Chia sẻ về Ngày của Mẹ: Ngây ngô “không biết dịp này” hoặc “trót quên” nhưng ngày nào con cũng nhận được tình thương của Mẹ
Ngày của Mẹ chính là dịp cả thế giới ngợi ca người mẹ thân yêu của mình, tôn vinh những người mẹ có sức ảnh hưởng trong xã hội.
Trong dịp này, những người con vốn quen được mẹ yêu thương, chăm sóc đã bày tỏ những suy nghĩ vô cùng đáng yêu, chân thật, hẳn sẽ khiến các bà mẹ cảm thấy ấm lòng.
Đối với mỗi người phụ nữ, thiên chức làm mẹ là điều kỳ diệu mà tạo hóa ban tặng. Tuy được gọi là phái yếu nhưng người mẹ có thể hóa thành “siêu nhân” vì những đứa con. Mẹ luôn là mắt xích yêu thương, có ý nghĩa thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi người.
Tại Việt Nam, bên cạnh lễ Vu lan báo hiếu thì ngày của Mẹ – ngày chủ nhật tuần thứ hai của tháng 5 – cũng chính là dịp để tri ân, tôn vinh những người mẹ. Dịp này, những người con đang được mẹ chăm sóc, yêu thương mỗi ngày đã có những chia sẻ mộc mạc, chân thành về mẹ – người phụ nữ đặc biệt của cuộc đời mình.
Yêu mẹ rất nhiều, nên ngày nào cũng là ngày của Mẹ!
Chia sẻ về ngày lễ đặc biệt này, em Dương Triệu Vũ, học sinh trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q. Cầu Giấy) cho hay: “Em có biết đến ngày của Mẹ từ khi học cấp 2. Biết đây là dịp để quan tâm mẹ hơn, em có chuẩn bị quà cho mẹ như mỹ phẩm hoặc chỉ là một bông hoa. Vì ngày thường em ít biểu lộ tình cảm nên mẹ ngạc nhiên lắm! Em là con trai, lại biết để ý những điều nhỏ bé như thế nên mẹ rất vui”.
Là con trai nhưng Triệu Vũ lại rất chu đáo, không quên chuẩn bị quà cho ngày của Mẹ
Em Lê Nguyễn Lam Cầm, học sinh lớp 9, trường THCS Nguyễn Tất Thành (Q. Cầu Giấy) có những chia sẻ khác: “Nói ra hơi ngại nhưng em không biết chính xác ngày của Mẹ là thời gian nào trong năm. Vì thế, em chưa từng tặng quà hay gửi lời chúc đến mẹ trong ngày này. Tuy nhiên, Quốc tế phụ nữ 8/3 hay 20/10 thì em đều không quên chuẩn bị quà cho mẹ. Dịp này, em xin được gửi lời chúc đến mẹ mình. “Chúc mẹ của con luôn mạnh khỏe, thành công, hạnh phúc bên bố và chúng con mẹ nhé!”.
Video đang HOT
Lam Cầm không nhớ chính xác thời gian ngày của Mẹ nhưng vẫn gửi lời chúc đến mẹ.
Nữ sinh Nguyễn Kim Chi, lớp 10 Hóa, THPT Chuyên Sư phạm – ĐH Sư phạm Hà Nội I lại “nửa nhớ nửa quên” về ngày đặc biệt này: “Em đã từng đọc sách về những dịp lễ dành cho mẹ, nhưng chỉ nhớ trong tháng 5 chứ không nhớ chính xác ngày nào. Thế nên, em cũng chưa từng chuẩn bị quà cho mẹ. Năm nay, nhất định em và bố sẽ cùng nhau dành cho mẹ một bất ngờ. Tuy nhiên, nếu bản thân mình là người con có hiếu thì bất cứ ngày nào trong năm cũng sẽ là dịp để dành cho mẹ thật nhiều tình cảm”.
Với cô bé Kim Chi, không quan trọng phải đợi đến ngày của Mẹ mà “bất cứ ngày nào trong năm cũng sẽ là dịp để dành cho mẹ thật nhiều tình cảm”.
