Chia sẻ từ những người đã ly dị sẽ dạy bạn bài học đắt giá cho hôn nhân
Kinh nghiệm được từ những người từng bỏ nhau sẽ cho bạn một bài học sâu sắc để làm tốt hơn trong cuộc hôn nhân của mình.
Có rất nhiều cặp vợ chồng đã không thể đứng vững trước những khó khăn của hôn nhân và buộc phải ra tòa ly dị. (Ảnh minh họa)
Hầu hết các cuộc hôn nhân bắt đầu trong hạnh phúc. Khung cảnh ngày cưới lung linh, hoành tráng, tràn ngập niềm vui sẽ mở đầu cho một cuộc sống vợ chồng sau đó.
Tuy nhiên, hôn nhân không phải là sự hào nhoáng như ngày cưới đó. Đằng sau đám cưới rực rỡ là thực tế với nhiều bất cập, mâu thuẫn và nhiều khi là cả nỗi đau.
Có rất nhiều cặp vợ chồng đã không thể đứng vững trước những khó khăn của hôn nhân và buộc phải ra tòa ly dị. Ly hôn xảy ra vì nhiều lí do: tiền bạc, ngoại tình hay sự ích kỷ… Đáng buồn thay tình trạng ly hôn này lại ngày một nhiều.
Ngay cả việc ly hôn cũng kéo theo rất nhiều những rắc rối, khó khăn. Kinh nghiệm được từ những người từng bỏ nhau sẽ cho bạn một bài học sâu sắc để làm tốt hơn trong hôn nhân của mình:
Mặc dù cả hai không phải là người tham lam, nhưng khi quyết định ly hôn, vấn đề chia tài sản là điều đầu tiên mà mọi người phải nghĩ đến. Đã có rất nhiều cảnh tượng các cặp vợ chồng to tiếng, cãi vã, thậm chí là gào thét lên trước tòa để tranh giành thứ mà họ muốn.
Để chuyện tồi tệ này không xảy ra, ngay từ khi còn chung sống hạnh phúc với nhau, nếu khéo léo hai vợ chồng có thể tránh được điều này.
Chúng ta không chuẩn bị tinh thần cho việc ly hôn, nhưng khi đã là vợ chồng, cả hai nên có những thống nhất chung trong việc chi tiêu, mua sắm đồ đạc, tài sản…
Đừng tự ý quyết định mua những vật dụng có giá trị mà không bàn luận với bạn đời. Khi cả hai có sự thống nhất, đồng lòng, mọi sự phân chia sau này sẽ dễ dàng hơn.
Đừng tự ý quyết định mua những vật dụng có giá trị mà không bàn luận với bạn đời. Khi cả hai có sự thống nhất, đồng lòng, mọi sự phân chia sau này sẽ dễ dàng hơn. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Chia nợ
Có rất nhiều các cặp vợ chồng rơi vào tình cảnh phải trả nợ cho đối phương khi hai người ly hôn mặc dù khi còn chung sống họ hoàn toàn không hề biết đến chuyện nợ nần đó. Điều này tạo nên một tâm lí cực kì ức chế, gây ra những những tranh cãi.
Bài học cho hôn nhân mà bạn cần ghi nhớ là , công khai minh bạch với bạn đời về tài chính, trong đó bao gồm các khoản nợ. Dù cho đó là nợ từ thời sinh viên, nợ thế chấp hay thẻ tín dụng… Đừng che đậy vấn đề này mà hãy thẳng thắn với nhau.
Hai vợ chồng cần thiết lập một kế hoạch chi tiêu trong đó bao gồm cả tiền trả nợ. Điều quan trọng cần nhớ là đừng che giấu bất cứ điều gì về tài chính giữa hai vợ chồng.
Một phần của những cuộc hôn nhân đổ vỡ là sự chung sống tạm bợ, không có trách nhiệm của một hoặc cả hai vợ chồng. Do đó, nếu bạn không muốn hôn nhân của mình rơi vào bi kịch, cả hai nên ngồi xuống và vạch ra những điều cần thiết phải làm cho tương lai.
Các bạn có thể thống nhất với nhau về nơi sinh sống, khi nghỉ hưu… hay những việc đơn giản là sẽ đi du lịch vào thời điểm nào trong năm, cho con học trường gì… Lập kế hoạch tương lai là cách tốt nhất để hai vợ chồng có chung mục tiêu sống và cùng nhau phấn đấu vì nó.
Điều tồi tệ nhất là sống cùng nhau nhưng mỗi người một ý tưởng, một mục đích và “mạnh ai nấy sống”. Khi hai bạn không có sự thống nhất, không vì gia đình mà chỉ vì sở thích, tính toán của cá nhân thì chắc chắn hôn nhân sẽ đổ vỡ mà thôi.
