Chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận các cơ hội hợp tác giữa thanh niên ASEAN, ASEAN và đối tác
Hội nghị Lãnh đạo thanh niên ASEAN là sáng kiến do Trung ương Đoàn – Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam đề xuất, nhằm tạo cơ hội cho lãnh đạo thanh niên các nước ASEAN trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận các cơ hội hợp tác giữa thanh niên ASEAN, ASEAN và đối tác trong giai đoạn tới.
Ngày 03/11, Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trực tuyến Lãnh đạo thanh niên ASEAN bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37.
Đây là sáng kiến do Trung ương Đoàn – Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam đề xuất, thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Kế hoạch hoạt động Thanh niên ASEAN giai đoạn 2016 – 2020; tạo cơ hội cho lãnh đạo thanh niên các nước ASEAN trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận các cơ hội hợp tác giữa thanh niên ASEAN, ASEAN và đối tác trong giai đoạn tới; thống nhất thông qua Tuyên bố chung lãnh đạo thanh niên ASEAN để trình lãnh đạo cấp cao ASEAN ghi nhận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và đóng góp vào thành công chung của năm Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 cũng như khẳng định sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trong hợp tác ASEAN.
Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn phát biểu khai mạc
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo cấp bộ các cơ quan được Chính phủ các nước phân công phụ trách công tác thanh niên, hợp tác thanh niên ASEAN, ASEAN ; lãnh đạo cấp cao phụ trách công tác thanh niên của các nước tham dự Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn nêu rõ, cùng với sự phát triển của Cộng đồng ASEAN, các nước ASEAN trong thời gian qua đã không ngừng quan tâm, đầu tư mạnh mẽ cho sự phát triển của thanh niên. Nhiều nước đã ban hành các luật, chính sách, chiến lược phát triển thanh niên, đầu tư cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện cho thanh niên ASEAN được giáo dục toàn diện, phát triển cả về tri thức, kĩ năng và thể chất, nâng cao khả năng có việc làm, có môi trường lập thân, lập nghiệp thuận lợi. Với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên yếu thế cơ hội phát triển đã được chính phủ các nước ASEAN ban hành và triển khai rộng khắp. Chỉ số phát triển thanh niên ASEAN với các tiêu chí về giáo dục, sức khỏe, việc làm, khởi nghiệp và sự tham gia của thanh niên trong công tác xã hội đã có sự cải thiện mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua.
Với số lượng gần 220 triệu người, thanh niên chiếm một phần ba dân số ASEAN, là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và sự lớn mạnh không ngừng của Cộng đồng ASEAN. Triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, Kế hoạch hoạt động thanh niên ASEAN giai đoạn 2016-2020, trong những năm qua, các cơ quan, tổ chức thanh niên ASEAN đã không ngừng nỗ lực trong việc tổ chức hàng trăm diễn đàn, chương trình, hội nghị và các hoạt động phối hợp đem lại lợi ích thiết thực cho tất cả các đối tượng thanh niên, từ sinh viên, nhà khoa học trẻ, nhà báo trẻ, thanh niên tình nguyện, thanh niên công nhân, doanh nhân trẻ, công chức trẻ đến chính trị gia trẻ.
Năm 2020 là một năm đặc biệt với ASEAN khi đánh dấu 05 năm Cộng đồng ASEAN được chính thức hiện thực hóa và đánh dấu một nửa chặng đường tiến tới Tầm nhìn ASEAN 2025. Năm 2020 cũng là một năm đặc biệt theo một hướng khác khi đại dịch COVID-19 xuất hiện và tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế – xã hội của các quốc gia trong khu vực và thế giới. Vượt qua những khó khăn chưa từng thấy do đại dịch mang lại, thanh niên ASEAN đã thể hiện được tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, đồng thời cùng đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để góp phần ngăn chặn bệnh dịch, khôi phục sản xuất, kinh doanh, qua đó dần đem lại sự ổn định kinh tế – xã hội tại mỗi quốc gia và cả khu vực.