Có thể, đôi khi sự vô tình “bỏ quên” ngày của Mẹ của những cô bé như Lam Cầm hay Kim Chi không phải do vô tâm. Những đứa con vẫn ngày ngày nhận được sự quan tâm của mẹ, tình cảm yêu thương, gắn kết của mẹ và con được thể hiện qua những điều nhỏ bé thường ngày – đó đã là món quà tuyệt nhất dành cho người mẹ.
Nụ cười xinh đẹp nhất của mẹ là nụ cười hạnh phúc!
“Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ” – đó là câu nói quen thuộc để nói về sự chân thật tuyệt đối đến mức đáng yêu của trẻ em. Nếu được nghe những lời bộc bạch của các em bé còn ở độ tuổi nhi đồng, hẳn là người làm mẹ sẽ cảm thấy vui khó tả.
Bé Bông, 6 tuổi, đang chuẩn bị vào lớp 1 có khoe rằng: “Em không biết ngày của Mẹ. À, có ngày 8/3 em hay hát tặng mẹ, cảm ơn mẹ vì mẹ dạy em học, đưa em đi chơi. Em chúc mẹ xinh đẹp như công chúa, mẹ cười xinh đẹp là mẹ đang vui!”.
Con gái đáng yêu không biết ngày của Mẹ, nhưng luôn nghĩ: “Mẹ cười xinh đẹp là mẹ đang vui!”
Một cậu bé 10 tuổi tên Nhất Long, khi được hỏi đến ngày của Mẹ thì vừa gãi đầu vừa nói: “Em từng bí mật mua món mẹ thích ở đầu ngõ để mẹ ăn sáng rồi đi làm. Bù lại, em và em gái được mẹ cho đi chơi công viên. Mẹ nói sau không cần mua đồ ăn cho mẹ, chỉ cần em ngoan ngoãn, nghe lời là mẹ vui rồi”.
Nhất Long nghĩ ra món quà tặng mẹ là món ăn mà mẹ thích
Những lời ngây ngô, hành động nhỏ bé của con trẻ có lẽ sẽ khiến không ít người lớn suy nghĩ về thời gian dành cho mẹ. Ngày của Mẹ là một khoảng lặng để mỗi đứa con dành một lời chúc, một việc làm quan tâm đơn giản, sẽ khiến mẹ thêm ấm lòng.
Khi trưởng thành, ta dễ dàng mua cho mẹ một chiếc áo, một đôi giày đắt tiền. Nhưng, người mẹ dù không nói ra, vẫn luôn mong mỏi những đứa con dành sự quan tâm để hỏi dạo này mẹ có còn đau lưng khi trời trở gió, mái đầu của mẹ đã điểm những sợi tóc bạc. Bởi suy cho cùng, “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Điều kỳ diệu và điều khủng khiếp đều khó phai trong tâm hồn con trẻ
Viết về trẻ em là một "kênh" rất quan trọng đối với việc tuyên truyền nếp sống, nhân phẩm cho thế hệ trẻ. Bởi vì, trẻ em trong sáng, dễ đọc, dễ tin, dễ để những ấn tượng ban đầu hằn sâu trong tâm hồn và có thể hướng cách sống cách nghĩ sau này theo những ấn tượng ban đầu ấy.
Điều kỳ diệu và điều khủng khiếp có thể đều khó phai trong tâm hồn mỗi bạn đọc nhỏ tuổi.
Đưa tin về các vụ bạo hành hoặc xâm hại tình dục trẻ em, báo chí cần tránh tạo ra "nạn nhân kép".
Còn nhớ cũng tại Hội thảo "Đưa tin về trẻ em và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo" do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam, nhà báo Nguyễn Thị Nga (Đài PT-TH Bà Rịa - Vũng Tàu) đã kể một câu chuyện về nghề: " Khi thực hiện phóng sự về cuộc sống trẻ có HIV, tôi đã phỏng vấn người phụ nữ có lòng nhân ái nhận nuôi cháu bé có HIV. Chị tâm sự với tôi rất nhiều về cuộc sống, hoàn cảnh hiện tại của hai mẹ con và chị giấu điều này với mọi người xung quanh.
