là bí quyết mình học được từ ông bạn trai làm sales: khi bán hàng, việc "bắn rap" một tràng dài không ngừng nghỉ sẽ thôi miên được khách. Nếu mình dừng lại dù chỉ 1 giây, khách sẽ có thời gian suy nghĩ và "tỉnh" ra là "ơ việc quái gì mình phải mua cái này".
Nhiều bạn trẻ làm sales mình gặp hay có kiểu ngại ngại, nói 1 câu rồi đợi khách đáp lại 1 câu, không tự tin cầm trịch cuộc nói chuyện, khiến đôi lúc mình hơi khó chịu vì luôn phải chủ động. Mình biết thật ra các bạn tôn trọng khách nên để khách nói nhiều hơn, nhưng trong 1 số trường hợp, khách lại cảm thấy như thế là thiếu nhiệt tình. Nhiều khi khách mua cho mình chỉ vì mình nói nhiều quá, tốn nhiều nước bọt quá, nhiệt tình vì công việc quá. Họ mua hàng không phải vì họ quá thích món đồ, mà đơn giản vì họ quý người sales thôi.
Tạm kết
Mình mới livestream nên chỉ dám phát biểu vậy thôi. Chúc các bạn có những buổi livestream hàng ngàn người xem, chốt đơn lia lịa!
Muốn cho tiền bố mẹ đẻ, cô gái bị bạn trai phũ: "Đừng lấy chồng, về anh li dị sớm" Cô gái trẻ đang cảm thấy vô cùng buồn phiền và uất ức vì không tìm được tiếng nói chung với người yêu. Con gái đi lấy chồng thì có được gửi tiền cho bố mẹ đẻ hay không? Lẽ thông thường, đó là chuyện hết sức đương nhiên. Bởi là con cái, bất kể nội ngoại đều phải có nghĩa vụ phụng...