Video đang HOT
Quang cảnh Hội nghị tại Hà Nội
Trong khuôn khổ Hội nghị, lãnh đạo thanh niên các nước ASEAN đã trao đổi, thảo luận các nội dung liên quan đến phát triển thanh niên, hợp tác thanh niên ASEAN, các cơ hội tăng cường hợp tác thanh niên trong thời gian tới như: đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hoạt động thanh niên ASEAN giai đoạn 2016-2020 và các nội dung trọng tâm của Kế hoạch hoạt động thanh niên ASEAN giai đoạn 2021-2025; về giai đoạn 2 khảo sát Chỉ số phát triển thanh niên ASEAN; về việc tăng cường hợp tác thanh niên ASEAN trong giai đoạn tới, đặc biệt trong những lĩnh vực như thanh niên tình nguyện, thanh niên khởi nghiệp và phát triển kĩ năng thanh niên đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; về thanh niên ASEAN vượt qua những khó khăn, thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra và nắm bắt những cơ hội mang lại từ trạng thái bình thường mới sau COVID-19.
Đại diện cho đoàn Việt Nam phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam khẳng định niềm vinh dự khi Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020 đồng thời cho biết, Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam, Trung ương Đoàn đã quyết tâm triển khai chuỗi 6 hoạt động lớn của thanh niên ASEAN trong năm 2020 đa dạng trong lĩnh vực và đối tượng như lãnh đạo trẻ, sinh viên, doanh nhân trẻ, nhà khoa học trẻ, nhà ngoại giao trẻ và thanh niên tình nguyện.
Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác thanh niên ASEAN trong thời gian tới, Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam, Trung ương Đoàn nhất trí với nội dung phát biểu của các vị bộ trưởng, đại diện lãnh đạo cấp cao thanh niên các nước đồng thời đề xuất: các nước cùng thúc đẩy hợp tác thanh niên ASEAN, ASEAN 3 dựa trên 5 nhóm mục tiêu chính trong Kế hoạch hoạt động Thanh niên ASEAN giai đoạn 2021 – 2025; trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp và ASEAN đang xây dựng Kế hoạch tổng thể phục hồi sau COVID-19, đề nghị các bộ, cơ quan thanh niên các nước tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, phát huy tinh thần hợp tác trong việc thực hiện Kế hoạch phục hồi sau COVID-19, góp phần ngăn chặn bệnh dịch, phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, phục hồi sản xuất, kinh doanh; tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về Cộng đồng ASEAN trong thanh niên các nước…
Kết thúc Hội nghị, lãnh đạo thanh niên các nước ASEAN thông qua Tuyên bố chung lãnh đạo thanh niên ASEAN với chủ đề “Tăng cường hợp tác thanh niên vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” trình lãnh đạo cấp cao ASEAN ghi nhận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37.
Việt Nam luôn tích cực, trách nhiệm và chủ động trong ASEAN
ASEAN luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020 hay với vai trò là thành viên Hiệp hội, Việt Nam luôn tích cực, trách nhiệm và chủ động trong ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Tuấn Anh)
Thích ứng, chủ động và linh hoạt trước nhiệm vụ
Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN trong một năm tương đối đặc biệt khi cả thế giới phải chống chọi với "kẻ thù chung" mang tên Covid-19.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN Việt Nam, Việt Nam đề xuất chủ đề ASEAN 2020 "Gắn kết và Chủ động thích ứng" trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19. Việt Nam nhận thấy thời điểm hiện nay, định hướng lớn nhất của ASEAN là đoàn kết và gắn bó với nhau. Sự gắn kết là nhân tố tất yếu dẫn đến sự thành công của cộng đồng ASEAN. Đồng thời, muốn thành công hơn nữa trong một môi trường đang biến đổi rất mạnh mẽ và đặt ra nhiều thách thức mới cho ASEAN, việc chủ động thích ứng với tình hình đang thay đổi là hết sức cần thiết.