Lập kế hoạch tương lai là cách tốt nhất để hai vợ chồng có chung mục tiêu sống và cùng nhau phấn đấu vì nó. (Ảnh minh họa)
Theo thống kế, phần lớn những cuộc ly dị bắt nguồn từ việc trách nhiệm và nghĩa vụ nuôi dạy con cái, những mâu thuẫn xảy ra trong quá trình này.
Con cái là một niềm hạnh phúc của tất cả các bậc làm cha làm mẹ, nhưng không phải ai cũng làm tròn vai trò của mình. Khi một trong hai người vô tâm không hỗ trợ đối phương trong việc chăm sóc con cái, tình cảnh ly hôn hoàn toàn có thể xảy ra.
Từ lời khuyên của những người đã trải qua thất bại trong hôn nhân, ngay từ khi còn chung sống, bạn nên lên kế hoạch về thời gian dành cho con cái của hai vợ chồng. Hãy yêu cầu đối phương làm gì, mỗi ngày chơi với con, chăm sóc con ra sao…
Những trách nhiệm về kinh tế, nuôi dạy, chỉ bảo con thuộc về cả hai người… Đừng âm thầm chịu đựng và làm tất cả, cũng đừng bỏ mặc nó cho người kia… tất cả những suy nghĩ đó sẽ gây ra sự đổ vỡ.
Phải lắng nghe kinh nghiệm, sự hối tiếc của những người đã từng đi qua sự đổ vỡ trong hôn nhân bạn mới nhận ra rằng, có rất nhiều điều tồi tệ có thể né tránh được nếu ngay từ khi còn hạnh phúc bạn biết cách kiểm soát và xây dựng nó.
Theo Eva
Mẹ vợ mất hai chị dâu không rơi một giọt nước mắt nào, đến khi chia tài sản thì thay đổi hẳn thái độ
Mọi chi tiêu trong nhà đều trông chờ vào đồng lương của tôi, kinh tế sa sút nhưng vợ chồng tôi vẫn đối xử với mẹ rất tốt, có gì ngon đều nhường hết cho mẹ.
Mẹ vợ có 3 người con, 2 người con trai và vợ tôi là con út, hai anh kia đi làm ăn xa vài năm mới về thăm mẹ một lần, còn vợ chồng tôi thì ở chung với mẹ vợ. Vợ chồng tôi cũng nhiều lần muốn ra ngoài để sống cho thoải mái, nhưng mấy người anh vợ khuyên:
- Các anh ở xa ai cũng có cơ ngơi của mình rồi sau này không về quê nữa, mảnh đất đấy sau này bà mà mất không ai ở nữa sao cô chú không ở mà còn đòi đi đâu nữa. Với lại sau này bà già rồi có cô chú chăm sóc bọn anh ở xa cũng yên tâm công tác.
Nghe những lời các ông anh vợ nói tôi thấy cũng hợp lý, nên yên tâm xây dựng nhà cửa khang trang trên miếng đất của mẹ vợ. Nhà vừa xây xong chưa được bao lâu thì mẹ vợ bị ngã hậu quả để lại là liệt phần dưới, mới xây nhà xong không có tiền khiến chúng tôi phải chạy khắp nơi vay mượn thậm chí phải đi vay nóng để chạy chữa cho mẹ vợ.
Vợ chồng tôi yên tâm xây dựng nhà cửa khang trang ngay trên miếng đất của mẹ vợ (Ảnh minh họa)
Hai anh trai cũng về thăm mẹ nhưng cũng chỉ biếu thuốc thang thôi chứ tiền thì không chi ra một xu, nhiều lần vợ tôi muốn nhắc các anh phải có trách nhiệm chữa trị cho mẹ nhưng tôi gạt đi và bảo mình ở trên đất của tổ tiên phải có trách nhiệm nuôi mẹ.
Nhiều lúc thuốc thang cho bà túng quá, chủ nợ đến đòi nữa tôi muốn bán đi một suất đất để bù chi phí nhưng sợ mang tiếng nên lại thôi. Từ khi mẹ vợ nằm liệt giường vợ tôi không làm trong công ty nữa mà ở nhà làm việc vặt để tiện chăm bà.
Mọi chi tiêu trong nhà đều trông chờ vào đồng lương của tôi, kinh tế sa sút nhưng vợ chồng tôi vẫn đối xử với mẹ rất tốt, có gì ngon đều nhường hết cho mẹ. Vợ chồng tôi đau có thể nhịn thuốc nhưng với mẹ vợ thì chúng tôi luôn đáp ứng đầy đủ.