Chị đã tâm sự tất cả, chỉ có một đề nghị duy nhất là không phát băng ghi âm lời nói của chị lên sóng. Tuy nhiên, để phóng sự chân thực, sinh động, tôi đã sử dụng một đoạn ghi âm của chị, mặc dù đã giấu tên, địa chỉ của họ. Hơn tháng sau, tôi gọi điện hỏi thăm, được biết họ đã chuyển đi chỗ khác sinh sống vì hàng xóm biết cháu bé có HIV. Tôi vô cùng day dứt và hiểu ra rằng, thông tin là cần thiết, nhưng đạo đức của người làm báo cần phải đặt lên hàng đầu khi viết về trẻ em".
Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Phát triển cộng đồng và Công tác xã hội (Codes) trên 5 tờ báo mạng điện tử được xếp vào top 50 trang web được truy cập hàng đầu Việt Nam trong năm 2012 cho thấy trong các bài báo có nội dung không bảo đảm sự riêng tư của trẻ em, thì các em nữ là đối tượng chủ yếu (74%); 79% số trẻ em ở vùng khó khăn như miền núi và nông thôn; 39% số bài báo đăng ảnh của trẻ em trực diện khuôn mặt, vùng bị tổn thương, cùng với gia đình hoặc nhà cửa/trường học; 47% số bài báo cung cấp thông tin về bố mẹ hoặc người giám hộ. Thông tin về nơi ở của trẻ em được cung cấp cụ thể đến địa danh xã/phường/thị trấn (30%) và đến địa chỉ rõ ràng có thể tìm thấy được (thôn/xóm/đường: 41%)...
Trên thực tế, với sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet, hệ thống báo mạng điện tử và mạng xã hội đã làm thay đổi thói quen đọc báo của công chúng và cách làm báo truyền thống. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc đưa tin về trẻ em của nhà báo, khiến vấn đề đạo đức người làm báo trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Thực tiễn từ đời sống báo chí hiện nay cho thấy, thông tin tràn ngập trên Internet đôi khi đã lấy mất sự tỉnh táo cần thiết của nhà báo. Từ đó, vô hình trung các tác giả của bài báo đã vi phạm Công ước Quốc tế về quyền trẻ em mà nhiều người không hay biết.
Trong khi đó, viết về trẻ em là một "kênh" rất quan trọng đối với việc tuyên truyền nếp sống, nhân phẩm cho thế hệ trẻ. Bởi vì, trẻ em trong sáng, dễ đọc, dễ tin, dễ để những ấn tượng ban đầu hằn sâu trong tâm hồn và có thể hướng cách sống cách nghĩ sau này theo những ấn tượng ban đầu ấy. Điều kỳ diệu và điều khủng khiếp có thể đều khó phai trong tâm hồn mỗi bạn đọc nhỏ tuổi.
Do đó, đưa tin về trẻ em là một trong những thách thức không nhỏ đối với giới truyền thông. Câu hỏi được đặt ra là, khi đưa tin về trẻ em, các nhà báo cần tuân thủ những nguyên tắc gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các em? Đây không còn là câu hỏi mới, song nó luôn là thách thức lớn đối với các nhà báo.
Chính vì vậy, trong bất kỳ tình huống nào, nhà báo cần phải tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và phải có cái tâm khi hành nghề. " Nếu như khi chúng ta viết về trường hợp nào đó liên quan đến bạo lực tình dục mà trẻ em là nạn nhân thì hãy đặt vị trí em đó là con em chúng ta để thận trọng, không làm tổn thương nạn nhân thêm nữa. Viết về trẻ em - hãy thận trọng như viết cho chính con, em mình!", bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm CSAGA nhấn mạnh.
Dương Nhi
Theo baophapluat
10 tình huống dở khóc dở cười khi lì xì cho con trẻ, toàn những điều rất hay xảy ra và khiến cha mẹ phải méo mặt Dưới đây là những tình huống mọi người rất hay dễ bắt gặp khi lì xì Tết cho trẻ được chị Phan Hồ Điệp liệt kê. Bạn đã bao giờ chứng kiến hoặc chính bạn rơi vào những tình huống dở khóc dở cười dưới đây khi lì xì cho trẻ vào dịp tết: Bản thân mình cũng nhiều lúc cũng ngại ngùng...