Không được đoán định từ trước, thách thức đầu tiên của ASEAN sau khi chủ đề ASEAN 2020 được đưa ra là sự bùng phát của dịch Covid-19, cho thấy chủ đề của Việt Nam là rất đúng. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, trong thời gian qua, hợp tác của ASEAN theo tinh thần "gắn kết và chủ động thích ứng" đã giúp ASEAN vững vàng để ứng phó với dịch Covid-19, trở thành hình mẫu của thế giới về ứng phó với dịch bệnh.
Trên thực tế, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn nhiều hoạt động, chương trình đã được ASEAN nhất trí và đưa vào kế hoạch, trong đó có các hoạt động trong khuôn khổ Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Tiến độ triển khai các ưu tiên hợp tác cũng bị ảnh hưởng.
"Trong bối cảnh đó, Việt Nam, trong cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, đã linh hoạt chuyển hướng, đồng thời có những điều chỉnh cần thiết và kịp thời đối với kế hoạch tổ chức các hoạt động nói trên. Phải nói rằng, việc điều chỉnh này là quyết định hết sức khó khăn nhưng chúng ta quyết tâm làm và được các nước ủng hộ", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Vai trò và đóng góp của Việt Nam, Chủ tịch ASEAN 2020 đối với nỗ lực hợp tác chung của khu vực chống dịch Covid-19 được Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khái quát qua ba từ khóa: Thích ứng, Chủ động và Linh hoạt.
Thích ứng thể hiện ở khía cạnh trong tình hình khẩn cấp xảy ra, Việt Nam nhanh chóng xác định cần chuyển trọng tâm hoạt động trong ASEAN, theo đó Việt Nam phối hợp với các nước ASEAN tập trung vào hợp tác ứng phó dịch bệnh, coi đây là ưu tiên hàng đầu của ASEAN trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam chủ động đề xuất và điều phối nỗ lực hợp tác trong ASEAN và với các đối tác. Trong nội bộ ASEAN, trước khi Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố Covid-19 là đại dịch, Việt Nam đã chủ động và kịp thời ra Tuyên bố Chủ tịch về ứng phó của ASEAN với dịch bệnh Covid-19, sớm triệu tập Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN, đề xuất thành lập và họp Nhóm Công tác liên ngành (cấp Thứ trưởng) của Hội đồng Điều phối ASEAN về ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp...
Trước việc không thể áp dụng phương thức truyền thống là gặp gỡ và họp trực tiếp do dịch bệnh, Việt Nam tổ chức nhiều cuộc điện đàm giữa các nhà lãnh đạo và tận dụng nền tảng công nghệ thông tin, linh hoạt thúc đẩy tổ chức nhiều cuộc họp trực tuyến trong ASEAN cũng như với các đối tác, góp phần duy trì kết nối, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, phản ứng nhanh và kịp thời để giải quyết vấn đề cấp thiết chung của khu vực.
Hiện nay, khi vấn đề phục hồi sau đại dịch Covid-19 được bàn luận rộng rãi, Thứ trưởng nhấn mạnh các biện pháp phục hồi ASEAN cần phù hợp với các giai đoạn ngắn hạn-trung hạn-dài hạn, cũng như phải cân bằng được mục tiêu kép...
Lễ ra mắt sách "25 năm Việt Nam tham gia ASEAN qua góc nhìn của người trong cuộc", ngày 28/7 tại Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)
Vững vàng, tự tin trong ASEAN và hội nhập
Năm 2020 đánh dấu tròn 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2020). Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định rằng, 25 năm qua đã chứng kiến sự thay đổi và chuyển biến hết sức mạnh mẽ của cả ASEAN và Việt Nam.