Với sự chăm sóc tận tình của vợ chồng tôi mẹ vẫn chẳng thể đi lại được mà cứ vài ngày bà đau quá không chịu nổi lại phải nhập viện. Cho đến một ngày sức khỏe suy giảm trầm trọng không chống nổi bệnh tật bà qua đời ngay trong bệnh viện khiến vợ chồng tôi đau đớn đến tột cùng. Tuy là con rể nhưng tôi thương mẹ lắm, mẹ hiền lành thương yêu các cháu và sống rất có tình. Vừa đưa tang mẹ xong sẵn có đầy đủ anh em trong họ tộc hai anh trai của vợ tuyên bố:
- Mẹ mất rồi miếng đất này ngay cạnh mặt đường rất có giá hai anh em tôi định bán nó đi, cô chú kiếm miếng đất khác mà làm nhà, ngôi nhà này cô chú xây dựng nên thì chúng tôi sẽ đền bù theo giá thị trường.
- Ơ sao anh bảo vợ chồng em xây nhà và ở lại chăm sóc mẹ còn các anh sẽ không đụng vào miếng đất này nữa mà.
- Ngày đấy đất có vài chỉ vàng còn bây giờ cả trăm cây vàng sao lại lỡ để cho người ngoài xơi ngon lành được.
- Anh bảo em là người ngoài vậy khi mẹ ốm liệt 4 năm trời 2 anh có bỏ ra đồng nào không? Các anh về thăm có 1 lần, có bữa nào xúc cho mẹ thìa cơm chưa, các anh đừng cậy mình là anh có quyền phải nghĩ đến chữ tình chứ. Anh biết vợ chồng em bao lần phải khóc vì mệt mỏi túng quẫn vì không có tiền đóng học cho con tất cả dành hết cho mẹ đấy anh có hiểu không?
- Nếu như những lời nói của chú là thật thì anh em tôi sẽ để lại cho cô chú một suất phần còn lại chúng tôi sẽ bán hết.
(Ảnh minh họa)
Trong khi tôi nóng mặt tranh cãi tay đôi với hai ông anh còn các bác trong họ thì cứ đứng nhìn họ chẳng nói năng gì mà hình như họ ủng hộ hai người anh trai vợ thì đúng hơn. Còn vợ tôi cứ im lặng thỉnh thoảng lại khóc thút thít không có ý kiến gì khiến tôi chỉ là chàng rể như bị đuối lý. Đến khi hai anh trai đòi sổ đỏ thì vợ tôi mới lên tiếng:
- Mẹ biết sau khi mẹ chết đi hai anh sẽ về đòi đất nên bà đã chôn sổ đỏ rồi đến em cũng chẳng biết, còn đây là tờ di chúc mẹ để lại đã có chữ ký của chính quyền các anh đọc lại đi.
Trong di chúc bà đã để lại toàn bộ đất cho vợ chồng tôi cai quản và không ai có quyền bán. Đọc xong di chúc hai ông anh không nói được lời nào thì chị dâu hai nhảy vào cuộc:
- Theo luật thừa kế thì miếng đất này hai anh vẫn có phần nên cứ chia ba cho xong không cần sổ đỏ cũng được. Lần này mà không bán được đất thì chắc bọn nợ nó đến siết nhà vợ chồng mình thôi.
Hai bà chị thi nhau xúi giục hai anh đứng lên đòi quyền lợi, khi mẹ mất thì không thấy hai chị dâu rơi một giọt nước mắt nào vậy mà bây giờ hai chị lại ngồi khóc lóc vật vã bắt chồng giành lại miếng đất của tổ tiên chứ không để cho chàng rể quản lý được. Cuộc xung đột đất đai chỉ dừng lại khi ông trưởng tộc lên tiếng:
- Nếu di chúc đã có thì các anh các chị cứ theo di chúc mà thực hiện đừng làm khác kẻo mẹ các anh các chị ở dưới cửu tuyền không siêu thoát được thì lúc đó bà về hỏi tội thì cả núi tiền cũng chẳng chuộc lại được đâu.
Bà chị cả vênh mặt cãi và mắng ông trưởng tộc bằng những từ tục tữu vô lễ, khiến cho mọi người đổ dồn ánh mắt về chị ta và anh cả xấu hổ quá vội lôi vợ ngồi xuống. Cuối cùng các anh chị đã đi hết rồi, vợ chồng tôi vẫn giữ được ngôi nhà tôi thầm cảm ơn tờ di chúc mà mẹ vợ đã để lại nếu không chắc giờ này cả nhà chúng tôi đang lang thang trên đường không biết đi đâu về đâu.
Theo Ngoisao
Cách trả thù chồng ngoại tình đơn giản nhất là... Chị muốn anh ta hiểu cái giá phải trả khi bội bạc đắt đỏ đến mức anh ta đừng hòng mưu cầu nổi. Chị cười khinh, cách trả thù chồng ngoại tình đơn giản nhất không phải là cứ ly hôn liền cho họ hả dạ, mà là... Người đàn bà ngồi trước mặt chị, phấn son vốn đã không còn, lụa là...