Chia sẻ kinh nghiệm xử lý nợ xấu và củng cố an ninh tài chính châu Á
Năm nay, hội nghị thường niên IPAF sẽ thông qua việc kết nạp thành viên mới là Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Sáng 13/11, Bộ Tài chính tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị thường niên và hội nghị quốc tế Diễn đàn các Công ty quản lý tài sản công quốc tế (IPAF) lần thứ 4.
Theo đó, ngày 14 – 15/11/2018, tại Hà Nội, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) phối hợp Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tổ chức Hội nghị thường niên và Hội nghị quốc tế Diễn đàn các Công ty quản lý tài sản công quốc tế (IPAF) lần thứ 4 với chủ đề “Củng cố an ninh tài chính Châu Á và giải pháp thực hiện”.
Toàn cảnh họp báo
Theo ông Phạm Mạnh Thường, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam, hội nghị thường niên Diễn đàn IPAF 2018 được tổ chức vào ngày 14/11 là hoạt động nội bộ giữa các thành viên Diễn đàn IPAF và ADB. Tại hội nghị, các thành viên Diễn đàn và Ban Thư ký IPAF báo cáo kết quả hoạt động trong năm vừa qua, thống nhất nội dung chương trình nghị sự của Hội thảo quốc tế và đưa ra tuyên bố chung cho hoạt động của IPAF trong nhiệm kỳ mới.
Năm nay, Hội nghị thường niên Diễn đàn IPAF 2018 sẽ chính thức thông qua việc kết nạp thành viên mới là Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Video đang HOT
Vào ngày 15/11, sẽ diễn ra Hội nghị quốc tế Diễn đàn IPAF 2018 với chủ đề “Củng cố an ninh tài chính Châu Á và giải pháp thực hiện”. Tại hội nghị này, các diễn giả, chuyên gia quốc tế, chuyên gia trong nước, đại diện các thành viên IPAF sẽ tập trung vào việc bàn thảo, chia sẻ và trao đổi 4 nội dung quan trọng như: tình hình kinh tế – tài chính châu Á; an ninh tài chính châu Á, tình hình và cơ chế xử lý nợ xấu; thị trường xử lý nợ châu Á: cơ hội và thách thức; nhân tố ảnh hưởng và xu hướng thị trường xử lý nợ Châu Á. Qua đó, làm cơ sở để các quốc gia thành viên xây dựng kế hoạch phát triển thị trường mua bán nợ và quản lý tài sản nhà nước một cách hiệu quả trong thời gian tới. Đồng thời, đưa ra các khuyến nghị chính sách với Chính phủ về những vấn đề liên quan đến xử lý nợ/tài sản xấu, tăng cường an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế quốc gia và khu vực.
Diễn đàn IPAF là sáng kiến được đề xuất tại Hội nghị quốc tế về phát triển ngành tài chính toàn cầu do Bộ Tài chính Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á và Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) tổ chức tại Hà Nội năm 2012.
Tính đến nay, IPAF có 13 thành viên, gồm 9 thành viên chính thức và 4 thành viên liên kết; trong đó thành viên chính thức là những AMC công do nhà nước làm chủ sở hữu và được Chính phủ sử dụng như là công cụ kinh tế để xử lý nợ/tài sản xấu. Thành viên liên kết là những tổ chức liên quan không nhất thiết phải hoạt động dưới hình thức AMC./.
Cẩm Tú/VOV.VN
Khai thác hàng tấn vàng, "đại gia vàng" Bersa Gold vẫn lỗ nặng và ngập trong nợ thuế
Hai công ty vàng quy mô lớn nhất hiện nay đều thuộc Tập đoàn Besra Gold. Dù khai thác, bán đi nhiều tấn vàng nhưng 2 đơn vị này lại báo lỗ và nợ thuế đầm đìa, trong đó 1 doanh nghiệp đã dừng hoạt động.
Công nhân sản xuất vàng (Ảnh: Tri Thức Trẻ)
Nợ thuế đầm đìa
Cty vàng Phước Sơn nợ thuế khủng lên tới 314 tỉ đồng.