Theo đó, ASEAN, từ một tổ chức được lập ra trong nghi kỵ, đối đầu ở khu vực, đã trở thành một tổ chức khu vực thành công năng động và sáng tạo với tiềm năng kinh tế đứng thứ năm thế giới và thu hút được sự quan tâm và hợp tác của cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam từ một nước có nền kinh tế bao cấp và lạc hậu đã trở thành một nước có thu nhập trung bình với nền kinh tế thị trường năng động và đang tích cực hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới. Sau những bước ban đầu còn chập chững, Việt Nam nay đã là một thành viên chủ động, tích cực và trách nhiệm, chung tay cùng các nước thành viên ASEAN khác ứng phó với các thách thức đang nổi lên cũng như đóng góp xử lý những vấn đề chiến lược liên quan đến hòa bình, phát triển, thịnh vượng của ASEAN; qua đó, góp phần thúc đẩy vị thế của ASEAN cũng như vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
Thứ trưởng nhấn mạnh, gia nhập ASEAN mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích quan trọng. Thứ nhất, tham gia ASEAN giúp Việt Nam có điều kiện để phát triển nhanh, vững chắc: có một môi trường hòa bình, ổn định để tập trung cho phát triển; mở rộng quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, các đối tác lớn, quan trọng; mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển đất nước; hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế.
Thứ hai, là thành viên ASEAN góp phần nâng cao năng lực cho Việt Nam, theo đó để hội nhập với ASEAN và thế giới, Việt Nam tiến hành đổi mới, hoàn thiện thể chế theo hướng phù hợp hơn với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; Việt Nam đẩy mạnh nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành trong các hoạt động quốc tế và đa phương.
Thứ ba, tư cách là thành viên ASEAN góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như giúp Việt Nam tự tin tham gia vào các sân chơi quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực không chỉ của ASEAN mà của cả cộng đồng quốc tế. Từ chỗ chỉ tham gia, nay Việt Nam đã đủ vững vàng, tự tin tham gia hội nhập quốc tế, đóng góp thực chất vào các công việc chung của thế giới.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng họp trực tuyến ASEAN hợp tác hậu Covid-19, ngày 30/7. (Ảnh: Tuấn Anh)
Song song với đó, theo Thứ trưởng, trong 25 năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp rất quan trọng cho ASEAN.
Thứ nhất, là một nước tầm trung trong khu vực, với dân số đứng thứ ba, diện tích đứng thứ tư ở Đông Nam Á, việc Việt Nam tham gia ASEAN đã giúp cho tổ chức này lớn mạnh về tiềm lực, phạm vi cũng như vững mạnh về tổ chức, giúp ASEAN trở thành một tổ chức vững mạnh, chấm dứt những nghi kỵ, chia rẽ, đối đầu, mở ra một thời kỳ phát triển mới của hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Thứ hai, Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp vào xây dựng định hướng phát triển và các quyết sách lớn của ASEAN, trong đó có thể kể đến Hiến chương ASEAN, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các Kế hoạch Tổng thể kèm theo, Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI)...
Thứ ba, thời gian qua Việt Nam đã có đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào việc triển khai thực hiện các quyết định chung của ASEAN. Việt Nam tham gia triển khai đầy đủ và sâu rộng hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực chính trị- an ninh, văn hóa- xã hội và kinh tế cũng như chủ trì tổ chức sự kiện có liên quan theo nghĩa vụ thành viên. Việt Nam là một trong số những nước đạt tỷ lệ thực thi cao các chương trình, biện pháp liên kết kinh tế của ASEAN.
Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, chỉ ba năm sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ sáu tại Hà Nội (12/1998), hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010, tạo tiền đề quan trọng cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đóng góp vào việc hình thành, củng cố, phát triển các thể chế do ASEAN thành lập và dẫn dắt. Có thể kể đến quyết định mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS) để kết nạp thêm Mỹ và Nga, lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM ), vận động để đại diện cho ASEAN dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Hàn Quốc và Canada...
Khả năng hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản là vô hạn Thông tin tại buổi họp báo tối ngày 19/10, ông Yoshida Tomoyuki, người phát ngôn của Thủ tướng Nhật Bản cho biết, Thủ tướng Suga Yoshihide khẳng định, quan hệ hợp tác Việt- Nhật là vô hạn. Ông Yoshida Tomoyuki - người phát ngôn của Thủ tướng Nhật Bản tại buổi họp báo. Ảnh: LV Theo ông Yoshida Tomoyuki, Thủ tướng Nhật Bản...