Theo Cục thuế Quảng Nam, hai Cty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu chây ỳ nộp thuế nhiều năm qua, tính đến nay nợ thuế và tiền phạt nộp chậm tổng cộng đến 410 tỉ đồng. Trong đó, Cty vàng Phước Sơn nợ 314 tỉ đồng, Cty vàng Bồng Miêu nợ 96 tỉ đồng.
Thời kỳ hoàng kim, các doanh nghiệp khai thác vàng từng lãi cả chục triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, khi giá vàng lao dốc kể từ năm 2013, các công ty của Besra cũng tụt dốc không phanh.
Hoạt động của 2 công ty vàng Bồng Miêu và Phước Sơn đã bị đình đốn từ giữa năm 2014 do thiếu vốn hoạt động.
Cty vàng Phước Sơn thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu vốn sản xuất, nợ thuế. Ngày 30.6.2014, lỗ lũy kế của công ty ở mức gần 16 triệu USD (vốn điều lệ 5 triệu USD), nợ ngắn hạn hơn 60,5 triệu USD, vượt 39 triệu USD so với tài sản ngắn hạn.
Năm 2018, theo Cục thuế Quảng Nam, công tác thu nợ thuế đối với Cty vàng Phước Sơn đã đạt được 199 tỉ đồng, tăng so dự toán 195 tỉ đồng. Đồng thời doanh nghiệp này đang tiến hành tái cơ cấu để tiến hành sản xuất trong năm 2018.
Đối với Cty vàng Bồng Miêu, trong năm 2015, công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, nhiều lúc ngừng việc và cho nhân viên nghỉ chờ việc. Đến 30.6.2014, Cty vàng Bồng Miêu đã lỗ lũy kế tới 30,1 triệu USD (674 tỉ đồng); nợ ngắn hạn lên đến 1.144 tỉ đồng, vượt 856 tỉ so với tài sản ngắn hạn. Hiện tại, công ty đã ngừng hoạt động.
Khai thác trái phép
Cty vàng Bồng Miêu dù hết giấy phép nhưng vẫn ngang nhiên khai thác.
Trong quá trình hoạt động, Cty vàng Bồng Miêu mặc dù hết giấy phép hoạt động nhưng vẫn ngang nhiên tổ chức khai thác.
Cụ thể tháng 3.2016, Cty vàng Bồng Miêu đã bị Công an tỉnh Quảng Nam mời làm việc để hướng dẫn các thủ tục xin gia hạn và tìm cách giải quyết khoản nợ tiền thuế, nhưng phía công ty đã không thiện chí, chỉ cử những người không đúng trách nhiệm như phiên dịch chẳng hạn đến làm việc và không chấp hành các văn bản của tỉnh về ngừng hoạt động khi hết phép vào tháng 3.2016.
Do đó, ngày 26.5, UBND tỉnh ban hành Công văn số 222/TB-UBND, yêu cầu công ty dừng mọi hoạt động khai thác. Tiếp đó, ngày 14.6, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản cũng đã có công văn số 1522/ĐCKS-KS khẳng định: Không có cơ sở pháp lý để công ty tiếp tục khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, công ty này vẫn bất chấp yêu cầu của các cơ quan chức năng, ngang nhiên khai thác khoáng sản. Đoàn kiểm tra phát hiện dây chuyền, bánh khoáy vẫn đang hoạt động, máy nghiền bi mới dừng hoạt động (còn nóng), một xe ủi có dấu hiệu mới dừng hoạt động. Tại hầm lò ở khu vực núi Kẽm, có xe múc đang hoạt động, có xe vận chuyển quặng trong hầm lò ra bãi kết, hệ thống quạt thông gió đang hoạt động, nước trong mỏ chảy ra có màu đục...
PD
Theo laodong.vn
HDBank có dịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc toàn cầu Tiếp nối những giải thưởng uy tín trong và ngoài nước, mới đây, HDBank tiếp tục được Ngân hàng J.P Morgan Chase trao tặng Giải MT202 STP Award, ghi nhận tỷ lệ xử lý điện thanh toán quốc tế của HDBank đạt chuẩn xuất sắc toàn cầu. Giải thưởng MT202 STP được J.P Morgan Chase trao dựa trên số lượng giao dịch điện...